TIỂU LUẬN: KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN [ 9đ ]

Rate this post

Tiểu luận: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin là tài liệu mẫu mà Viettieuluan muốn chia sẻ tới các bạn trong bài viết này. Chắc hẳn các bạn đã tham khảo và tìm kiếm rất nhiều mà vẫn chưa tìm được tài liệu ưng ý để làm bài, chính vì vậy mà Viettieuluan gửi đến bạn cách thức, sơ đồ và phân tích kỹ năng thu thập – xử lý thông tin ra cho các bạn cùng nhau tìm hiểu vận dụng vào bài làm để đạt điểm cao hơn.

Tài liệu tại Viettieuluan hoàn toàn miễn phí, thời gian tới sẽ up nhiều hơn nên các bạn theo dõi để có nhiều tài liệu viết Tiểu luận hơn nha. 

Ngoài ra, Viettieuluan còn có dịch vụ viết thuê Tiểu luận, Báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, … đa dạng về các ngành nghề khác nhau. Nếu các bạn có nhu cầu liên hệ zalo Viettieuluan ngay để được tư vấn nhanh chóng!

1. Sơ đồ về các nguồn thông tin thu thập trong cuộc sống hiện nay

2. Phân tích ( Tiểu luận Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin )

2.1. Mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu thập và xử lý nguồn thông tin

Thu thập thông tin là hoạt động tìm kiếm các thông tin nhằm mang lại hiểu biết cho con người. Đặt trong bối cảnh cụ thể là thông tin trong cuộc sống hiện nay, thu thập thông tin có thể được hiểu là việc tập hợp các nguồn thông tin phục vụ cho mục đích khác nhau của mỗi người.

Thông tin thu thập được tuy là rất quý, nhưng không phải mọi vấn đề cần biết hay cần làm sáng tỏ đều có sẵn từ những thông tin đã thu thập được. Theo đó, thông tin cần phải thực hiện qua một bước nữa trước khi đưa ra quyết định quản lý là xử lý thông tin. Thực tế chỉ ra rằng, thông tin thu thập được cần được sàng lọc xử lý thì lúc đó giá trị của thông tin sẽ tăng lên rất nhiều. Thông qua xử lý thông tin giúp lựa chọn được thông tin đảm bảo yêu cầu đầy đủ, chính xác, cập nhật, đồng bộ và từ đó có điều kiện để giải quyết công việc tốt nhất. ( Tiểu luận: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, 9đ )

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

  • Mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu thập và xử lý nguồn thông tin sơ cấp:

Dữ liệu nguồn thông tin sơ cấp bao gồm:

+ Là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập từ các đối tượng điều tra khảo sát để phục vụ mục đích riêng của mình;

+ Số liệu, dữ liệu thô ban đầu, chưa qua tính toán, xử lý, tổng hợp, công bố;

+ Người nghiên cứu tự thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau như: người chủ hộ gia đình, người đại diện doanh nghiệp hay cá nhân,… bằng các phương pháp: Quan sát, phỏng vấn;

  • Thuận lợi:

– Việc thu thập phù hợp với mục đích sử dụng;

– Phương pháp thu thập thông tin được kiểm sát và rõ ràng đối với chủ thể thu thập;

– Giải đáp được những vấn đề thông tin thứ cấp không làm được.

  • Khó khăn:

– Đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí lớn;

– Cách tiếp cận có tính chất hạn chế. Có những loại không thể thu thập được loại thông tin sơ cấp này.

  • Mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu thập và xử lý nguồn thông tin thứ cấp:

Dữ liệu nguồn thông tin thứ cấp bao gồm:

+ Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường…;

+ Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học;

+ Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan;

Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên không đánh giá cao nguồn thông tin thứ cấp có sẵn.

  • Thuận lợi:

– Việc thu thập không tốn kém, thường có được từ các xuất bản phẩm; ( Tiểu luận: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, 9đ )

– Có thể thu thập nhanh chóng;

– Thông tin thứ cấp đa dạng, có thể so sánh thông tin và quan điểm về cùng một vấn đề.

XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO 

  • Khó khăn:

– Số liệu thứ cấp này có thể được sử dụng cho các nghiên cứu với mục đích khác và hoàn toàn không phù hợp với mục tiêu hiện tại, khó phân loại, các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau;

– Thông tin thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính xác, độ tin cậy của nguồn dữ liệu;

– Là thông tin có sẵn nên chỉ đúng một phần hoặc không đúng so với thời điểm hiện tại.

2.2. Tích cực và hạn chế nguồn thông tin (có thể sử dụng và thông tin giả, nhiễu loạn thông tin) khi tiếp cận và sử dụng nguồn thông tin từ các kênh thông tin đã thể hiện ở sơ đồ 1

  • Tích cực:

– Đa dạng và phong phú là đặc trưng cơ bản của nguồn thông tin. Nguồn thông tin đề cập đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp người đọc khai thác triệt để những khía cạnh, thông tin của vấn đề mình cần nghiên cứu. Những vấn đề này được đưa ra đánh giá, bình luận, có nhiều ý kiến đóng góp khác nhau, từ đó người đọc có thể tham khảo để đưa ra nhận xét của chính bản thân mình, khai thác và phân tích triệt để để biến thông tin thu thập được từ nguồn tài liệu thành của mình.

Ví dụ: thu thập các số liệu thống kê về quy mô nền kinh tế, thống kê về quy mô dân số, tài liệu học tập, tài liệu chuyên ngành, sách điện tử, ảnh, video, ca nhạc,….

– Nguồn thông tin có tính di động và tính linh hoạt rất cao. Người đọc có thể tìm và thu thập tài liệu tại bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào, không bị ngăn cách bởi thời gian, không gian và đối tượng. Thậm chí họ còn có thể thu thập, tải về, lữu giữ lại để lần sau có thể đọc ngoại tuyến. Không khó khăn như một số cách thu thập tài liệu khác như phải đến tận thư viện, đi làm bài phỏng vấn, khảo sát số liệu thực tế…. ( Tiểu luận: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, 9đ )

  • Hạn chế:

– Không xác định được chính xác nguồn gốc là hạn chế lớn nhất của nguồn thông tin. Ví dụ nguồn thông tin trên internet vì tài liệu Internet mang tính mở, bất cứ ai cũng có thể đóng góp ý kiến, có thể là tác giả thật, nhưng đa phần là những người khác thực hiện tính năng chia sẻ. Ví dụ điển hình là báo điện tử, nhiều trang báo điện tử đăng tải các bài viết có nội dung giống hệt nhau, không có trích dẫn cụ thể là từ nguồn nào. Vì thế, người đọc không thể xác định được đâu là nguồn gốc chính xác của bài viết đó để thẩm định mức độ khách quan của nó. Vì thế việc xác định chính xác nguồn gốc của thông tin trước khi sử dụng là rất cần thiết.

– Nguồn thông tin phong phú sẽ khiến chúng ta quá lệ thuộc vào. Từ việc không xác định được nguồn gốc thông tin của tài liệu chính là nguyên nhân dẫn tới việc copy, ăn cắp bản quyền thông tin một cách tràn lan. Nhất là trong lĩnh vực giáo dục, học sinh, sinh viên có thể copy một phần hoặc toàn bộ nội dung của tài liệu như bài văn, bài tiểu luận,… Việc thu thập nguồn thông tin tài liệu quá phụ thuộc khiến con người suốt ngày chỉ biết tìm kiếm nguồn thông tin trên internet… không có kinh nghiệm thu thập tài liệu sơ cấp. Phải kết hợp thu thập nguồn thông tin tài liệu từ internet và thu thập tài liệu từ các nguồn khác để tự  rèn luyện cho mình kỹ năng so sánh, đánh giá.

Trước những hạn chế này, người đọc phải có kỹ năng phân tích, chọn lọc những nguồn thông tin có nguồn gốc rõ ràng, có độ chính xác và tin cậy cao; sàng lọc, quan tâm, chú ý đến những ý kiến đúng đắn. Loại bỏ những thông tin, ý kiến tiêu cực nhằm củng cố lập trường của mình.

XEM THÊM ==> TIỂU LUẬN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐIỂM CAO

3. Liên hệ thực tiễn việc ứng dụng các thông tin thường sử dụng trong quá trình làm việc, công tác tại cơ quan/đơn vị.

– Thông tin thu thập được có từ nhiều nguồn khác nhau, với mức độ tin cậy khác nhau. Việc quan sát, so sánh và đối chiếu thông tin có nhiều ý nghĩa. Một mặt, hoạt động này cho phép xác định mức độ tin cậy của thông tin. Mặt khác, quan sát, so sánh và đối chiếu thông tin giúp kết hợp thông tin, bổ sung thông tin để nhận diện đầy đủ hơn về một vấn đề. Các nguồn thông tin chính thống, từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có mức độ tin cậy cao hơn thông tin từ các nguồn khác. Nguồn thông tin cập nhật sẽ có ý nghĩa nhiều hơn thông tin đã cũ. Nguồn thông tin có quy mô mẫu lớn sẽ đáng tin cậy hơn nguồn thông tin thu thập ở quy mô mẫu nhỏ hơn. Khi quan sát, so sánh và đối chiếu thông tin cần phải giải đáp cụ thể các vấn đề sau đây:

+ Nguồn thông tin bắt nguồn từ đâu?

+ Thông tin có phản ánh về cùng một đối tượng hoặc về các đối tượng có đặc điểm tương đồng nhau không?

+ Thông tin được thu thập bằng kỹ thuật nào? Mức độ đáng tin cậy của các kỹ thuật thu thập thông tin?

+ Thông tin được thu thập ở quy mô nào?

+ Thời gian thu thập thông tin như thế nào? ( Tiểu luận: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, 9đ )

+ Mức độ hoàn chỉnh, toàn diện của thông tin như thế nào?

+ Mức độ kiểm chứng của thông tin như thế nào?

– Thông tin trong quá trình quản lý phải bảo đảm các yêu cầu

+ Thông tin phải đúng. Nghĩa là thông tin phải trung thực, chính xác và khách quan. Để đạt tiêu chuẩn này cần có yếu tố con người, yếu tố vật chất, yếu tố phương pháp thu thập và xử lý thông tin;

+ Thông tin phải đủ. Tiêu chuẩn này thể hiện thông tin phải phản ánh các khía cạnh cần thiết để có thể tái tạo được hình ảnh tương đối trung thực về đối tượng đang được xem xét. Thông tin đủ cũng đồng thời với nghĩa không dư thừa, không lãng phí. Để có được tiêu chuẩn này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn chiến lược;

+ Thông tin phải kịp thời. Nghĩa là thông tin phải được thu thập, phản ánh đúng lúc để kịp phân tích, phán đoán, xử lý. Tuy nhiên tiêu chuẩn này phụ thuộc vào khả năng con người, trang thiết bị, phương pháp áp dụng.

+ Thông tin phải gắn với quá trình, diễn biến của sự việc. Nghĩa là thông tin đó thuộc giai đoạn nào thuộc quá trình quản lý, thuộc cấp quản lý nào? Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng đánh giá chất lượng thông tin thời kỳ hiện đại;

+ Thông tin phải dùng được. Nghĩa là thông tin phải có giá trị thực sự, thông tin có thể đóng góp vào một trong các công việc như: thống kê, ra quyết định quản lý, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân… Đồng thời thông tin phải được xử lý để dễ đọc, dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ.

– Nguyên tắc xử lý thông tin:

+ Thống nhất hài hòa, bổ sung, hoàn thiện ba loại thông tin (thông tin thuận và ngược chiều, thông tin khách quan, thông tin chức năng), ba nguồn thông tin (được cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp; thu thập từ tiếp xúc và khảo sát thực tế; thu thập được từ truyền thông đại chúng và mạng toàn cầu). Điều này đòi hỏi, việc xử lý thông tin phải chú ý đến tính đầy đủ của thông tin. Không thể xử lý thông tin có hiệu quả dựa trên thông tin một chiều, thông tin chưa đầy đủ. Việc bảo đảm chất lượng nguồn thông tin sẽ bảo đảm cho quá trình xử lý thông tin có hiệu quả, nhận diện được bản chất của sự việc và đưa ra quyết định đúng đắn;

+ Thận trọng khi tham khảo, sử dụng với thông tin dự báo, thông tin từ nước ngoài, thông tin có sai biệt với thông tin chính thức. Thông tin trong quá trình xử lý có tính đa dạng nhưng không ít trường hợp thiếu những thông tin hữu ích, thông tin chính thống. Chính vì vậy, việc xử lý thông tin phải xác định được nguồn gốc thông tin, có sự so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin với thông tin chính thức, tránh tình trạng sa vào xử lý nguồn thông tin chưa được kiểm chứng đầy đủ, chưa có cơ sở để giải thích về sự mâu thuẫn giữa nguồn thông tin đó với thông tin chính thống.

+ Loại bỏ các yếu tố bình luận lẫn trong thông tin, các dư luận xã hội chưa kiểm chứng. Vì vậy, để xử lý thông tin hiệu quả cần loại bỏ những yếu tố bình luận, nhận xét, những yếu tố mang tính dư luận xã hội để xác định đúng nội dung cốt lõi, yếu tố khác quan trong thông tin được cung cấp.

– Bảo quản, lưu trữ thông tin: ( Tiểu luận: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, 9đ )

Việc bảo quản và lưu trữ thông nhằm đảm bảo cho tài liệu thông tin không bị hư hỏng và phục vụ cho công tác hàng ngày và lâu dài. Việc bảo quản, lưu trữ thông tin cần được bảo đảm về cơ sở vật chất, những thiết bị tiên tiến…

DOWNLOAD

Bài viết này chia sẻ chi tiết cho các bạn về Tiểu luận: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, vận dụng ngay vào bài làm của mình nhé.

Ngoài ra, Viettieuluan còn có dịch vụ viết thuê Tiểu luận, Báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, … đa dạng về các ngành nghề khác nhau. Nếu các bạn có nhu cầu liên hệ zalo Viettieuluan ngay để được tư vấn nhanh chóng!

admin