THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG HIỆN TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

1. Thực trạng tại đơn vị:

Thuận lợi:

Ban giám hiệu nhà trường hàng năm có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, kịp thời triển khai thực hiện đổi mới PPDH, tạo mọi điều kiện để giáo viên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.

GV được tham gia bồi dưỡng trên trang web https://taphuan.csdl.edu.vn đầy đủ và nghiêm túc, được tập huấn về đổi mới phương pháp, xây dựng kế hoạch bài học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Được tham gia các buổi trực tuyến về nội dung ách giáo khoa mới do nhóm tác giả trực tiếp giáo thiệu (khoảng giữa tháng 6/2021).

CBQL có tinh thần trách nhiệm cao và đa số GV vững về chuyên môn, nhiệt tình trong công tác, có phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, 28/29 giáo viên trình độ Đại học, 01 giáo viên đang theo học đại học, đa số GV có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến vào các buổi sinh hoạt tổ chyên môn nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá.

 

Khó khăn:

Một số GV lớn tuổi do tình trạng sức khỏe nên tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên môn cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu đổi mới còn hạn chế.

 Vẫn còn tình trạng giáo viên thiếu tâm huyết với nghề, chưa tham gia góp phần xây dựng nâng cao chất lượng nhà trường nói riêng và hội đồng thành phố Vĩnh Long nói chung. Một số giáo viên chưa theo kịp phương pháp đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển học sinh, chưa đổi mới trong kiểm tra đánh giá, bệnh thành tích vẫn còn tồn tại.

2. Một số giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên cấp Trung học cơ sở:

a. Trong đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm

Ä Đổi mới công tác tuyển sinh để lựa chọn những thí sinh vào sư phạm có năng lực dạy học tốt

Để làm được việc này, ngoài những chính sách và biện pháp đã được thực hiện từ nhiều năm nay như: tuyển thẳng những HS phổ thông có học lực khá giỏi, miễn giảm học phí…thì biện pháp có ý nghĩa quyết định nhất là nhà nước và các trường sư phạm phải có chính sách đảm bảo đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm (được làm đúng nghề dạy hoc ở trường phổ thông). Nếu tình trạng thất nghiệp của SV sư phạm vẫn kéo dài thì cho dù các trường sư phạm có cố gắng bao nhiêu cũng không thu hút được sinh viên giỏi vào trường sư phạm.

Bên cạnh đó, trong công tác tuyển sinh cần thực hiện khâu sơ tuyển đầu vào để lựa chọn những thí sinh có năng khiếu và loại bỏ những thí sinh không đủ tâm, tài và lòng đam mê nghề nghiệp cũng như những thí sinh mắc dị tật: nói ngọng, nói lắp hoặc bị tàn tật….

Ä Đổi mới, thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên  theo  mục tiêu phát triển năng lực nghề và sự thay đổi của chương trình – sách giáo khoa mới sau 2018.

Chương trình đào tạo sư phạm hiện nay đang trong tình trạng: “giàu tri thức- nghèo kỹ năng”. Sinh viên ra trường chưa đủ  năng lực thực hiện các hoạt động dạy học cơ bản trong thực tiễn nghề  nghiệp và giải quyết tốt  các tình huống xảy ra trong bối cảnh cụ thể của thực tiễn đổi mới GD. Vì thế, chương trình đào tạo GV phải được cấu trúc và thiết kế lại sao cho phát triển được những năng lực nghề cần thiết  cho SV để có thể đáp ứng với thực tiễn phổ thông. Để làm được điều này, chương trình đào tạo GV cần  có sự gắn kết  chặt chẽ giữa học lí thuyết với thực hành, thực tập; tri thức lí luận với tri thức thực tiễn; tri thức khoa học với tri thức kinh nghiệm và tri thức hành động theo định hướng phát triển năng lực nghề. Trong đó chú trọng rèn luyện các năng lực dạy học tích hợp, phân hóa; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo; năng lực dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, năng lực quản lý lớp học, năng lực phát triển chương trình môn học.

Mục tiêu của chương trình đào tạo phải được cụ thể hóa bằng hệ thống năng lực của người GV: năng lực chuyên ngành,  năng lực dạy học và giáo dục, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo và đổi mới, năng lực nghiên cứu,  năng lực phát triển chương trình, năng lực giao tiếp; năng lực thích ứng môi trường; năng lực học tập suốt đời, năng lực văn hóa – xã hội,  năng lực cảm xúc, năng lực truyền thông, năng lực công nghệ thông tin, năng lực phát triển nghề

b. Phân công chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã ra Quyết định phân công nhiệm vụ cho giáo viên đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng năng lực chuyên môn.

Phân công giáo viên có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt (đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng được cấp chứng chỉ) thực hiện dạy lớp 1 trong năm học đầu tiên thực hiện CTGDPT 2018 từ đó có thể nghiên cứu, tham gia xây dựng trao đổi kinh nghiệm để đảm bảo giáo viên đều có thể tiếp cận với phương pháp giáo dục theo tinh thần giáo dục phổ thông 2018.

c. Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV, NV, CBQL đáp ứng CT GDPT 2018

– Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế của trường.

– Phân công các giáo viên cốt cán, các giáo viên có năng lực triển khai CTGDPT 2018 kèm cặp, hướng dẫn các giáo viên có năng lực yếu hơn để giáo viên tự thực hiện giờ dạy theo yêu cầu CTGDPT 2018.

– Mời giảng viên về bồi dưỡng cho giáo viên ngay tại nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả các giờ dạy cho học sinh.

– Nhà trường có kế hoạch kiểm tra về đổi mới kiểm tra đánh giá của giáo viên

d. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, nề nếp sinh hoạt chuyên môn, đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018

– Xây dựng quy trình triển khai dạy học theo CTGDPT 2018.

– Thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt chuyên môn hang tuần để đảm bảo đồng hành, hỗ trợ thường xuyên đối với các giáo viên thực hiện CTGDPT 2018, thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở tất cả các tổ chuyên môn.

– Xây dựng các nội dung chuyên đề phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu phát triển chuyên môn của giáo viên.

e. Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường tạo môi trường phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng CT GDPT 2018

Nhà trường đã xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường cùng thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 6 năm học 2021-2022, lấy kinh nghiệm để triển khai các lớp tiếp theo thông qua các hoạt động như: tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục về đổi mới dạy học theo tiếp cận năng lực, về phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá năng lực người học…

 

– Kết hợp cộng đồng học tập giữa các trường để hỗ trợ nhau phát triển chuyên môn thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn cấp Thành phố, Tỉnh.

f. Kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo khách quan, công bằng, làm cơ sở thực hiện hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực làm việc cho đội ngũ

– Hàng năm, nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ CBGV thông qua hình thức dự giờ, thăm lớp, kiểm tra đột xuất… từ đó xác định được nhân sự nào cần được đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng ở lĩnh vực nào để phát huy tối đa tiềm năng của cá nhân và đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của nhà trường.

– Đánh giá xếp loại CBGV, NV trên cơ sở đánh giá chất lượng hoàn thành công việc được giao và kịp thời xử lý vi phạm (nếu có).

g. Cải thiện các chính sách cho đội ngũ giáo viên.

Chính sách tiền lương chưa đảm bảo cho giáo viên an tâm trong công tác dẫn đến một số giáo viên chưa tâm huyết với nghề, suy thoái trong đạo đức nhà giáo ảnh hưởng đến uy tín của ngành 

Điều rất quan trọng và cần thiết hiện nay là có chế độ đãi ngộ tiền lương xứng đáng với khả năng đóng góp của giáo viên. Xây dựng thi đua nhà trường sao cho hợp lý, công bằng để khích lệ tinh thần từ đó góp phần nâng cao chất lượng nhà trường.

h. Đảm bảo cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới

Xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, đảm bảo đầy đủ các phòng học chức năng, Trang bị các thiết bị – phương tiện hiện đại hoá đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là một vấn đề rất quan trọng.