TỔNG QUAN QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Tin Tức ERP

TỔNG QUAN QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Quy trình sản xuất là một trong những quy trình quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm chất lượng, giá trị thương mại cao. Từ đó, doanh nghiệp có thể thu lại nguồn lợi lớn từ việc bán những sản phẩm này cho khách hàng. Vậy, Quý khách đã nắm rõ về quy trình sản xuất và sự hỗ trợ của công nghệ hay trong quy trình này hay chưa? Cùng GESO tìm hiểu quá trình sản xuất là gì trong bài viết sau đây nhé!

 

 

Quy trình sản xuất là gì?

 

Quy trình sản xuất là một quá trình được thực hiện dựa trên một trình tự nhất định để tạo ra sản phẩm có giá trị trên thị trường. Hoạt động này có sự kết hợp giữa lao động thủ công (con người) và sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại.

 

Tùy thuộc vào mục tiêu, số lượng sản phẩm cần sản xuất mà Quý khách có thể lựa chọn mô hình quy trình quản lý phù hợp.

 

 

Quy trình sản xuất trong doanh nghiệp

 

Dưới đây là quy trình cơ bản gồm nhiều công đoạn để hoàn thành mục tiêu sản xuất.

 

Hoạch định sản xuất

 

Có 3 công việc chính cần phải hoàn thành ở bước này là xác định nhu cầu, xây dựng định mức sản xuất và hoạch định nhu cầu nguyên liệu. 

 

Xác định nhu cầu sản xuất

 

Công việc này được thực hiện dựa vào kế hoạch sản xuất và do bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm lập ra theo từng kỳ (tuần/tháng/quý/năm). Một số trường hợp, việc xác định nhu cầu sản xuất lại căn cứ theo kế hoạch kinh doanh của Quý khách hay đơn hàng được đặt theo yêu cầu khách hàng để đảm bảo tính liền mạch của quy trình bán hàng.

 

Ngoài ra, Quý khách cũng có thể nắm được lượng hàng tồn kho của từng công đoạn và nhận biết sản phẩm cần sản xuất bổ sung trong từng tiến độ dự án. 

 

Xây dựng định mức sản xuất

 

Trong doanh nghiệp sản xuất, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm có trách nhiệm lập định mức sản xuất khi có yêu cầu ra sản xuất sản phẩm mới. Các định mức trong quy trình sản xuất sản phẩm bao gồm:

 

  • Định mức nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm theo kế hoạch.

  • Định mức phế liệu phát sinh sau khi sản xuất hòa chỉnh sản phẩm.

  • Định mức chi phí sản xuất để ghi nhận hạch toán kế toán.

 

 

Hoạch định nhu cầu nguyên liệu

 

Kết quả của 3 bài toán dưới đây cho biết nhu cầu nguyên liệu cần có để sản xuất sản phẩm. Từ đó, Quý khách có thể tính được khối lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất đúng kế hoạch.

 

  • Bài toán tính lượng nguyên liệu cần dùng.

  • So sánh tồn kho hiện tại.

  • Tính lượng nguyên liệu còn thiếu cần bổ sung. 

 

Yêu cầu sản xuất

 

Sau khi hoàn thành tính toán để hoạch định chính xác nhu cầu sản xuất, chúng ta cần chia nhỏ những con số đó ra và thực hiện lập yêu cầu sản xuất cho từng nhà máy, phân xưởng. Yêu cầu sản xuất có thể được chính doanh nghiệp thực hiện hoặc đơn vị gia công bên ngoài.

 

Lệnh sản xuất

 

Ở bước này của quy trình sản xuất, một lệnh sản xuất với các chỉ định cụ thể về số lượng hàng hóa, thời gian ban giao, nhu cầu nguyên vật liệu,…

 

Duyệt lệnh sản xuất

 

Lệnh sản xuất được lập sẽ chuyển đến ban giám đốc hoặc quản lý cấp cao duyệt. Nếu thông qua thì lệnh này sẽ được chia cho từng công đoạn/dây chuyền/bộ phận liên quan đảm nhận và thực hiện. Ngược lại, bộ phận sản xuất sẽ tiến hành chỉnh sửa để chuyển duyệt lần 2.

 

 

Thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa

 

Dựa trên định mức nguyên vật liệu để xác định nhu cầu nguyên vật liệu có với lượng tồn kho hiện có. Từ đó, Quý khách có thể xác định được số lượng nguyên vật liệu cần mua và tiến hành quy trình mua hàng.

 

Sản xuất, gia công 

 

Đây là bước quan trọng trong quy trình sản xuất giúp tạo ra những sản phẩm chất lượng. Nhà quản lý sản xuất tiến hành phân bổ nguyên vật liệu theo lệnh sản xuất trước đó đến các bộ phận thực hiện. Căn cứ kế hoạch gia công, bộ phận chịu trách nhiệm hoàn thành hàng hóa đúng số lượng và thời gian quy định. Nhà quản lý tiến hành theo dõi, điều chỉnh tiến độ đơn hàng, chất lượng thành phẩm.

 

Nhận hàng sản xuất và kiểm định chất lượng

 

Cấp quản lý nhận hàng từ bộ phận sản xuất hoặc đơn vị gia công ngoài. Tiến hành lập phiếu QC để kiểm tra chất lượng sản phẩm so với quy chuẩn đề ra.

 

 

Hoàn thành sản xuất

 

Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được thông qua thì lệnh sản xuất sẽ đóng lại. Các hồ sơ liên quan quá trình sản xuất sẽ được lưu trữ. Quản lý kho tiến hành nhập kho hàng hóa.

 

Những lưu ý trong quy trình quản lý sản xuất

 

Dưới đây là một số vấn đề Quý khách cần lưu ý để có thể hạn chế rủi ro khi tiến hành sản xuất:

 

  • Lên kế hoạch sản xuất cần phân bổ khối lượng công việc và thời gian thực hiện phù hợp để đảm bảo các công được được hoàn thành đúng hạn.

  • Nhà quản lý phải thường xuyên kiểm tra, giám định chất lượng và phản ánh phương thức sản xuất để hạn chế rủi ro phát sinh trong quy trình sản xuất.

  • Cập nhật báo cáo định kỳ để đảm bảo hướng sản xuất so với mục tiêu tổng thể.

  • Tích hợp các công nghệ 4.0 để hỗ trợ quá trình sản xuất và kiểm soát rủi ro tốt hơn.

 

Phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả hiện nay

 

Trong thời đại công nghệ phát triển, phần mềm dần thay thế con người trong một số việc để đảm bảo chất lượng cuối cùng của công việc. Quý khách có thể dễ dàng quản lý sản xuất với phần mềm SalesUp ERP – Giải pháp quản trị doanh nghiệp tối ưu.

 

SalesUp ERP không chỉ là phần mềm quản lý sản xuất còn giúp Quý khách hoạch định nguồn nhân lực và cho phép các bộ phận có thể tham gia vào những quy trình cụ thể. Từ đó, các phòng ban có thể tiết kiệm thời gian trong việc chia sẻ thông tin và theo dõi tiến độ dự án có liên quan. 

 

Ví dụ: Bộ phận sản xuất có thể biết được tình hình tồn kho ngay trên hệ thống SalesUp ERP để có chiến lược bổ sung nguyên vật liệu và sản xuất phù hợp. 

 

 

Điểm đặc biệt của quy trình sản xuất trên SalesUp ERP được thực hiện theo một trình tự nhất định, các công đoạn trước được giải quyết mới đi tiếp đến các công đoạn sau. Nhờ đó, Quý khách có thể kịp thời phát hiện lỗi và xử lý để hạn chế tổn thất. 

 

Bài viết mang đến những thông tin về quy trình sản xuất chuẩn 8 bước hiện nay của doanh nghiệp. Sản xuất là một phần quan trọng trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, bên cạnh bán hàng và marketing. Để có thể cho ra đời những sản phẩm chất lượng nhất, làm hài lòng mong muốn của khách hàng, đòi hỏi Quý khách phải kiểm soát được quá trình sản xuất.

 

Quý khách muốn tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng phần mềm hiện đại, vui lòng liên hệ với GESO để được hỗ trợ trải nghiệm thử phần mềm SalesUp ERP hoàn toàn miễn phí. Hoặc liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn trực tiếp: 

 

  • Hotline: 0946 33 43 53 

  • Email: htkh@geso.us