TRẺ KHIẾM THÍNH NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Độ tuổi
Dấu hiệu quan sát
Mới sinh
– Trẻ có chú ý nghe tiếng nói?

– Trẻ có giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng ồn?

– Trẻ có tỉnh giấc lúc có tiếng động?

3 tháng
– Trẻ có cười với người nói chuyện?

– Trẻ có ngừng chơi hoặc có tỏ ra nhận biết tiếng mẹ?

– Trẻ có “bập bẹ”

– Trẻ có tiếng khóc khác nhau để biểu hiện các yêu cầu khác nhau

– Trẻ có lặp lại nhiều lần một số tiếng nào đó?

6 tháng
– Trẻ có đáp ứng khi gọi tên?

– Trẻ có chú ý hoặc tìm nguồn phát âm?

– Trẻ có quay đầu về phía nguồn âm

– Trẻ có bập bẹ theo tiếng mẹ tuy không rõ?

– Trẻ có phát ra nhiều âm khác nhau không?

9 – 12 tháng
– Trẻ có đáp ứng với vài câu đơn giản?

– Trẻ có quay đầu hoặc nhìn lên khi gọi?

– Trẻ có tìm hoặc nhìn quanh khi có tiếng ồn lạ?

– Trẻ có hóng chuyện?

– Trẻ có nói một vài từ (tuy không rõ?)

– Trẻ có thích thú khi học nói theo?

– Trẻ có phát ra từ lí nhí như tiếng nói?

– Trẻ có phát ra âm thanh gì để mẹ chú ý? Có 2-3 từ lúc 1 tuổi

18 – 24 tháng
– Trẻ có làm theo được hai yêu cầu? (lấy quả bóng và đặt lên bàn)

– Trẻ có được 8 – 10 từ lúc 1,5 tuổi; 10-15 từ lức 2 tuổi

– Trẻ có lặp lại yêu cầu?

– Trẻ có đặt câu hỏi 2 từ?

– Trẻ có dùng câu ghép 2 từ?

30 – 48 tháng
– Trẻ hiểu dễ dàng khi nói chuyện

– Trẻ vẫn nghe được khi ta ngoảnh lưng lại trong lúc nói

– Trẻ có biết quay núm vặn đài to nhỏ vừa phải?

– Có phân biệt các từ đối lập nghĩa?

– Trẻ có chỉ đúng lúc gọi tên hình theo tranh?

– Trẻ có chú ý đến các tiếng động khác nhau (gõ cửa, mèo kêu, chó sủa…)

– Trẻ đã nói được đủ tiếng? (có thể thiếu các phụ âm s,d,l,r)

– Trẻ có nói lặp lại một vài từ trong câu?

– Trẻ có vốn từ 200-300 từ

– Trẻ nói được câu 2-3 từ trở lên.

– Trẻ đặt câu hỏi tại sao, như thế nào?

– Kiểu nói sai từ và nói lắp đã hết

– Trẻ thích gọi tên các đồ vật

60 tháng
– Trẻ nghe và hiểu hầu hết các câu chuyện trong gia đình

– Trẻ nghe và trả lời ngay các câu hỏi không cần lặp lại

– Trẻ nghe được giọng nói bình thường

– Mọi người thân thuộc đều nghĩ trẻ nghe được bình thường

– Trẻ phát âm đúng mọi thứ tiếng (có thể trừ s và d)

– Trẻ dùng các cấu trúc câu như mọi người trong gia đình

– Giọng của trẻ rõ ràng trong sáng như các trẻ em khác