[TỔNG HỢP] Lý Thuyết Và Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Bài 12 Lớp 11 – Welcome – SUIA

Bài viết dưới đây là Lý Thuyết Và Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Bài 12 Lớp 11 mà Hocvn gửi tới bạn. Mời bạn cùng theo dõi!

Định Nghĩa Về Hô Hấp Ở Thực Vật- Trắc Nghiệm Sinh Bài 12 Lớp 11

Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học của của tế bào sống, trong đó các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP.

Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng.

Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là ti thể.

Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)

Vai Trò Của Hô Hấp Đối Với Cơ Thể Thực Vật

  • Năng lượng nhiệt được thải ra cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các phản ứng sinh hóa của cơ thể, giúp các hoạt động sống diễn ra bình thường.
  • Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng để: tham gia các phản ứng sinh hóa, vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào …
  • Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể.

Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Bài 12 Lớp 11

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  1. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
  2. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau
  3. Nồng độ CO

    2

    cao sẽ ức chế hô hấp

  4. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 2: “……. (1)……. là quá trình ….(2)…. các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ….(3)…. cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”. (1), (2) và (3) lần lượt là

  1. quang hợp, tổng hợp, O2
  2. hô hấp, tổng hợp, năng lượng
  3. quang hợp, oxi hóa, năng lượng
  4. hô hấp, oxi hóa, năng lượng

Câu 3: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?

  1. Làm giảm nhiệt độ
  2. Làm tăng khí O

    2

  3. Tiêu hao chất hữu cơ
  4. Làm giảm độ ẩm

Câu 4: Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

  1. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
  2. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
  3. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.
  4. xác định được cường độ quang hợp của cây.

Câu 5: Hệ số hô hấp (RQ) là

  1. Tỷ số giữa phân tử H

    2

    O thải ra và phân tử O

    2

    lấy vào khi hô hấp

  2. Tỷ số giữa phân tử O

    2

    thải ra và phân tử CO

    2

    lấy vào khi hô hấp

  3. Tỷ số giữa phân tử CO

    2

    thải ra và phân tử H

    2

    O lấy vào khi hô hấp

  4. Tỷ số giữa phân tử CO

    2

    thải ra và phân tử O

    2

    lấy vào khi hô hấp

Câu 6: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

  1. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp.
  2. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
  3. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
  4. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

Câu 7: Ở cơ thể thực vật, loại tế bào nào sau đây có chứa ti thể với số lượng lớn?

  1. Tế bào già, tế bào trưởng thành
  2. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
  3. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
  4. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết

Mối quan hệ hô hấp – quang hợp và hô hấp – môi trường

Mối quan hệ hô hấp – quang hợp

Đây là hai mối quan hệ có quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó:

  • Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) được xem là nguyên liệu của hô hấp và chất oxy hóa trong hô hấp.
  • Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) được xem là nguyên liệu tổng hợp C6H12O6 và giải phóng oxy trong quang hợp.

Mối quan hệ môi trường – hô hấp

Các yếu tố trong môi trường có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp là:

  • Nước: Rất cần cho hô hấp, mất nước sẽ làm giảm cường độ này vì cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể. Vì vậy, với các cơ quan ở trạng thái ngủ như hạt, hô hấp tăng khi lượng nước tăng.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp nằm trong khoảng 300 – 350C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp của cây tăng đến giới hạn chịu đựng của cây.
  • Nồng độ O2: Nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hưởng, giảm xuống 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí, gây bất lợi cho cây trồng.
  • Nồng độ CO2: Nếu nồng độ CO2 trong môi trường cao hơn 40% thì hô hấp bị ức chế. Đây là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí và lên men êtilic.

Giải Bài Tập Sách Giáo Khoa Sinh 11 Bài 12

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 12 trang 53:

Dựa vào kiến thức về quang hợp và hô hấp, hãy chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại.

Lời giải:

  • Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mắt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng khí oxi từ khí cacbonic và nước.
  • Hô hấp là quá trình oxi hóa sinh học của tế bào sống. Trong đó, các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO

    2

    và H

    2

    O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP

  • → Sản phẩm của quang hợp (C

    6

    H

    12

    O

    6

    và O

    2

    ) là nguyên liệu của hô hấp và chất ôxi hóa trong hô hấp. Ngược lại, sản phẩm của hô hấp là O

    2

     và H

    2

    O lại là chất xuất phát để tổng hợp nên và giải phóng ra ôxi trong quang hợp.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 12 trang 54:

Dựa vào kiến thức về hô hấp, mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hãy nêu một số biện pháp bảo quản nông phẩm.

Lời giải:

Một số biện pháp bảo quản nông sản:

  • Bảo quản khô:

Biện pháp bảo quản này thường được sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16°C tùy theo từng loại hạt.

  • Bảo quản lạnh:

Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở 4°C, cải bắp ở 1°C, cam chanh ở 6°C, các loại rau khác là 3 – 7°C.

  • Bảo quản trong nồng độ CO

    2

    cao gây ức chế hô hấp:

Đây là biện pháp bảo quản hiện đị và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng trong các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi poolietilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.

Trên đây là tổng hợp kiến thức về lý thuyết và bài tập Trắc Nghiệm Sinh Bài 12 Lớp 11 mà Hocvn tổng hợp được. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.