[TỔNG HỢP] 15 cách trị nghẹt mũi khó thở hiệu quả
Nghẹt mũi không quá nghiêm trọng nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều phương pháp điều trị nghẹt mũi bằng tự nhiên hoặc thuốc giúp khắc phục bệnh đơn giản.
Nghẹt mũi là gì?
Nghẹt mũi là tình trạng các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên, xuất hiện một lượng chất nhầy ngăn cản sự lưu thông không khí và làm người bệnh không thể thở được bình thường.
Tình trạng nghẹt mũi không quá nghiêm trọng nhưng chủ quan không điều trị sẽ dẫn tới tình trạng viêm xoang mũi cấp tính, khó điều trị về sau.
Bên cạnh đó, khi bị nghẹt mũi người bệnh còn sẽ bị thêm một số triệu chứng khác như đau họng, ù tai, đau đầu, sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên, nghẹt mũi một bên.
5 nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi
Triệu chứng nghẹt mũi xuất hiện rất nhiều ở các loại bệnh nên cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể:
Cảm lạnh
Khả năng cao bạn bị cảm lạnh do thời tiết thay đổi hoặc cơ thể không thích ứng được với môi trường sống hiện tại nếu nghẹt mũi kèm theo những biểu hiện như liên tục hắt hơi, đau họng, có nhiều cơn ho hoặc bị sốt.
Người bị dị ứng hoặc thay đổi môi trường sống
Một số người sẽ gặp phải tình trạng nghẹt mũi, khó chịu, thậm chí khó thở khi tiếp xúc với đồ vật hoặc vật phẩm (đôi lúc là thuốc) sẽ bị dị ứng.
Khi cơ thể đã dần quen với một nhiệt độ nhất định mà thay đổi địa điểm sinh sống hay đổi mùa sẽ diễn ra tình trạng cơ thể bắt đầu khó chịu và xảy ra triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi nặng hơn.
Chất lượng không khí
Nghẹt mũi liên tục có thể xuất phát từ một trong những lý do khách quan là bụi bẩn tích tụ quá nhiều ở môi trường sống hiện tại. Những cơn dị ứng đột nhiên xuất hiện do không khí quá ẩm hoặc quá khô sẽ khiến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn.
Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp gồm có viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan và viêm xoang đều có chung một triệu chứng nghẹt mũi, mức độ nặng nhẹ tùy biến mỗi cá nhân.
Trong đó viêm xoang phổ biến nhất, thường gặp ở người trưởng thành, đi kèm với nghẹt mũi thường xuyên, khứu giác và hàm sẽ bị đau do ảnh hưởng của bệnh.
Thay đổi nội tiết tố khi đang mang thai
Nghẹt mũi khi mang thai sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi…
Không có cách nào chữa dứt điểm hoàn toàn những tình trạng nghẹt mũi mà chỉ có thể sử dụng một số phương pháp tự nhiên để giảm thiểu các tình trạng trên.
Dưới đây là các vấn đề cần nhanh chóng thay đổi hoặc chấm dứt ngay:
-
Thường xuyên hít phải những chất độc hại vào cơ thể khiến cho tình trạng nghẹt mũi càng trở nên nặng hơn
-
Liên tục tiếp xúc với các chất hoặc tác nhân gây dị ứng nghẹt mũi
-
Không uống nước đầy đủ hằng ngày và bổ sung đủ loại vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
-
Không vệ sinh mũi thường xuyên khiến tình trạng chất nhầy trong mũi vẫn bị tắc.
-
Không ăn thực phẩm nhiều dinh dưỡng hoặc ăn đồ ăn hại cơ thể
15 phương pháp trị nghẹt mũi nhanh chóng và hiệu quả nhất
Để giúp chữa trị nghẹt mũi tức thì có rất nhiều phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay.
Dùng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương để tăng độ ẩm không khí trong phòng
Tác nhân gây nghẹt mũi có thể là không khí khô và cơ thể bị thiếu nước do thời tiết thay đổi hoặc nằm máy điều hòa quá lâu.
Trang bị một máy tạo độ ẩm không khí trong phòng sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, đau viêm xoang, họng sau khi ngủ dậy vào buổi sáng khi nằm cả đêm điều hòa.
Máy tạo độ ẩm sẽ giúp không khí ẩm hơn để làm dịu các mô bị kích thích và mạch máu bị sưng trong mũi và xoang, làm loãng chất nhầy trong xoang.
Nên nhớ lau chùi sạch sẽ và giữ cho máy tạo độ ẩm sạch sẽ vì độ ẩm cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc phát triển, ảnh hưởng ngược tớ sức khỏe của người dùng.
Ăn đồ cay (không khuyến khích với người bị đau dạ dày)
Trong đồ ăn cay có capsaicin là một hợp chất hóa học mang tác dụng làm loãng chất nhầy, tạm thời giảm nghẹt mũi nhưng capsaicin cũng kích thích tiết chất nhầy làm cho người ăn bị chảy nước mũi.
Nhưng việc ăn đồ ăn cay không khuyến khích với người bị đau dạ dày vì sẽ làm tình trạng đau thêm trầm trọng hơn.
Thông mũi bằng tinh chất bạc hà
Tinh thể bạc hà sẽ tạo cảm giác không khí có thể dễ dàng đi qua mũi, kích hoạt mũi nên khi hít dầu bạc hà hoặc tinh chất bạc hà sẽ làm giảm nghẹt mũi cũng như hơi thở sẽ trở nên dễ chịu hơn.
Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để xông hơi
Nghẹt mũi sẽ hết nhanh khi sử dụng tinh dầu để xông hơi. Cách xông thực hiện như sau:
-
Chuẩn bị thau nhỏ chứa nước nóng, cho thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu sả, oải hương để tỏa mùi dễ chịu
-
Trùm kín đầu bằng khăn to để hơi nước trong thau bốc lên, rồi xông trong khoảng 10 phút
-
Xông hơi khoảng 2 – 3 lần/ngày để điều trị nghẹt mũi
Hoặc nếu bạn có sẵn máy xông mặt hoặc máy xông tinh dầu cũng có thể sử dụng để xông hơi lên mũi nhé. Chú ý cần giữ khoảng cách an toàn giữa mặt và thau nước để không bị bỏng.
Uống trà gừng nóng với mật ong
Gừng vốn được xem là phương thuốc điều trị các bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, giải cảm hiệu quả vì công dụng hiệu quả như làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm viêm, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Bạn hãy uống trà gừng mật ong để giảm triệu chứng nghẹt mũi. Cách thực hiện như sau:
-
Mua gừng tươi về rửa sạch, cạo sạch vỏ và thái lát nhỏ rồi cho vào một cốc nước nóng
-
Đợi khoảng 15 phút cho đến khi nước trong cốc chuyển màu vàng sau đó thêm 2 muỗng cà phê mật ong vào cốc, khuấy đều rồi thưởng thức
Cần mua loại mật ong tốt, có nguồn gốc rõ ràng để đạt kết quả tốt nhất.
Uống nước tía tô nóng
Lá tia tô có chứa các hoạt chất chống viêm tự nhiên, chống dị ứng, giải cảm, đẹp da, tăng sức đề kháng, được áp dụng trong nhiều bài thuốc đông y.
Làm nước tía tô nóng để uống bằng cách:
-
Rửa sạch lá tía tô rồi ngâm với nước muối loãng trong 5 phút
-
Cho tía tô vào 2,5 lít nước lọc rồi đun sôi, đậy kín nắp, sau khi sôi khoảng 2 phút rồi tắt bếp
-
Cho nước tía tô để nguội cùng 3 lát chanh tươi vào bình, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, uống trong ngày.
Tuy nước tía tô rất tốt và tự nhiên nhưng khi uống thấy có có triệu chứng dị ứng hãy dừng sử dụng ngay nhé.
Hít hơi từ tỏi hoặc ăn tỏi
Hàm lượng cao chất allicin và scordinin trong tỏi hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, chống viêm, chống khuẩn nên thường xuyên được sử dụng để trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và làm hết nghẹt mũi, khó thở.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao và huyết cao ăn tỏi cũng rất tốt.
Một số mẹo chữa nghẹt mũi bằng tỏi mà bạn có thể tham khảo gồm:
-
Tỏi và mật ong: giã nát 2 nhánh tỏi tươi rồi trộn với mật ong và dùng trực tiếp
-
Chế biến món ăn với tỏi: Rau xào tỏi, tôm tươi hấp tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi, tỏi muối chua… hoặc ăn tỏi trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày là tốt nhất.
-
Giã nhẹ 5-7 tép tỏi, sau đó dùng gạc gom tỏi bó lại và hít hơi từ tỏi
-
Cho vào 2 lít nước, đem nấu sôi dùng để xông mũi mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối
Bổ sung vitamin và thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch
Ăn các loại trái cây, rau củ quả có chứa nhiều vitamin C như cam, ổi, bông cải xanh, dâu tây, kiwi, đu đủ… nếu đang bị nghẹt mũi.
Chườm nóng cho các xoang bị tắc nghẽn
Chườm nóng cho các xoang bị tắc nghẽn là một cách điều trị tự nhiên phổ biến để khắc phục chứng nghẹt mũi. Hãy tự tạo một gói chườm nóng bằng cách sử dụng các vật dụng có sẵn ở nhà bằng việc vắt khăn thấm nước nóng, vắt khô rồi đặt lên vùng mũi xoang khoảng một phút.
Tắm nước nóng
Tình trạng nghẹt mũi có thể tạm thời chấm dứt khi tắm nước nóng để làm loãng chất nhầy. Khi tắm hãy nhớ đóng cửa phòng tắm để hơi nước nóng hỗ trợ bạn tốt hơn.
Uống nhiều nước (đặc biệt là nước ấm) cho cơ thể
Việc uống đủ nước hằng ngày rất quan trọng vì cơ thể chúng ta 70% là nước nên khi thiếu nước cơ thể sẽ không làm việc bình thường được.
Nhớ uống nước sau mỗi 20 – 30 phút, đừng để đến khi khát quá mới uống.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Các bác sĩ khuyên người đang bị các bệnh đường hô hấp tai mũi họng nên súc miệng bằng nước muối ấm để kháng khuẩn, loại bỏ virus.
Tạo điều kiện thuận lợi để ngủ dễ hơn
Nghẹt mũi sẽ trở nên nặng hơn vào ban đêm nên khi chuẩn bị ngủ, hãy kê cao gối vì sẽ giúp phần mũi rút hết chất ngầy và ngăn chặn tình trạng ợ nóng thường xuyên.
Đồng thời hãy tạo độ ẩm cho phòng ngủ của bạn bằng máy tạo độ ẩm để làm loãng chất nhầy trong mũi.
Dùng thuốc xịt thông mũi
Những trường hợp nặng áp dụng các biện pháp tự nhiên nhưng không thành công, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc xịt mũi.
Nghỉ ngơi
Khi quá nghẹt mũi không nên cố làm việc, nhất là những việc nặng nhọc sẽ khiến tình trạng kéo dài hơn.
Hãy dành thêm thời gian thư giãn thả lỏng, tránh căng thẳng và stress nếu không muốn tình trạng nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn.
Nghẹt mũi khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Tình trạng nghẹt mũi sẽ tự giảm nhưng nếu kéo dài từ 10 ngày đến 1 tuần và kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, chảy máu mũi một bên, thở khò khè hoặc khó thở, đau mặt hoặc đau răng dai dẳng hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh, tránh dẫn đến những biến chứng bệnh về mũi nguy hiểm xảy ra.
Bé bị nghẹt mũi phải làm sao?
Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém và nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi thời tiết nào nên đây là một trong những đối tượng cần có giải pháp chữa trị nghẹt mũi đúng cách và kịp thời nhanh chóng nhất.
Vậy nên khi thấy bé bị nghẹt mũi, cha mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình trạng nghẹt mũi của con nhé:
Trang bị máy lọc không khí và tạo độ ẩm
Yếu tố quyết định quan trọng và trở thành nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh, không chỉ riêng tình trạng nghẹt mũi là sự thay đổi môi trường và thời tiết.
Vậy nên cha mẹ hãy lắp đặt trong phòng của bé một máy tạo độ ẩm không khí và lọc không khí để môi trường xung quanh bé được sạch sẽ.
Trẻ nhỏ hít thở không khí ẩm sẽ giúp làm dịu các mô và các mạch máu bị sưng trong mũi, giúp chất dịch nhầy thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
Vỗ nhẹ lưng khi bé bị nghẹt mũi
Việc vỗ nhẹ lưng sẽ làm lỏng các chất nhầy, bé sẽ bớt tức ngực và hô hấp trở nên tốt hơn.
Mẹ chỉ nên vỗ nhẹ và bảo đảm được tư thế vỗ chính xác như sau:
Cách 1: Đặt con nằm úp lên trên đầu gối của bạn và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng của bé.
Cách 2: Đặt con ngồi trên đùi và hướng ra phía trước khoảng 25 ~30° rồi vỗ nhẹ lưng bé.
Dùng tinh dầu tràm
Để giữ ấm cho bé, mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho em bé bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực… và đổ một ít tinh dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít, đây sẽ là cách để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.
Thường xuyên lấy gỉ mũi cho bé
Hằng ngày mẹ hãy lấy một miếng bông nhỏ vừa bằng lỗ mũi của bé và làm ẩm bằng ấm hoặc nước muối sinh lý, sau đó lau sạch lỗ mũi cho bé.
Chườm nóng lên tai
Hai bên tai có rất nhiều dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao các dây thần kinh này sẽ giãn ra và làm thông lỗ mũi.
Vậy nên, trước khi đi ngủ mẹ có thể lấy khăn thấm nước ấm đặt ở hai tai bé trong vòng 10 – 15 phút sẽ giúp bé giảm nghẹt mũi.
Sử dụng dụng cụ hút chất nhầy chuyên dụng
Hút chất nhầy trong mũi cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng sẽ khắc phục tình trạng bé bị nghẹt mũi.
Cách làm đúng đó là:
-
Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân
-
Nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi bé
-
Đợi 1-2 phút rồi dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho bé. Đặt đầu ống hút vào mũi bé, bóp mạnh và giữ chặt bóng hút trước khi đưa đầu hút vào mũi.
Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tìm mua nhiều dụng cụ giúp hút chất nhầy chuyên dụng cho bé được thiết kế với nhiều chất liệu an toàn, giúp đẩy phần chất nhầy ra khỏi phần mũi một cách đơn giản và nhẹ nhàng.
Phòng tránh nghẹt mũi
Để phòng tránh nghẹt mũi có rất nhiều cách nhưng quan trọng nhất mỗi người cần tập luyện, sinh hoạt và xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Tập thể dục thể thao thường xuyên
Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, sự trao đổi chất sẽ được thúc đẩy nhanh hơn và cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể.
Bạn có thể lựa chọn bất kì môn thể thao nào và tập luyện chăm chỉ. Với những người gặp vấn đề về xương khớp cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
Tập các bài thở yoga
Nếu kiên trì tập các bài thở yoga lâu dài sẽ mang lại tác động lớn trong việc cải thiện hệ hô hấp của mỗi người. Khi và hơi thở là năng lượng trong các bài tập yoga, hơi thở càng sâu sẽ tích được càng nhiều năng lượng để làm việc, hơi thở nông sẽ rất dễ bị mệt.
Hạn chế đồ uống chứa chất cồn, caffein
Tình trạng nghẹt mũi sẽ tồi tệ hơn nếu như bạn uống rượu hoặc đồ uống có cồn.
Chất cồn và caffein là một chất lợi tiểu – làm tăng sản xuất nước tiểu nên khi uống sẽ khó giữ nước trong cơ thể làm chất nhầy đặc hơn và khó thoát ra.
Chất cồn và caffein cũng tác động tiêu cực đến giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ và ngủ chập chờn.
Hạn chế cho thú cưng vào phòng ngủ
Lông thú cưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng ngủ, nguyên nhân gây tình trạng dị ứng hay tắc nghẽn, sổ mũi, hắt hơi.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không bỏ bữa
Ăn đa dạng các loại rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể
Khi bị nghẹt mũi sẽ phải thở bằng miệng gây khô rát, tổn thương niêm mạc họng do đó cần uống đủ nước trong ngày để ngăn ngừa tình trạng trên.
Hạn chế xì mũi và bịt khẩu trang khi ra ngoài
Niêm mạc mũi sẽ bị tổn thương và tiết dịch nhiều hơn nếu xì mũi quá nhiều lần hoặc xì quá mạnh.
Cách tốt nhất là nhỏ mũi để làm loãng dịch nhầy trước sau đó mới xì nhẹ để đẩy dịch mũi ra.
Khi đi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, khói thuốc và vi khuẩn không thể xâm nhập vào trong mũi gây nghẹt mũi.
Xông hơi mặt vào buổi tối
Hơi nước ấm sẽ làm lỏng chất nhầy trong đường mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Khi bị nghẹt mũi, hãy tắm nước nóng, hoặc sử dụng máy xông hơi đều rất tốt.
Vệ sinh mũi sạch sẽ
Hằng ngày, mũi chúng ta sẽ hít thở phải nhiều bụi bẩn nên buổi tối khi về nhà hãy xịt mũi bằng nước muối loãng để làm sạch mũi.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/