THỨC ĂN BỊ NGHẸN Ở CỔ HỌNG ĐỪNG VỖ SAU LƯNG MÀ HÃY ÁP DỤNG NGAY CÁCH NÀY

THỨC ĂN BỊ NGHẸN Ở CỔ HỌNG ĐỪNG VỖ SAU LƯNG MÀ HÃY ÁP DỤNG NGAY CÁCH NÀY.

Mẹ của một cậu bé 2 tuổi chia sẻ trên Facebook: “Nhớ lại cảnh hôm qua mình vẫn còn ám ảnh.
Con trai mình đang chơi trong trung tâm thương mại thì một người dì tốt bụng đã cho nó một cục kẹo trái cây. Đang ăn ngon lành, bỗng con trai khóc lớn, mặt đỏ bừng, tôi liền nhận ra rằng viên kẹo bị mắc kẹt trong cổ họng của con. Lúc đó tôi đã sợ đến chết, dùng sức vỗ vào lưng nó, nhưng dường như không có bất kỳ tác dụng nào. Môi con trai bắt đầu tím tái, tôi vội vã nhớ đến thủ thuật cấp cứu Heimlich. Tôi thực hiện tư thế ôm phía sau lưng, rồi lắc rung hai cái, một viên kẹo cứng lớn hơn quả táo tàu bị đẩy ra từ cổ họng của con, kèm theo một số các chất lỏng nhơn nhớt. Ngay lập tức mặt của con trai tôi đã hồng hào trở lại, thằng bé khóc ầm ĩ, nhưng lòng tôi thì thở phào, nhẹ nhõm. Sau sự việc, tôi đã nghiên cứu nghiêm túc các tiêu chuẩn của động tác cấp cứu Heimlich, nghĩ lại lúc đó chỉ nhớ qua loa mà làm đại, thật may mắn vì vẫn hiệu quả được”.

Nguyên lý cấp cứu với thủ thuật Heimlich

Khi sử dụng các động tác trên, chúng ta sẽ tác động lên bụng và cơ hoành của nạn nhân. Khi nạn nhân bị tác động đột ngột, sẽ sản sinh ra áp lực ở phổi, tạo ra luồng khí tác động đến khí quản, giúp đẩy dị vật trong họng thoát ra ngoài.

1. Trẻ dưới 3 tuổi
Nhân viên cứu thương nên ngay lập tức đặt em bé nằm sấp lên đùi, hoặc giữ bé nằm sấp bằng một tay. Bàn tay bóp nhẹ hai bên má của bé cho mở miệng ra, cánh tay ép vào ngực trẻ.
Tay kia vỗ vào lưng bé 1-5 lần, và quan sát xem bé có nhổ ra dị vật gì không.
2. Nếu làm theo động tác trên mà dị vật chưa đi ra
Có thể sử dụng một tư thế khác, lật bé lại, cho bé nằm ngửa. Nhân viên cứu thương quỳ xuống, đặt bé nằm ngửa trên đùi nhân viên cứu thương, đầu hướng về phía trước. Cứu hộ dùng ngón trỏ hay ngón giữa, để ở dưới ngực và phần bụng trên rốn, nhấn vào một cách nhanh chóng, với lực vừa phải, tránh làm mạnh khiến trẻ tổn thương. Lặp đi lặp lại, cho đến khi dị vật đi ra.
3. Người lớn
Người cứu hộ đứng đằng sau bệnh nhân, dùng hai cánh tay vòng quanh eo của bệnh nhân, rồi nắm hai tay lại. Một tay áp vào vùng dưới ngực, trên bụng rốn của bệnh nhân. Tay còn lại nắm chặt tay kia, dùng lực ấn mạnh vào bụng bệnh nhân. Ấn nhiều lần cho đến khi dị vật thải ra ngoài.
4. Tự cứu
Người lớn khi hóc dị vật, có thể làm tương tự bước 3, nhưng không có người giúp, thì có thể tự cúi xuống, dựa vào một vật thể bằng cố định, ép bụng vào vật thể đó, tác động ép nhanh, mạnh, lặp đi lặp lại cho đến khi dị vật thải ra.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.