THẾ NÀO LÀ QUYỀN CÓ GIÁO VIÊN TỐT – Tài liệu text

THẾ NÀO LÀ QUYỀN CÓ GIÁO VIÊN TỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.7 KB, 3 trang )

THẾ NÀO LÀ QUYỀN CÓ GIÁO VIÊN TỐT?
Trần Thị Phương Huyền – Tổ Bộ môn chung
Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
Kính thưa các vị đại biểu.
Kính thưa các thầy cô giáo
Thưa toàn thể các em sinh viên yêu quý!
Tuần lễ Toàn cầu Hành động vì giáo dục là một sự kiện hằng năm được
Liên minh Chiến dịch toàn cầu hành động vì giáo dục tổ chức, để thúc đẩy
quyền được hưởng giáo dục có chất lượng cho tất cả mọi người.
Chủ đề toàn cầu của Tuần lễ năm nay là “Học sinh nào cũng cần có giáo
viên” và “Giáo viên được đào tạo tốt cho mọi người học”. Tuy nhiên, để phù
hợp bối cảnh của Việt Nam, chủ đề này đã được Bộ GD – ĐT điều chỉnh thành
“Học sinh nào cũng có quyền có giáo viên tốt” và “Đội ngũ giáo viên có năng
lực và tâm huyết cho mọi người học”.
Đây là một chủ đề rất rộng, hay và vô cùng thiết thực. Tuy nhiên ở bài
viết này, chúng tôi mong muốn chỉ dừng lại ở việc làm rõ nội hàm của khái niệm
“quyền có giáo viên tốt” từ đó góp phần cho việc hành động được cụ thể và
chính xác hơn.
Nước ta là nước có truyền thống “Tôn sư trọng Đạo”. Từ lâu, vai trò vị trí
của người Thầy đã rất được coi trọng. Trong mỗi chúng ta, đều biết và hiểu rõ
câu nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”(Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là
thầy) muốn nói lên tầm quan trọng của người thầy giáo thời kỳ phong kiến – khi
mà tri thức là thầy, thầy là tri thức, thầy có quyền ban phát tri thức cho người
học. Nhưng trong thời kỳ hiện nay, tri thức không còn nằm độc quyền trong tay
người thầy nữa mà bản thân người học có thể tìm kiếm tri thức ở nhiều nguồn
khác nhau, người thầy lúc này chỉ là người cầu nối, là một trong những kênh để
cung cấp tri thức cho người học. Lúc này, học sinh là trung tâm. Vì thế nếu ví
người thầy là người lái đò thì học sinh có quyền có người lái đò tốt, nếu ví thầy
là người bắc cầu thì học sinh có quyền có người bắc cầu có trình độ, để họ có
thể bước tiếp những vững chắc trong cuộc đời. Trong số chúng ta ngồi đây, tất

cả đã trải qua và đang là người học nên chắc hẳn đểu thấm thía lời dạy của cha
ông ta thường khuyên răn: “Lựa bạn mà chơi, chọn thầy mà học” và như thế
đứng ở góc độ người học sinh, họ hoàn toàn có quyền có giáo viên tốt.
Hiện nay trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đã có nhiều điều
luật để xác định quyền hạn cho nhiều đối tượng, ví dụ: quyền công dân, quyền
học sinh, quyền trẻ em, quyền sở hữu trí tuệ….Tuy nhiên chưa có điều luật nào
quy định quyền có giáo viên tốt của học sinh. Do vậy, chúng tôi thấy rằng khái
niệm “quyền có giáo viên tốt” không phải là khái niệm mang tính chất pháp lý
mà là khái niệm do tổ chức của chương trình hành động đưa ra. Quyền hạn là
phạm vi và mức độ một người được phép làm để thực hiện đầy đủ trách nhiệm
họ được giao nắm giữ, việc xác định quyền là nhằm để cho một người có thể
làm tròn trách nhiệm của mình ở vai trò hiện tại. Hiểu một cách ngắn gọn thì
quyền chính là những gì mà họ được hưởng. Vì vậy, việc xác định “Mỗi học
sinh đều có quyền có giáo viên tốt” cũng là để học sinh thấy được rằng ở vị trí là
người học sinh, họ có quyền có giáo viên tốt như thứ trưởng Giáo dục và Đào
tạo Nguyễn Vinh Hiển đã nhấn mạnh: “Học sinh sẽ chỉ được tiếp thu kiến thức
một cách đầy đủ và hiệu quả nhất nếu nhận được sự dìu dắt và chỉ bảo của
những người giáo viên thật sự có năng lực và tâm huyết”.
Vậy thế nào là một người giáo viên tốt? Người giáo viên tốt là người giáo
viên được đào tạo và giảng dạy đúng chuyên môn, là những người hội tụ nhiều
phẩm chất và năng lực tốt, có tâm huyết và yêu nghề, đáp ứng được yêu cầu của việc
giáo dục đào tạo và của người học.
Khi học sinh có quyền có giáo viên tốt thì họ được phép làm gì? Theo chúng
tôi, họ được phép:
– Được hưởng sự giáo dục của một đội ngũ những người được đào tạo
một cách chuyên nghiệp, có phẩm chất năng lực tốt.
– Được bày tỏ ý kiến của mình với giáo viên về những vấn đề có liên quan
đến việc giảng dạy và giáo dục của họ để quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.

2

– Được kiến nghị với các cấp lãnh đạo cao hơn trong trường hợp giữa giáo
viên và sinh viên không tìm được tiếng nói chung trong việc bàn bạc đưa ra giải
pháp tốt hơn cho quá trình học tập hoặc phía giảng viên cố ý không hợp tác.
Có thể nói, đây được coi là một quyền đặc biệt vì nếu như chúng ta vi
phạm các quyền khác được pháp luật bảo vệ thì sẽ bị pháp luật xử lý như xử
phạt hành chính, thậm chí truy tố trách nhiệm hình sự, nhưng nếu chúng ta vi
phạm quyền này, không đảm bảo cho học sinh được học những giáo viên tốt thì
chúng ta còn bị xử phạt bởi lương tâm người thầy giáo, vì sản phấm chúng ta tạo
ra chính là nhân cách của thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước như
nhà thơ Tagor từng nhấn mạnh: “Giáo dục một người đàn ông, ta được một
người đàn ông. Giáo dục một người đàn bà, ta được một gia đình. Giáo dục một
người thầy giáo, ta được một thế hệ”. Vì thế, chúng tôi mong muốn rằng, chúng
ta hãy cùng nhau thực hiện quyền có giáo viên tốt của học sinh, để “Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”, “Đi học như đi trẩy hội” để nhà trường chính là
ngôi nhà thứ hai của người học, ở đó có “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng
đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo,
không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh
hùng vô danh” (Hồ Chí Minh) và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,
tự học và sáng tạo” (Nguyễn Thiện Nhân).

3

cả đã trải qua và đang là người học nên chắc hẳn đểu thấm thía lời dạy của chaông ta thường khuyên răn: “Lựa bạn mà chơi, chọn thầy mà học” và như thếđứng ở góc độ người học sinh, họ hoàn toàn có quyền có giáo viên tốt.Hiện nay trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đã có nhiều điềuluật để xác định quyền hạn cho nhiều đối tượng, ví dụ: quyền công dân, quyềnhọc sinh, quyền trẻ em, quyền sở hữu trí tuệ….Tuy nhiên chưa có điều luật nàoquy định quyền có giáo viên tốt của học sinh. Do vậy, chúng tôi thấy rằng kháiniệm “quyền có giáo viên tốt” không phải là khái niệm mang tính chất pháp lýmà là khái niệm do tổ chức của chương trình hành động đưa ra. Quyền hạn làphạm vi và mức độ một người được phép làm để thực hiện đầy đủ trách nhiệmhọ được giao nắm giữ, việc xác định quyền là nhằm để cho một người có thểlàm tròn trách nhiệm của mình ở vai trò hiện tại. Hiểu một cách ngắn gọn thìquyền chính là những gì mà họ được hưởng. Vì vậy, việc xác định “Mỗi họcsinh đều có quyền có giáo viên tốt” cũng là để học sinh thấy được rằng ở vị trí làngười học sinh, họ có quyền có giáo viên tốt như thứ trưởng Giáo dục và Đàotạo Nguyễn Vinh Hiển đã nhấn mạnh: “Học sinh sẽ chỉ được tiếp thu kiến thứcmột cách đầy đủ và hiệu quả nhất nếu nhận được sự dìu dắt và chỉ bảo củanhững người giáo viên thật sự có năng lực và tâm huyết”.Vậy thế nào là một người giáo viên tốt? Người giáo viên tốt là người giáoviên được đào tạo và giảng dạy đúng chuyên môn, là những người hội tụ nhiềuphẩm chất và năng lực tốt, có tâm huyết và yêu nghề, đáp ứng được yêu cầu của việcgiáo dục đào tạo và của người học.Khi học sinh có quyền có giáo viên tốt thì họ được phép làm gì? Theo chúngtôi, họ được phép:- Được hưởng sự giáo dục của một đội ngũ những người được đào tạomột cách chuyên nghiệp, có phẩm chất năng lực tốt.- Được bày tỏ ý kiến của mình với giáo viên về những vấn đề có liên quanđến việc giảng dạy và giáo dục của họ để quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.- Được kiến nghị với các cấp lãnh đạo cao hơn trong trường hợp giữa giáoviên và sinh viên không tìm được tiếng nói chung trong việc bàn bạc đưa ra giảipháp tốt hơn cho quá trình học tập hoặc phía giảng viên cố ý không hợp tác.Có thể nói, đây được coi là một quyền đặc biệt vì nếu như chúng ta viphạm các quyền khác được pháp luật bảo vệ thì sẽ bị pháp luật xử lý như xửphạt hành chính, thậm chí truy tố trách nhiệm hình sự, nhưng nếu chúng ta viphạm quyền này, không đảm bảo cho học sinh được học những giáo viên tốt thìchúng ta còn bị xử phạt bởi lương tâm người thầy giáo, vì sản phấm chúng ta tạora chính là nhân cách của thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước nhưnhà thơ Tagor từng nhấn mạnh: “Giáo dục một người đàn ông, ta được mộtngười đàn ông. Giáo dục một người đàn bà, ta được một gia đình. Giáo dục mộtngười thầy giáo, ta được một thế hệ”. Vì thế, chúng tôi mong muốn rằng, chúngta hãy cùng nhau thực hiện quyền có giáo viên tốt của học sinh, để “Mỗi ngàyđến trường là một ngày vui”, “Đi học như đi trẩy hội” để nhà trường chính làngôi nhà thứ hai của người học, ở đó có “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứngđáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo,không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anhhùng vô danh” (Hồ Chí Minh) và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,tự học và sáng tạo” (Nguyễn Thiện Nhân).