THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ MỞ QUÁN CAFÉ/ TRÀ SỮA
THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ MỞ QUÁN CAFE TRÀ SỮA
Đối với người kinh doanh tài ba, thời điểm nào cũng có thể khai thác được, vì họ biết cách biến khó khăn thành cơ hội cho mình. Nhưng đối với người khởi đầu thì chọn thời điểm dễ kinh doanh nhất là điều nên xem xét kỹ. Bởi nếu nắm được 7 thời điểm thích hợp dưới đây để mở quán thì bạn có thể tránh được việc phải bù lỗ trong 3-6 tháng đầu tiên.
1. Mùa vụ
Ở nước ta nói chung và ở Bình Dương nói riêng, thời tiết trong năm có những mùa khác nhau. Nếu khai thác đúng lúc sẽ có những thành tựu bất ngờ mà không phải phí công phí sức nhiều.
– Kinh doanh café:
Loại hình kinh doanh cafe phù hợp với mùa khô và nắng nóng hơn, do nhu cầu uống nước của con người nhiều hơn. Các dịp cuối năm có nhiều lễ hội, cũng là thời gian thích hợp để mở quán hoặc thay đổi trang trí quán nhằm thu hút khách hơn.
– Kinh doanh trà sữa:
Không giống với kinh doanh café, trà sữa thì có chút khác biệt. Yếu tố mùa không tác động quá nhiều đến việc mở quán. Bởi vào mùa đông khách hàng vẫn có thể uống trà sữa nóng. Tuy nhiên các món trà sữa ngon nhất là khi uống lạnh. Và dường như với các tín đồ trà sữa, việc uống lạnh mùa đông không thành vấn đề. Có những bạn trẻ “nghiện” trà sữa như người lớn nghiện cà phê vậy. Họ sẵn sàng thử nhiều quán để xem “đi đâu uống món gì thì ngon nhất.
“Trà sữa là thứ tồn tại duy nhất. Còn những cái khác, có hay không có, không quan trọng” – một tín đồ trà sữa cho hay.
Thị trường đồ uống hiện tại luôn biến động. Cơ hội thị trường không chỉ dừng lại ở thời tiết mùa hè hay mùa đông, cũng không chỉ dừng lại ở các dịp lễ, dịp Tết.
Nếu bạn đủ tự tin vào khả năng kinh doanh của mình và đã sẵn sàng mọi nguồn lực để mở quán. Bạn có thể tạo ra “mùa cao điểm” của riêng mình
2. Vốn
Bạn có 100 triệu, nhưng lại tham vọng muốn mở quán tương đối? Vậy đừng vội vàng. Hãy chờ tới khi tích được tối thiểu 300 triệu. Thiếu vốn trong quá trình kinh doanh không phải là hiếm, nguyên do có thể từ chi phí phát sinh, hoặc một số rủi ro chưa lường trước. Thực đáng tiếc nếu bạn phải tạm dừng giữa chừng khi đang thực hiện kế hoạch.
Có một sự thật là các chủ quán Việt Nam không đầu tư nhiều cho huấn luyện nhân viên. Họ không bỏ thời gian chờ nhân viên quen việc, bởi sợ sẽ tốn thêm chi phí trong quá trình này. Hoặc cũng có trường hợp vì sợ tốn nguyên liệu, nên nhân viên không được tập riêng, mà “vừa pha cho khách vừa tranh thủ luyện tập luôn”. Hậu quả là: khách đến đông bất thường vào ngày khai trương, nhưng nhân viên lại chưa quen việc! Điều này sẽ khiến khách hàng không còn quay trở lại quán của bạn. Bởi vậy, khi tích lũy vốn bạn nên tính tới cả
Phần chi phí huấn luyện cho nhân viên nữa nhé. Có thể bạn sẽ nghĩ tới chuyện vay vốn, nhưng nếu chưa thật chắc chắn thì điều này cũng khá mạo hiểm. Góp vốn cùng bạn bè người thân thì sao? Hãy lựa chọn phương án này nếu bạn không ngại việc phân chia trách nhiệm.
3. Khách hàng – Con người – Nhân hòa
Phân khúc khách hàng phù hợp với mô hình quán của bạn. Nếu bạn mở quán cafe sang trọng, nên tập trung vào khách công sở. Nếu đối tượng là học sinh, thì xem xét về giá cả phục vụ. Mở quán phong cách quá chững chạc ở ngay cạnh trường tiểu học là tự bạn đánh mất một lượng khách hàng tiềm năng lớn.
Người khởi đầu kinh doanh thường ít chú ý đến vấn đề khách hàng này. Thông thường chỉ dựa vào lượng khách có sẵn, ví dụ như thấy gần trường học và mở quán phù hợp với học sinh. Nhưng không may vừa mở quán chưa lâu, trường học đó đã dời chỗ khác?! Có chứ, nhiều trường hợp dở khóc dở cười như vậy lắm. Đối với mô hình quán nhỏ thì thôi kệ, không sao, cùng lắm là đổi phong cách là xong. Nhưng nếu đối với mô hình có thương hiệu, chi phí đầu tư lớn thì thật là thảm kịch.
Người kinh doanh giỏi biết cách đi tắt đón đầu, đầu tư ở nơi sắp sửa xây trường học hoặc khu công nghiệp, thuê mặt bằng dài hạn với chi phí rất rẻ. Đúng thời điểm trường học hoặc khu công nghiệp xây dựng lên, bạn có khách hàng là những người thợ thi công, sau đó là tới công nhân viên, và cuối cùng là học sinh trường đó. Là quán duy nhất phục vụ nước uống ở khu vực đó, đối thủ gần như bằng 0, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận không tả hết. Thật là tuyệt đúng không?
4. Hãy mở quán trà sữa khi bạn có đủ thời gian để tập trung vào nó
Có thể bạn chỉ coi mở quán như nghề tay trái, bên cạnh các công việc khác. Nhất là khi sở hữu nhiều việc kinh doanh khác nhau, bạn sẽ khó mà tập trung vào riêng quán trà sữa. Nếu là lần đầu mở quán, quỹ thời gian nó tiêu tốn của bạn sẽ nhiều hơn so với khi đã có kinh nghiệm. Nếu còn nhiều mối bận tâm khác, bạn nên giải quyết trước để có thể tập trung vào các công việc khi mở quán. Quản lý, vận hành, nguyên liệu, marketing… Rất nhiều công việc trước mắt đang chờ đợi, bạn đã sẵn sàng chưa?
5. Chớ vội mở quán khi bạn chưa có kiến thức nền tảng về trà sữa
Đó là kiến thức về cốt trà, về topping và nguyên liệu đi kèm. Là cách kết hợp các hương vị sao cho phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu. Là cách nắm bắt xu hướng trên thị trường và những kĩ năng kinh doanh trà sữa.
Vì sao tôi lại nói bạn chỉ nên mở quán khi đã có những kỹ năng đó? Bởi lẽ nó đồng nghĩa với việc bạn giải quyết được những vấn đề sau:
– Không còn phụ thuộc hoàn toàn vào nhân viên pha chế
– Có thể tự mày mò sáng tạo món mới
– Kiểm soát được chi phí đầu ra, đầu vào
– Biết cách tạo ra các hoạt động, chương trình thu hút khách hàng. Câu hỏi đặt ra là mất bao lâu để trang bị những kiến thức này?
Về nguyên liệu và cách pha chế, chỉ cần 1 Khóa học pha chế trà sữa là bạn có thể nắm được nguyên lý cơ bản. Còn kỹ năng kinh doanh và “bắt sóng” thị trường thì sẽ cần nhiều thời gian hơn. Không có một con số chính xác cho tất cả mọi người.
6. Kế hoạch hoàn chỉnh
Bạn cũng đừng vội vàng mở quán khi thấy mặt bằng đẹp quá, thời cơ tốt quá, có đủ vốn rồi, mà trong tay chưa có kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Lời khuyên quen thuộc là “Đừng lập kế hoạch để thất bại”, thà đừng tham chiến còn hơn là xông trận mà không có đường lối chắc chắn. Chẳng ai khóc khi bạn không chịu khởi đầu, họ chỉ cười khi bạn lỗ mãng và thất bại mà thôi.
Giữa người với người, khoảng cách ngắn nhất là IQ, khoảng cách xa nhất là sự kiên trì.
7. Niềm tin
Nói chung là kinh doanh sẽ có thời điểm tăng và giảm, suy và thịnh, đó là quy luật bình thường bất cứ doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng phải trải qua, bạn không nên quá ủ rũ khi quán hoạt động chậm vào thời điểm nào đó, mà nên chuẩn bị sẵn để đón nhận thử thách, nó không chỉ đến 1 lần mà sẽ đến mỗi năm 1 lần, ít nhất là như vậy. Bạn cần có niềm tin mãnh liệt vào bản thân và mô hình kinh doanh của mình, chung quy người trụ lại với quán cũng chỉ có một mình bạn mà thôi.
Vậy nên…
Không có một ngày tháng năm cụ thể nào cả. Thời điểm mà bạn nên chọn chính là thời điểm hội tụ các yếu tố trên.Sau những chia sẻ, gợi ý, hi vọng bạn sẽ tìm ra thời điểm hợp lý nhất dành cho việc mở quán café/ trà sữa của mình.
Thời điểm hiện tại kinh doanh quán cà phê trà sữa đang là mô hình đầy tiềm năng. Bạn muốn tự mở quán kinh doanh riêng? Bạn đang tìm kiếm khóa học dạy pha chế trà sữa chuyên nghiệp để mở quán? Xem chi tiết tại đây.