TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH
1. Khái niệm tự kỷ
Tự kỷ là một đạng rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện điển hình trong 3 năm đầu đời (Hiệp hội tâm thần Mỹ, 2000) Biểu hiện sự khiếm khuyết 3 lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp, các dạng lặp đi lặp lại của hành vi.
1. Nguyên nhân gây ra tự kỷ
Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây ra hội tự kỷ, nhưng vẫn chưa có một nguyên nhân nào được coi là nguyên nhân chính thức gây ra bệnh này. Vấn đề này vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
– Cấu tạo khác thường của bộ não:
+ Các thùy trán nơi bắt nguồn cho sự suy luận cấp cao phồng to lên nhiều chủ yếu là thừa chất trắng chứa mớ dây thần kinh não. Não của người tự kỉ phát triển nhanh bất thường đến khoảng 2 tuổi và có hiện tượng viêm mãn tính; 4 tuổi trẻ tự kỷ đã có bộ não với kích thước của trẻ bình thường 13 tuổi đặc biệt ở trẻ nữ.
+ Thể chai teo nhỏ, giải mô não này kết nối hai bán cầu não trái và phải. Hoạt động phối hợp giữa các vùng khác nhau của trẻ tự kỷ rất kém.
– Gen và di truyền:
+ Gần đây có những nghiên cứu cho rằng gen có ảnh hưởng tới chứng tự kỷ. Cụ thể, họ cho rằng người mắc tự kỷ gặp trục trặc với các gen X, gen số 15, gen 11. Tuy nhiên mối liên hệ giữa các gen này với chứng tự kỷ vẫn chưa thực sự rõ ràng.
+ Về tính di truyền, các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh đôi cùng trứng có nguy cơ cùng mắc bệnh tự kỷ là 36%, tỷ lệ này ở sinh đôi khác trứng thấp hơn nhiều. Ở những trẻ là anh (chị) em ruột có nguy cơ cao hơn khoảng 50 – 100 lần so với người bình thường.Có khoảng 2 – 3 % trẻ có anh (chị) em ruột mắc tự kỷ cũng mắc chứng này. Một tỉ lệ rất nhỏ các em trẻ khác dù không có kết luận mắc tư kỷ nhưng vẫn có một vài biểu hiện suy giẩm khả năng về ngôn ngữ hay giao tiếp…
– Vắc-xin và tự kỷ:
Thực tế, qua nghiên cứu các nhà khoa học khẳng định không có bằng chứng xác thực nào về mối liên hệ giữa vắcxin với tự kỷ.Một số trẻ có các biểu hiện của tự kỷ không điển hình sau khi tiêm vắcxin nhưng thường trẻ sẽ phục hồi sau một thời gian.
– Các yếu tố môi trường sống:
Vào những năm 50, 60 của thế kỉ XX có lý thuyết cho rằng trẻ mắc tự kỷ là do cách chăm sóc con cái không hợp lí. Trẻ có thể bị bỏ bê một mình hoặc trẻ được chăm sóc một cách thái quá nên không có cơ hội hoạt động trí tuệ, học ngôn ngữ, giao tiếp và tiếp xúc xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay cho thấy không phải như vậy, cách chăm sóc trẻ không khoa học chỉ là tác nhân thuận lợi làm cho chứng tự kỷ trở nên nặng ơn.Điều này cũng lưu ý các bậc phụ huynh nên quan tâm thường xuyên hơn đến trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển tố cả về thể chất, trí tuệc và cảm xúc.
– Hàm lượng kim loại cao trong máu:
+ Có nghiên cứu cho rằng sự nhiễm độc kim loại nặng như thủy ngân, chì…trong máu dẫn đến trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên vẫn chưa có chứng cứ khoa học xác định giả thuyết này.
+ Hiện nay, một số cha mẹ cho con theo chương trình tẩy độc và có kết quả tốt ở một số trẻ.
2. Phân loại tự kỷ
Theo thời điểm mắc tự kỷ
– Tự kỷ điển hình, hay tự kỷ bẩm sinh: triệu chứng tự kỷ xuất hiện dần dần trong ba năm đầu.
– Tự kỷ không điển hình hay tự kỷ mắc phải: trẻ phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp bình thường trong 3 năm đầu, sau đó triệu chứng tự kỷ xuất hiện dần dần và có sự thoải triển về ngôn ngữ, giao tiếp.
Theo chỉ số thông minh
– Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được:
+ Trẻ không có những hành vi tiêu cực song rất thụ động, có hành vi bất thường trong bối cảnh xã hội.
+ Có thể biết đọc sớm (2 – 3 tuổi).
+ Kĩ năng nhìn tốt.
+ Có xu hướng bị ám ảnh, nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành.
– Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được:
+ Trẻ có sự khác biệt giữa kĩ năng nói và kỹ năng vận động, cử động.
+ Trẻ có thể quá nhạy cảm với kích thích thính giác.
+ Hành vi có thể bất thường ở mức độ nhẹ.
+ Khả năng nhìn tốt (có thể nhìn đồ vật một cách chăm chú).
+ Có thể giữ yên lặng hoặc tự cô lập một cách dễ dàng, có thể bướng bỉnh.
+ Là những trẻ có thể giao tiếp luân phiên hoặc thích giao tiếp.
– Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được:
+ Trẻ có hành vi kém nhất trong các dạng tự kỷ (thường xuyên la hét to, có thể trở nên hung hãn khi tuổi lớn hơn).
+ Có hành vi tự kích thích.
+ Trí nhớ kém.
+ Nói lặp lại (lời nói không có nghĩa đầy đủ).
+ Khả năng tập trung kém.
– Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được:
+ Trẻ thường xuyên im lặng.
+ Biết dùng môt ít từ hoặc ít cử chỉ.
+ Có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc.
+ Nhạy cảm với các âm thanh/tiếng động.
+ Kĩ năng xã hội không thích hợp.
+ Không có mối quan hệ với người khác.
Theo mức độ
– Tự kỷ mức độ nhẹ: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bình thường, giao tiếp với người ngoài hơi hạn chế, học được các hoạt động đơn giản, kĩ năng chơi và nói được tương đối bình thường.
– Tự kỷ mức trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, giao tiếp với người ngoài hạn chế và nói được nhưng hạn chế.
– Tự kỷ mức độ nặng: trẻ không giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp với người ngoài và không nói được.