TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM ( Việt Nam philosophy of education) – Văn hóa – xã hội – Phường Nguyễn Du – Quận Hai Bà Trưng

Giáo dục là một trong lĩnh vực trọng yếu của đất nước ta.

Từ năm 1945 đến nay Việt Nam đã trải qua 3 lần cải cách giáo dục. Cụ thể là CCGD năm 1950, CCGD năm 1956, CCGD năm 1979.

   Năm 2014 là năm đầu tiên thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết TW8 khóa XI.

   Có người băn khoăn nêu câu hỏi: “ Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa ?”.

  1. Tìm hiểu Triết lý giáo dục Việt Nam.

   Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội lập luận rằng triết lý về giáo dục là “khái niệm còn rất nhiều tranh cãi, chưa có sự thống nhất” ngay cả trong giới nghiên cứu khoa học.

   Trong 75 năm qua kể từ năm 1945 đến nay cụm từ “ Triết lý giáo dục” chưa xuất hiện trong các văn bản về giáo dục của nước ta. Điều đó là do đường lối phát triển

giáo dục được thể hiện bằng các phương châm, khẩu hiệu để chỉ đạo cho giáo dục Việt Nam phát triển.

   Có thể nói rằng Triết lý giáo dục của chúng ta hiện nay là tư tưởng Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết đã đề ra Triết lý giáo dục cô đọng là “ Năng lực và phẩm chất”. Giáo dục đào tạo học sinh không chỉ có năng lực làm việc mà còn có những phẩm chất tương ứng với mỗi người trong thời đại mới. Cụ thể là yêu nước, đối xử tốt với mọi người, có học thức và nghề nghiệp, có trách nhiệm, tác phong công nghiệp.v.v.

    Năm 1996, Unesco đề cao tinh thần “ Học suốt đời” cùng với 4 trụ cột giáo dục: “Học để biết, Học để làm việc, Học để chung sống, Học để làm người”. Có thể coi là Triết lý giáo dục phổ quát phù hợp với nền giáo dục của nhiều nước trên thế giới.

  1. Nội dung Triết lý giáo dục Việt Nam

   Theo sự gợi ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Triết lý giáo dục có thể gói gọn trong 5 – 10 chữ nhưng thể hiện được rõ vấn đề giáo dục sẽ phải giải quyết, hướng đến.

   Theo suy nghĩ của người viết bài này thì Triết lý giáo dục cần phải có những đặc điểm như tính khái quát, súc tích, mạch lạc và phổ quát.

   Có thể nói rằng nền giáo dục Việt Nam dựa trên triết lý cơ bản sau đây:

   Dân tộc, tự do, Dân chủ, Bình đẳng, Nhân văn

   Triết lý giáo dục được coi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển giáo dục của đất nước.

   Trong 10 chữ nêu trên có 6 chữ thể hiện rõ nguyên tắc cốt lõi của nền giáo dục nước ta là: Dân Tộc, Tự do, Nhân văn.

   4 chữ Dân chủ, Bình đẳng cụ thể hóa cho nội dung ngắn gọn nêu trên.

   Nền giáo dục Việt Nam đương nhiên phải có tính nhân dân, dân tộc vì nhân dân làm nên lịch sử đất nước.

   Giáo dục tự do là giáo dục nhằm tạo ra con người tự do, biết tự học, tự tìm tòi kiến thức và khám phá chân lý.

   Giáo dục nhân văn nhằm mục đích giúp cho con người đạt tới sự trưởng thành nhân văn. Sự trưởng thành nhân văn được biểu hiện như: suy nghĩ thấu đáo, tinh thần tự lập, tính tình điềm đạm, cư xử đúng mực, sống thanh cao.

   Giáo dục nhân văn cần thiết cho con người để xứng đáng là “ Người”.

   Giáo dục nhân văn nhằm nâng cao giá trị của con người, con người làm chủ vận mệnh của mình.

   Dân chủ là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc Việt Nam. Có dân chủ thì mới có công bằng xã hội. Dân chủ là cách thức và điều kiện để mọi người dân tham gia bình đẳng vào các công việc chính trị, kinh tế, xã hội với vai trò là người làm chủ xã hội.

   Bình đẳng là ngang bằng nhau về địa vị và quyền lợi. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước ta thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để mọi người được học hành.

   Đã đến lúc giáo dục Việt nam cần phải xây dựng được Triết lý giáo dục chuẩn mực và bền vững.

   Thật đúng như Tổng thống Nga V. Putin khẳng định: “Giáo dục là thước đo chuẩn mực của một quốc gia”.

                                                                                                                   Phạm Trần Hùng