THAM LUẬN: “CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ, CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT HỌC SINH”

       * Về phía giáo viên.

       – Phân loại học sinh: Ngay từ đầu năm sau khi nhận lớp, GVCN kết hợp việc tham khảo thông tin từ GV dạy năm trước, tìm hiểu hoàn cảnh của từng HS, Phân loại học sinh theo nhóm đối tượng:

       + Học sinh khó khăn về hoàn cảnh gia đình.

       + Học sinh khó khăn về nhận thức.

       + Học sinh chưa chăm

       + Học sinh nhận thức khá tốt nhưng cẩu thả trong kĩ năng trình bày

        – Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, học sinh chưa hoàn thành ngay từ đầu năm học.

        – Ngay từ đầu năm, trong buổi họp phụ huynh, GV thống nhất với PH kết hợp cùng cô giáo giáo dục các em để tránh việc PH khoán trắng việc giáo dục con cho cô giáo.

       – Đối với những em chưa hoàn thành do nhận thức chậm:

        + Giáo viên soạn bài cần phải có kế hoạch, kiến thức dạy học phù hợp với trình độ từng đối tượng học sinh, dạy đến đâu chắc kiến thức đến đấy.

        + Trong giảng dạy cần xác định trọng tâm bài học, nội dung chương trình, tránh tình trạng dạy tràn lan gây nặng nề cho học sinh, đặc biệt chú ý giúp đỡ các em học tập còn yếu kém. Với những em này cố gắng giúp HS hoàn thành các bài tập theo yêu cầu cần đạt. Quan tâm, theo dõi chấm điểm, nhận xét thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ, chủ động quan tâm, động viên, khen ngợi ủng hộ các em về cả vật chất lẫn tinh thần như: trao quà phần thưởng hàng tháng với những em có tiến bộ, học tập tốt. Bên cạnh đó, GV thường xuyên trao đổi tình hình học tập, tâm sinh lí của các em với phụ huynh thông qua zalo hoặc gọi điện trực tiếp.

 

Hình ảnh các em học sinh tiến bộ nhận quà

       – Với những học sinh nhận thức tốt nhưng cẩu thả về kĩ năng trình bày

       GV sẽ nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên hàng ngày nhưng không gây áp lực cho HS tránh cho các em mặc cảm hoặc chán nản, thân thiện gần gũi với các em. Thường xuyên động viên, khuyến khích khi các em có tiến bộ, trao đổi kịp thời với phụ huynh để cùng giáo dục các em.

       – Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn:

       Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu chính xác học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, báo về BGH để có giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, không để tình trạng học sinh bỏ học vì kinh tế gia đình khó khăn. BGH nhà trường báo cáo với chính quyền địa phương, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, hội khuyến học hỗ trợ học bổng và điều kiện học tập, miễn giảm các khoản đóng góp cho các em. 

Các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhận quà.

       –  GV Xây dựng phong trào thi đua học tập “ Đôi bạn cùng tiến”, phân công các em học sinh khá giỏi trong lớp giúp đỡ học sinh yếu, các em gần nhà giúp đỡ lẫn nhau… Hàng ngày các em có nhiệm vụ kiểm tra, giúp đỡ bạn báo cáo lại với GVCN. Hàng tháng GV sẽ nhận xét và có phần thưởng. Thường xuyên thay đổi chỗ ngồi 8 tuần 1 lần để các bạn trong lớp làm quen với nhau, hợp tác giúp đỡ được nhiều bạn trong lớp.

       – Gv tăng cường nghiên cứu, sưu tầm đề, tăng cường cho HS làm và chữa đề.

       – Xoáy sâu kiến thức trọng tâm, HS hổng kiến thức ở đâu phải có kế hoạch ôn tập cho các em ở đó, luôn ưu tiên cho các em học yếu, mỗi khi các em giơ tay thì phải gọi ngay đồng thời phải tuyên dương, động viên các em mỗi khi các em trả lời.

      – Phải thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và ứng dụng CNTT vào dạy học, tăng cường sử dụng tivi để khai thác tài liệu, học liệu trên mạng tạo hứng thú cho HS. Đồng thời tăng cường giáo dục động cơ thái độ học tập bộ môn, kiểm tra đánh giá phải chính xác và khoa học .

       – Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, với những em chưa chuẩn bị đủ cần nhắc nhở kịp thời kết hợp trao đổi với phụ huynh.

       – Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện tích cực trong thầy trò để dạy và học tốt hơn – Thường xuyên lạc với phụ huynh, kết hợp với phụ huynh hướng dẫn về biện pháp giúp con em học tập để có kết quả cao.

        – Và xác định việc rèn học sinh chưa hoàn thành trở nên tiến bộ là phải kiên trì, không phải một sớm một chiều mà đạt kết quả như mong muốn và giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tận tâm.

       Đối với giáo viên khối 5 chúng tôi luôn nhiệt tình, yêu nghề luôn đề cao giáo dục HS lên hàng đầu. Trong năm học vừa qua, đối với khối lớp 5, cái khó khăn của chúng tôi là không còn tiết tăng buổi để rèn cho các em nên chúng tôi lồng ghép ngay trong các tiết học, vì thế ngay trong kế hoạch bài dạy phải đặt ra mục tiêu riêng cho từng loại đối tượng học sinh. chúng tôi đã không ngại khó khăn bồi dưỡng cho các em vào các tiết cuối buổi chiều và ngày thứ 7, tận dụng thời gian này chúng tôi tập trung nhiều cho việc rèn học sinh chưa hoàn thành, củng cố các kiến thức bị hổng bị quên của HS. mà không thu tiền của phụ huynh và đã đạt được kết quả tương đối Tốt.

http://thgiaolac.namdinh.edu.vn/upload/55895/fck/files/2021_08_18_09_50_587.jpg

Hình ảnh giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học

       * VỀ HỌC SINH:

       – Đi học phải chuyên cần, học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong giờ học phải tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài, nắm chắc kiến thức cơ bản trong mỗi bài, mỗi chủ điểm.

       – Dành thời gian cho học tập, học hỏi cách học của bạn bè, thầy cô.

       – Chăm chỉ học tập, cố gắng hết sức trong học tập, vượt khó vươn lên; có ý thức học hỏi, ham học, không tự ti, không giấu dốt, không kiêu ngạo.

       – Có đầy đủ đồ dùng học tập: sách giáo khoa, thước kẻ, compa, giấy nháp.

       – Học bài và làm bài theo sự hướng dẫn của thầy cô. Không làm được cần tìm kiếm sự giúp đỡ thêm từ thêm bạn bè và thầy cô.