TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH KHI NÀO??? – CÔNG TY LUẬT TNHH DUY HƯNG
Đơn khởi kiện vụ án hành chính là một loại văn bản do cá nhân/tổ chức gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri của cơ quan nhà nước.
Có phải trong mọi trường hợp khi cá nhân/tổ chức nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết thì Tòa án đều thụ lý giải quyết không? Có trường hợp nào Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho cá nhân/tổ chức đã nộp đơn hay không? Để biết thêm thông tin chi tiết, Luật Duy Hưng mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Sau khi cá nhân/tổ chức nộp đơn khởi kiện, Tòa án nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Sau khi xem xét đơn khởi kiện, Căn cứ theo quy định tại Điều 123 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
-
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
-
Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
-
Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
-
Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
-
Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
-
Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;
-
Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;
-
Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
—————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến khởi kiện vụ án hành chính. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây.
Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn trực tiếp.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0964653879
Facebook: https://www.facebook.com/luatduyhung/
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.