TẬP BÀI GIẢNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP QNU – TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI – Studocu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Mục Lục

BÀI GIẢNG

KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Mã học phần : 2030003

Số tín chỉ : 02

Bình Định, năm 2020

MỤC LỤC

  • Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP…………………………………..
    1. Khái niệm, phân loại giao tiếp …………………………………………………………………..
  • 1.1. Khái niệm giao tiếp………………………………………………………………………………….
  • 1.1. Phân loại giao tiếp ………………………………………………………………………………….
    1. Chức năng và vai trò của giao tiếp…………………………………………………………….
  • 1.2. Chức năng giao tiếp ………………………………………………………………………………..
  • 1.2. Vai trò của giao tiếp………………………………………………………………………………..
    1. Nguyên tắc và quá trình giao tiếp……………………………………………………………..
  • 1.3. Nguyên tắc giao tiếp ……………………………………………………………………………….
  • 1.3. Quá trình giao tiếp ………………………………………………………………………………….
  • Thảo luận………………………………………………………………………………………………………
  • Vấn đề 1. Văn hóa giao tiếp trong nhà trường………………………………………………………
  • Vấn đề 2. Những hạn chế, trở ngại trong quá trình giao tiếp…………………………………..
  • Vấn đề 3. Những biện pháp để nâng cao hiệu quả giao tiếp……………………………………
  • Chương 2: KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ…………………………………
    1. Đặc điểm, vai trò của giao tiếp bằng ngôn ngữ ………………………………………..
  • 2.1. Đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ…………………………………………………….
  • 2.1. Vai trò của giao tiếp bằng ngôn ngữ. ……………………………………………………….
    1. Phân loại giao tiếp bằng ngôn ngữ…………………………………………………………..
  • 2.2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói…………………………………………………………………..
  • 2.2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết………………………………………………………………….
    1. Một số kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ …………………………………………………
  • 2.3. Kỹ năng đặt câu hỏi………………………………………………………………………………
  • 2.3. Kỹ năng khen, phê bình………………………………………………………………………….
  • 2.3. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục……………………………………………………………
  • 2.3. Kỹ năng thuyết trình ……………………………………………………………………………..
  • 2.3. Kỹ năng viết CV (Curriculum Vitae)
  • 2.3. Kỹ năng viết thư tín

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP

1. Khái niệm, phân loại giao tiếp …………………………………………………………………..

1.1. Khái niệm giao tiếp………………………………………………………………………………….

Giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, là hoạt động có vai
trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Do đó, giao tiếp là một trong những
vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, hiện có rất nhiều quan niệm khác nhau
về giao tiếp:

  • Theo Từ điển tâm lý học: “Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp
    xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp gồm hàng loạt
    yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và
    tìm hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động tương hỗ và
    tri giác” [2, 278].
  • Tác giả Chu Văn Đức, trong Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, đã định nghĩa:
    “Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người với con
    người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định” [4, 13].
  • Nhóm tác giả Trần Thị Việt Hoài, Lê Thị Thanh Ngà, Đinh Thị Sen, trong
    Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, cũng cho rằng: “Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông
    tin giữa người với người nhằm đạt được một mục đích nào đó” [5, 13].
    Như vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về giao tiếp, mỗi tác giả tùy theo
    phương diện nghiên cứu của mình đã đưa ra một cách hiểu về giao tiếp theo cách riêng
    và làm nổi bật khía cạnh nào đó của giao tiếp. Và có thể hiểu khái quát định nghĩa về
    giao tiếp như sau:
    Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển các mối quan hệ giữa người với
    người nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận biết và tác
    động lẫn nhau;… đạt đến một mục đích nhất định.

1.1. Phân loại giao tiếp ………………………………………………………………………………….

Có nhiều cách phân loại giao tiếp, tùy theo những tiêu chuẩn khác nhau:

  • Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại:
  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao
    tiếp với nhau. Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ,
    con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như: thông báo tin tức, diễn tả
    tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật, …
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành vi, cử chỉ,
    nét mặt, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, …
  • Dựa vào khoảng cách: Có 2 loại:
  • Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với
    nhau để trực tiếp giao tiếp.
  • Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương
    tiện trung gian khác như điện thoại, email, thư tín, Fax, chat, …
  • Dựa vào tính chất giao tiếp: Có 2 loại:
  • Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp khi các cá nhân cùng thực hiện một
    nhiệm vụ chung theo quy định. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong giờ
    học. Loại giao tiếp này có tính tổ chức, kỉ luật cao.
  • Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp diễn ra giữa những người đã
    quen biết, hiểu rõ về nhau, không bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế, mang nặng tính
    cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa các bạn sinh viên trong giờ ra chơi. Loại giao tiếp này
    thường tạo ra bầu không khí đầm ấm, vui tươi, thân mật, hiểu biết lẫn nhau.
  • Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp: Có 3 loại:
  • Giao tiếp cá nhân – cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa sinh viên A và sinh viên B.
  • Giao tiếp cá nhân – nhóm. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên với lớp hoặc
    nhóm sinh viên.
  • Giao tiếp nhóm – nhóm: giao tiếp trong đàm phán giữa đoàn đàm phán của
    công ty A và công ty B.

1. Chức năng và vai trò của giao tiếp…………………………………………………………….

1.2. Chức năng giao tiếp ………………………………………………………………………………..

1.2.1. Chức năng truyền thông tin
Chức năng này có cả ở người và động vật. Ở động vật, chức năng thông báo thể
hiện ở điệu bộ, nét mặt, âm thanh (phi ngôn ngữ). Còn ở người, với sự tham gia của hệ
thống tín hiệu thứ 2, chức năng thông tin, thông báo được phát huy tối đa, nó có thể
truyền đi bất cứ thông tin nào. Trong hoạt động chung, người này giao tiếp với người
kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp cho hoạt động được thực hiện một
cách có hiệu quả.
1.2.1 Chức năng nhận thức
Giao tiếp là công cụ quan trọng giúp con người nhận thức về thế giới và về bản
thân. Giao tiếp giúp cho khả năng nhận thức của con người ngày càng mở rộng, làm
cho vốn hiểu biết, tri thức của con người ngày càng phong phú.
1.2.1. Chức năng phối hợp hành động
Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận, với các chức năng và nhiệm vụ
khác nhau. Để tổ chức hoạt động một cách thống nhất, đồng bộ thì các bộ phận, thành
viên trong tổ chức cần phải giao tiếp với nhau để phối hợp hành động cho có hiệu quả.
Thông qua giao tiếp, con người hiểu được những yêu cầu, mong đợi của người
khác, hiểu được mục đích chung của nhóm, trên cơ sở đó phối hợp với nhau cùng hoạt
động, nhằm đạt được mục đích chung.
1.2.1. Chức năng điều khiển hành vi
Qua giao tiếp, con người có thể nhận biết về thế giới, về người khác và về bản
thân; biết được cái hay cái dở của bản thân cũng như những yêu cầu đòi hỏi của người
khác, của xã hội. Trên cơ sở đó, con người tự điều khiển, điều chỉnh bản thân cho phù
hợp hơn. Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi trong giao tiếp thể hiện khả năng
thích nghi lẫn nhau, khả năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau của các chủ thể giao
tiếp. Mặt khác, nó còn thể hiện vai trò tích cực của các chủ thể trong giao tiếp.

sản riêng của mình. Những trường hợp trẻ em bị thất lạc vào trong rừng, sống với
động vật đã cho thấy rằng, mặc dù những đứa trẻ này vẫn có hình hài của con người
nhưng tâm lí và hành vi của các em không phải là của con người.
– Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất
đạo đức được hình thành và phát triển.
Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được
các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên
tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp; cái gì
nên làm, cái gì cần làm, cái gì không được làm và từ đó thể hiện thái độ , hành động
cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức
nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác, … chủ yếu được hình thành, phát
triển trong giao tiếp. Người xưa nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” cũng vì bà và
mẹ hay chiều con, chiều cháu, thường làm thay những việc mà đúng ra chúng phải làm
và có thể làm được; đáp ứng một cách thiếu nguyên tắc những đòi hỏi của chúng, dẫn
đến việc chúng không nhận thức được giới hạn cần phải dừng lại trong các yêu cầu,
đòi hỏi của mình; từ đó sẽ có những hành vi, đòi hỏi vượt giới hạn cho phép, tức là
“hư”.
– Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người.
Những nhu cầu của con người như: nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa nhận,
nhu cầu được những người xung quanh quan tâm, chú ý, nhu cầu được hòa nhập vào
những nhóm xã hội nhất định, … chỉ được thỏa mãn trong giao tiếp. Chúng ta sẽ cảm
thấy như thế nào nếu tự giam mình dù chỉ một ngày trong phòng, không gặp gỡ, tiếp
xúc với ai, không liên hệ với ai qua điện thoại, không đọc, không xem ti vi? Chắc chắn
đó sẽ là một ngày dài nặng nề. Đó là vì nhu cầu giao tiếp của chúng ta không được
thỏa mãn.
Theo các nhà tâm lí học phát triển, trong cuộc đời của mỗi con người, nhu cầu
giao tiếp xuất hiện rất sớm. Ngay từ khi được sinh ra, đứa trẻ đã có những nhu cầu
được thương yêu, nhu cầu được an toàn. Khoảng 2 -3 tháng tuổi, đứa trẻ đã biết “trò
chuyện” với người lớn. Những thiếu hụt trong giao tiếp với người lớn ở giai đoạn ấu
thơ sẽ để lại những dấu ấn tiêu cực trong tâm lí, nhân cách của con người trưởng thành
sau này.

1. Nguyên tắc và quá trình giao tiếp……………………………………………………………..

1.3. Nguyên tắc giao tiếp ……………………………………………………………………………….

1.3.1. Nhóm nguyên tắc với thông tin
– Thông tin phải chính xác.
– Thông tin phải đầy đủ.
– Thông tin phải rõ ràng.
– Thông tin phải dễ hiểu.
– Thông tin phải liên tục.
Thông tin là một mảng hiện thực được chúng ta nhận thức và mã hóa để truyền
cho người khác. Do đó, thông tin chính xác và đầy đủ là hai nguyên tắc vô cùng quan

trọng, giúp mọi mảng hiện thực dù được truyền đi song được tiếp nhận đầy đủ và
không bị hiểu sai.
Nguyên tắc rõ ràng và dễ hiểu giúp việc truyền tải và tiếp nhận thông tin được
dễ dàng, nhanh gọn và hiệu quả. Đỉnh cao của ngôn từ là đơn giản và gần gũi. Một ý
tưởng hay, sáng tạo, nếu không biết diễn đạt ra một cách rõ ràng và dễ hiểu cho người
nghe thì ý tưởng đó mãi mãi nằm trong đầu của một cá nhân nào đó.
Thông tin phải liên tục, vì thông tin là một mảng hiện thực mà hiện thực thì
phải “chảy” liên tục không ngừng.
Tuân thủ 5 nguyên tắc trên giúp chúng ta tạo tin và truyền tin hiệu quả đến
người tiếp nhận nhanh nhất, dễ nhất, chính xác và đầy đủ nhất.
1.3.1. Nhóm nguyên tắc với mục đích
– Mục đích được xác định trước khi thực hiện giao tiếp.
– Mục đích phải rõ ràng, cụ thể.
– Mục đích phải chính đáng và có tính khả thi.
Giao tiếp là hoạt động để đạt được mục đích, do đó mục đích phải được xác
định trước. Nếu không xác định trước mục đích giao tiếp thì cũng giống như chúng ta
bước chân ra khỏi nhà mà chẳng biết sẽ đi đâu.
Song mục đích cần phải rõ ràng và cụ thể. Bạn muốn viết một cuốn tiểu thuyết,
đó là mục đích. Nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ viết được ra nó, dù chỉ một từ nếu bạn
không xác định được rõ ràng và cụ thể bạn sẽ viết gì trong cuốn tiểu thuyết của mình.
Nguyên tắc chính đáng và khả thi giúp bạn thực hiện hoạt động giao tiếp một
cách dễ dàng và hiệu quả.
Tuân thủ ba nguyên tắc trên giúp chúng ta định hướng hiệu quả hoạt động giao
tiếp để thỏa mãn cao nhất mục đích đã định.
1.3.1. Nhóm nguyên tắc với con người
– Đánh giá đúng bản thân.
– Đánh giá đúng mối quan hệ giao tiếp.
– Đánh giá chính xác đối tượng giao tiếp.
Đánh giá đúng bản thân tức là chúng ta phải biết mình là ai trong mỗi một hoạt
động giao tiếp cụ thể. Mỗi con người chúng ta, trong cuộc sống này, có rất nhiều vị trí,
vai trò. Song trong một hoạt động giao tiếp nhất định nào đó, chúng ta chỉ là một trong
rất nhiều vị trí, vai trò đó.
Người với người trong cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ và mức độ thân
quen của mối quan hệ đó cũng khác nhau. Quan hệ giao tiếp là mối quan hệ được xác
lập giữa các chủ thể giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp cụ thể.
Khi chúng ta đánh giá bản thân, xác lập mối quan hệ giao tiếp còn cần dựa trên
việc tìm hiểu chính xác về đối tượng giao tiếp. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng,
đặc biệt trong giao tiếp của người Việt Nam. Vì chúng ta có một hệ thống từ xưng hô
vô cùng phong phú, phức tạp và tinh tế. Hiểu chính xác về đối tượng giao tiếp giúp
chúng ta lựa chọn chính xác từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
Tuân thủ đồng thời ba nguyên tắc trên giúp chúng ta xác định đúng vai giao tiếp

Thảo luận………………………………………………………………………………………………………

Vấn đề 1. Văn hóa giao tiếp trong nhà trường………………………………………………………

  1. Các vấn đề và định hướng thảo luận
    • Nêu đặc điểm cơ bản của văn hóa giao tiếp trong nhà trường.
    • Có những mối quan hệ giao tiếp nào trong nhà trường và đặc điểm những
      quan hệ giao tiếp này?
    • Giao tiếp trong nhà trường cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
    • Mục đích giao tiếp trong trường học là gì?
    • Giao tiếp trong nhà trường được thực hiện dưới những hình thức nào?
    • Cần làm gì để xây dựng văn hóa giao tiếp trong nhà trường?
  2. Tổ chức thực hiện
    • Giảng viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu và trả lời 1 vấn đề.
    • Mỗi nhóm có 15 phút chuẩn bị và cử thành viên trình bày.
    • Giảng viên và các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi thảo luận.
    • Nhóm trình bày trả lời câu hỏi.
    • Giảng viên nêu kết luận cho vấn đề thảo luận.

Vấn đề 2. Những hạn chế, trở ngại trong quá trình giao tiếp…………………………………..

  1. Các vấn đề và định hướng thảo luâ ̣n
    2.2. Từ chủ thể giao tiếp
    Khi tham gia vào quá trình giao tiếp, bản thân anh (chị) và người mà anh (chị)
    muốn giao tiếp có thể gă ̣p những khó khăn, trở ngại gì? Điều này khiến anh (chị) giao
    tiếp không đạt hiê ̣u quả như mong muốn thế nào?
    2.2. Từ nô ̣i dung giao tiếp
    Anh (chị) có thể gă ̣p những khó khăn gì nếu không có sự chuẩn bị nô ̣i dung
    giao tiếp? Những hê ̣ quả của viê ̣c thiếu sự chuẩn bị nô ̣i dung đó sẽ như thế nào? Hãy
    nêu mô ̣t trường hợp cụ thể của bản thân.
    2.2. Từ phương tiê ̣n giao tiếp
    2.2.3. Phương tiê ̣n ngôn ngữ
    Anh (chị) thường mắc phải các trở ngại gì khi giao tiếp bằng ngôn ngữ? Liên hê ̣
    với bản thân trong mô ̣t trường hợp giao tiếp cụ thể (giao tiếp với người khác giới, với
    người đang gă ̣p hoàn cảnh đau buồn, giao tiếp với cấp trên ở nơi làm viê ̣c…).
    2.2.3. Phương tiê ̣n phi ngôn ngữ
    Anh (chị) hãy nêu lên những yếu tố phi ngôn ngữ làm ảnh hưởng trực tiếp đến
    quá trình giao tiếp của chính mình? Điều đó làm ảnh hưởng đến hiê ̣u quả giao tiếp cụ
    thể như thế nào? Liên hê ̣ bản thân đã từng gă ̣p mô ̣t trở ngại gì khi giao tiếp bằng
    phương tiê ̣n phi ngôn ngữ trong mô ̣t tình huống giao tiếp cụ thể.
    2.2. Từ mục đích giao tiếp
    Anh (chị) sẽ gă ̣p những khó khăn gì nếu không xác định được mục đích giao
    tiếp cụ thể, chính xác, cẩn thâ ̣n trước khi tham gia giao tiếp? Liên hê ̣ bản thân trong
    mô ̣t trường hợp cụ thể.
    2.2. Từ bối cảnh giao tiếp

Anh (chị) có thể gă ̣p những trở ngại gì khi không xác định đúng bối cảnh giao
tiếp? Theo anh (chị), có nên bàn chuyê ̣n công viê ̣c tại mô ̣t nhà hàng hay quán ăn? Hãy
nêu quan điểm của bản thân.
2. Tổ chức thực hiê ̣n

  • Giảng viên chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu và trả lời 1 vấn đề.
  • Mỗi nhóm có 10 phút chuẩn bị và cử thành viên trình bày.
  • Giảng viên và các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi thảo luận.
  • Nhóm trình bày trả lời câu hỏi.
  • Giảng viên nêu kết luận cho vấn đề thảo luận.

Vấn đề 3. Những biện pháp để nâng cao hiệu quả giao tiếp……………………………………

  1. Các vấn đề và định hướng thảo luâ ̣n
    3.3. Từ những yếu tố của quá trình giao tiếp
    3.3.1. Từ chủ thể giao tiếp
    Trong mô ̣t tình huống giao tiếp cụ thể, anh (chị) cần xác định rõ ai là người
    tham gia vào quá trình giao tiếp, bản thân và đối tượng? Hãy đă ̣t ra những đối tượng
    cụ thể để luyê ̣n tâ ̣p giao tiếp cho phù hợp hoă ̣c đă ̣t ra những tình huống giả định để
    thực hành, gă ̣p gỡ những đối tượng giao tiếp khác nhau, chẳng hạn giao tiếp với thầy
    cô, giao tiếp với bạn bè, giao tiếp với cấp trên.
    3.3.1. Từ nô ̣i dung giao tiếp
    Anh (chị) phải làm gì để khắc phục những khó khăn đến từ nô ̣i dung giao tiếp?
    Hãy liên hê ̣ bản thân trong mô ̣t tình huống cụ thể.
    3.3.1. Từ phương tiê ̣n giao tiếp
    Anh (chị) cần cách khắc phục những khó khăn, trở ngại xuất phát từ các
    phương tiê ̣n giao tiếp như thế nào? Liên hê ̣ xem bản thân anh (chị) có những hạn chế
    cụ thể nào về ngôn ngữ, cử chỉ, điê ̣u bô ̣ để tìm cách khắc phục.
    3.3.1. Từ mục đích giao tiếp
    Trong mô ̣t tình huống giao tiếp cụ thể, anh (chị) cần xác định rõ giao tiếp nhằm
    mục đích gì? Chẳng hạn, giao tiếp với nhà tuyển dụng để xin viê ̣c làm sẽ khác với giao
    tiếp với cấp trên để xin nghỉ viê ̣c như thế nào? Từ đó liên hê ̣ xem mục đích giao tiếp
    đó sẽ gắn liền với nô ̣i dung, lựa chọn phương tiê ̣n, bối cảnh giao tiếp như thế nào?
    3.3.1. Từ bối cảnh giao tiếp
    Từ mục đích giao tiếp đã có, anh (chị) cần thực hiê ̣n quá trình giao tiếp trong
    bối cảnh nào để đạt được mục đích cao nhất (không gian, thời gian)?
    3.3. Từ những nguyên tắc giao tiếp
    3.3.2. Từ nhóm nguyên tắc với con người
    Anh (chị) có thể khắc phục những khó khăn, trở ngại trong giao tiếp xuất phát
    từ nhóm nguyên tắc giao tiếp với con người như thế nào? Hãy liên hê ̣ bản thân trong
    những tình huống giao tiếp cụ thể.
    3.3.2. Từ nhóm nguyên tắc đối với thông tin
    Anh (chị) cần đáp ứng những yêu cầu gì về thông tin để tránh gă ̣p phải những
    khó khăn, trở ngại trong giao tiếp? (chẳng hạn giao tiếp xung quanh viê ̣c đề nghị tăng
    lương hoă ̣c xin nghỉ làm vài ngày vì lý do cá nhân).

Chương 2

Chương 2: KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ…………………………………

2. Đặc điểm, vai trò của giao tiếp bằng ngôn ngữ ………………………………………..

2.1. Đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ…………………………………………………….

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập
    văn bản do người nói hay người viết thực hiện và quá trình lĩnh hội văn bản do người
    nghe hay người đọc thực hiện. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời, tại cùng một
    địa điểm (qua hội thoại), cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt
    (qua văn bản viết).
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ tồn tại ở hai dạng: nói và viết. Hai dạng
    này có sự khác biệt về điều kiện tạo lập và lĩnh hội văn bản, về loại tín hiệu (âm thanh
    hay chữ viết), về các phương tiện phụ trợ (ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ hay dấu
    câu, các ký hiệu văn tự, mô hình, bảng biểu, …), về cách dùng từ, đặt câu và tổ chức
    văn bản, …
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn diễn ra trong một ngữ cảnh nhất
    định. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập
    văn bản, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản. Ngữ cảnh bao gồm nhiều
    nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội
    dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện giao tiếp, cách thức giao tiếp.
  • Trong ngữ cảnh, nhân vật giao tiếp là nhân tố rất quan trọng. Các nhân vật
    giao tiếp đều phải có cả năng lực tạo lập và lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng
    nói, họ thường đổi vai cho nhau, hay luân phiên lượt lời. Các nhân vật giao tiếp có
    những đặc điểm về các phương diện: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính,
    nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa, … Những đặc điểm đó luôn chi phối
    nội dung và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hơn thế, mỗi nhân vật giao tiếp
    thường xuất phát từ những điều kiện của ngữ cảnh mà lựa chọn cho mình một chiến
    lược giao tiếp tối ưu, nhằm đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp.
  • Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung
    của xã hội để tạo ra lời nói (sản phẩm cụ thể của cá nhân). Trong hoạt động đó, các
    nhân vật giao tiếp vừa sử dụng những yếu tố của hệ thống ngôn ngữ chung và tuân thủ
    những quy tắc, chuẩn mực chung, đồng thời biểu lộ những nét riêng trong năng lực
    ngôn ngữ của cá nhân. Hơn nữa, mỗi cá nhân lại có thể và cần phải vận dụng linh hoạt,
    sáng tạo các phương tiện ngôn ngữ để tăng cường khả năng biểu đạt và hiệu quả giao
    tiếp bằng ngôn ngữ, góp phần đổi mới và phát triển ngôn ngữ.
  • Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, mỗi câu thường có hai thành phần
    nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập
    đến. Nghĩa tình thái thường thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhận, đánh giá của
    người nói, người viết đối với sự việc hoặc đối với người nghe, người đọc.

2.1. Vai trò của giao tiếp bằng ngôn ngữ. ……………………………………………………….

  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp chủ yếu và quan trọng nhất
    của con người.

  • Đối với xã hội, giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương thức giao tiếp chính, giúp
    con người tạo nên xã hội loài người thông qua việc thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ
    giữa con người với con người.

  • Đối với cá nhân, giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp mỗi người trở thành một con
    người bình thường và không ngừng phát triển về tư duy, tâm lý, phẩm chất, tính cách,

  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ còn có vai trò bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn
    hóa của con người nói chung cũng như của từng quốc gia, tộc người nói riêng.

2. Phân loại giao tiếp bằng ngôn ngữ…………………………………………………………..

2.2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói…………………………………………………………………..

2.2.1. Phương tiện vật chất
– Dạng nói dùng âm thanh, ngữ điệu làm phương tiện biểu hiện. Sự thay đổi về
ý nghĩa và cảm xúc phụ thuộc nhiều vào ngữ điệu. Ngữ điệu là tập hợp của các yếu tố
âm thanh: cao độ, trường độ, nhịp điệu, âm lượng, trọng âm, âm sắc, … Lời nói có thể
được phát ra cao hay thấp, nhanh hay chậm, liên tục hay ngắt quãng, nhấn mạnh hay
lướt nhẹ, … là phụ thuộc vào ngữ điệu. Và ngữ điệu có khả năng diễn đạt toàn bộ tính
chất phức tạp, tinh tế, đa dạng của những tình cảm, ý nghĩ, tâm trạng của con người.
– Dạng nói có thể sử dụng cả những phương tiện phi ngôn ngữ đi kèm: diện
mạo, nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, …
– Ngữ điệu và các phương tiện phi ngôn ngữ đi kèm làm tăng tính gợi c ảm của
ngôn ngữ, làm ngôn ngữ có sắc thái đa dạng, đôi khi đối lập hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ,
câu nói: “Thằng bé dễ ghét quá!”, nhờ ngữ điệu mà có thể có nghĩa là: “Thằng bé dễ
thương quá!”.
– Cũng là nói có âm hưởng nhưng nói trong đối thoại hàng ngày, nói trên vô
tuyến truyền hình, nói trên đài phát thanh là ba hình thức nói khác nhau. Những cuộc
trò chuyện hàng ngày, hai hoặc nhiều người, ta thấy sự hiện diện của cả hai bên (nói và
nghe), ngôn ngữ có vẻ giản dị, sinh động, uyển chuyển, nói dư mà vẫn không thừa,
khuyết mà không thiếu. Đề tài giao tiếp chuyển đổi bất ngờ. Nói trên đài, chỉ có ngữ
điệu mà không có cử chỉ, nét mặt, dáng điệu đi kèm nên ngôn ngữ cần chính xác, chặt
chẽ, tính hoàn chỉnh cao. Nói trên vô tuyến truyền hình, có cả ngữ điệu và những
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đi kèm nên ngôn ngữ linh hoạt, hấp dẫn hơn nghe
đài phát thanh. Nhưng cũng không thể linh hoạt, phong phú như giao tiếp trực tiếp ở
bên ngoài, vì nó bị hạn chế ở một số hoàn cảnh nhất định (về phông màn, trang trí, chủ
đề được quy định trước, …) nên ngôn ngữ vẫn cần chính xác, chặt chẽ, hoàn chỉnh về
kết cấu. Nói cách khác, khi chọn giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, dường như chúng ta có
khá nhiều kênh giao tiếp.
2.2.1. Điều kiện của hoạt động giao tiếp
Hướng vào sự tri giác, thông tin tác động trực tiếp và đòi hỏi có phản ứng ngay
tức khắc, bởi dạng nói dùng âm thanh làm phương tiện giao tiếp nên “lời nói gió bay”,
cần phải nghe hiểu, trả lời ngay. Chịu tác động trực tiếp của đối tượng giao tiếp và các
yếu tố ngoại cảnh.

từ từ lĩnh hội nội dung, không cần vội vàng, bởi không cần phải trả lời ngay.
– Người viết không/ ít bị tác động bởi ngoại cảnh.
– Người đọc có thể chủ động về thời gian, không gian tiếp nhận thông tin.
2.2.2. Ngôn ngữ và cách trình bày
– Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ ở dạng viết là: từ ngữ chính xác, kết cấu ngữ
pháp – ngữ nghĩa chặt chẽ, hoàn chỉnh. Vì vậy, các văn bản ở dạng viết thường có hình
thức gọn gàng, hoàn chỉnh, biểu hiện tính chính xác cao.
– Không có/ ít tính biểu cảm – cảm xúc.
– Có chuẩn bị, tính lựa chọn cao.
– Có tính liên tục, không bị gián đoạn.
Ngày nay, ngôn ngữ dạng nói ngày càng trở thành một công cụ giao tiếp đắc lực
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Do đó, chúng ta cần phải nâng cao khả năng nói
song song với khả năng viết để hai khả năng này hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên cần phải
hiểu, khả năng nói ở đây là khả năng nói trong tất cả các phong cách chức năng (phong
cách hành chính, phong cách khoa học, phong cách báo chí, …), chứ không phải chỉ
trong giao tiếp hàng ngày. Do đó, để giao tiếp tốt, cần có một điều kiện không thể
thiếu đó là nắm vững kiến thức về các phong cách chức năng trong tiếng Việt để biết
lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ thích hợp với mỗi phạm vi giao tiếp. Bởi
vì, dù ở dạng nói hay viết, ngôn ngữ được sử dụng theo một phong cách chức năng
nhất định cũng không thể có sự thay đổi những đặc điểm cơ bản về ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp của phong cách đó.
Ví dụ: Lời giảng một bài toán trên lớp (dạng nói) có thể có sự khác nhau chút ít
với văn bản sách giao khoa (dạng viết). Chẳng hạn sự lặp lại một số từ, câu (để học
sinh dễ hiểu), tách biệt một số câu, ngưng nghỉ nhấn nhá, chờ học sinh ghi chép, tiếp
thu được dễ dàng, dùng từ đưa đẩy, câu hỏi, nêu vấn đề, … thiết lập mối quan hệ thầy
trò, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, giúp học sinh tiếp cận vấn đề dễ dàng, …
Nhưng lời giảng đó vẫn phải sử dụng những thuật ngữ khoa học chính xác, dùng câu
ghép chính phụ để diễn đạt các các quan hệ logic chặt chẽ, … vì đây là những đặc
điểm ngôn ngữ cơ bản của phong cách khoa học.

2.2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết………………………………………………………………….

2.3. Kỹ năng đặt câu hỏi………………………………………………………………………………

2.3.1. Mục đích của việc đặt câu hỏi
– Tại sao đặt câu hỏi cần có mục đích? Khi chúng ta có được mục đích của câu
hỏi thì chúng ta mới xác định được vấn đề (What) và xác định được nguyên nhân là tại
sao (Why), thu thập được những thông tin cần thiết là ở đâu (Where), khi nào (When),
đối tượng là ai (Who). Cuối cùng, nó sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp giải quyết
vấn đề (How).
– Vậy, việc đặt câu hỏi có vai trò như thế nào?
+ Khởi động được suy nghĩ của những người tham gia.
+ Khuyến khích sự tham gia của đối tác.
+ Dẫn dắt được tư duy và cuộc đối thoại.
+ Tìm kiếm được sự đồng cảm của người tham gia.

  • Tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp.
  • Việc đặt câu hỏi rất quan trọng và một câu hỏi đúng sẽ đem lại nhiều lợi ích:
  • Tập trung được suy nghĩ của người khác.
  • Tạo được quan điểm chung.
  • Xây dựng và củng cố được các mối quan hệ.
  • Thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác.
  • Có khả năng thu hút được sự chú ý của cả tập thể.
  • Truyền tải được sự tinh tế và nhạy bén của người hỏi.
  • Có thể nhận được sự tư vấn của người khác.
    2.3.1. Phân loại câu hỏi
    a. Dựa vào mục đích
  • Câu hỏi để thu thập thông tin.
    Hàng ngày, để giải quyết công việc, chúng ta thường cần có nhiều thông tin. Có
    nhiều thông tin chúng ta cần nhưng chúng ta không biết, mà một số người khác lại
    biết. Có trường hợp, họ tự nguyện cung cấp thông tin cho chúng ta, nhưng đa số chúng
    ta phải khai thác chúng bằng những câu hỏi khác nhau. Khi dùng câu hỏi để thu thập
    thông tin, cần chú ý một số điểm sau:
  • Khơi gợi hứng thú ở người đối thoại. Tức là làm cho việc cung cấp thông tin
    trở thành niềm vui của họ. Muốn làm được điều này, bạn cần thể hiện thái độ nhã
    nhặn, lịch sự và tỏ ra biết ơn người đối thoại vì những gì họ cung cấp.
  • Nên bắt đầu bằng một câu hỏi dễ trả lời. Thường thì ai cũng thích trả lời
    đúng. Vì vậy, việc chúng ta mở đầu bằng một câu hỏi dễ trả lời sẽ làm cho người đối
    thoại cảm thấy thoải mái, tự tin và muốn trả lời những câu hỏi tiếp theo. Câu hỏi dễ trả
    lời là câu hỏi mà người được hỏi có sẵn thông tin, có thể lựa chọn nhiều thông tin khác
    nhau cho câu trả lời của mình. Câu hỏi dễ trả lời cũng là câu hỏi không đụng chạm đến
    những vấn đề tế nhị, khó nói.
  • Câu hỏi với các mục đích khác.
    Trong giao tiếp, ngoài mục đích thu thập thông tin, chúng ta còn dùng câu hỏi
    với nhiều mục đích khác.
  • Dùng câu hỏi để tạo không khí tiếp xúc (câu hỏi tiếp xúc). Loại câu hỏi này
    được dùng khi mới bắt đầu gặp gỡ, thường đi kèm với lời chào để tạ o không khí thoải
    mái, cởi mở, tin tưởng lẫn nhau cho cuộc tiếp xúc.
    Ví dụ:
  • “Chào bác! Dạo này bác có khỏe không? Công việc của bác vẫn tốt chứ?”
  • “Chào anh! Anh ra Quy Nhơn từ bao giờ thế? Trong đó có nóng lắm không?”
  • Dùng câu hỏi để kích thích và định hướng tư duy. Con người chỉ tư duy trong
    những tình huống có vấn đề. Vì vậy, khi muốn người đối thoại suy nghĩ về một vấn đề
    nào đó, bạn có thể dùng câu hỏi. Chẳng hạn, một nhà diễn thuyết được mời đến nói
    chuyện với sinh viên về chủ đề tình yêu đã mở đầu bài nói của mình như sau: “Chắc
    nhiều người trong số các bạn đã từng yêu, đang yêu. Tình yêu thật là kì diệu phải
    không các bạn? Nhưng đã bao giờ các bạn tự hỏi mình rằng, tại sao con người yêu
    nhau? Đã bao giờ các bạn băn khoăn, tại sao những mối tình khởi đầu rất đẹp nhưng

“Anh nghĩ gì về phần mới của chương trình này?”.
“Vì sao bạn ứng tuyển vào vị trí A của công ty chúng tôi?”.

  • Ưu điểm: Người trả lời được trả lời theo quan điểm của mình, người hỏi sẽ có
    được một câu trả lời chi tiết hơn.
  • Nhược điểm: Trong trường hợp có ít thời gian thì sẽ có ít vấn đề được hỏi hơn
    so với câu hỏi đóng.
    c. Dựa theo cách trả lời
  • Câu hỏi trực tiếp: là hỏi thẳng vào vấn đề mà mình cần tìm hiểu.
    Ví dụ: Trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi ứng viên:
    “Bạn có thích công việc đó không?”.
    “Bạn muốn mức lương bao nhiêu?”.
  • Ưu điểm: Thu thập thông tin một cách nhanh chóng, tạo yếu tố bất ngờ làm
    người được hỏi bật ra câu trả lời trung thực.
  • Nhược điểm: Thường để lộ mục đích tìm hiểu, làm đối tượng được hỏi không
    được tự nhiên, trong một số trường hợp sẽ không được tế nhị, lịch sự.
  • Câu hỏi gián tiếp: là hỏi về vấn đề này nhưng lại để suy ra vấn đề khác mà
    mình cần tìm hiểu.
    Ví dụ:
    “Đối với công việc đó thì điều gì làm bạn thấy thích thú?”.
    “Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty A?”.
  • Ưu điểm: Dùng để khai thác những vấn đề tế nhị mà không thể hỏi trực tiếp.
  • Nhược điểm: Việc thu thập thông tin sẽ không được nhanh chóng và ngắn
    gọn, câu trả lời nhận được có thể sẽ lan man, dài dòng.
    2.3.1. Những sai lầm khi đặt câu hỏi
  • Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi: thay vì đặt câu hỏi ngắn gọn, súc tích thì bạn
    lại vòng vo, đi sâu vào vấn đề như chính bạn đang trả lời luôn cho câu hỏi, làm lãng
    phí thời gian, làm cho người được hỏi không xác định được câu trả lời chính xác nhất.
  • Hỏi để hạ phẩm giá của người: đó là trường hợp bạn biết chắc câu hỏi đó làm
    đối tác không thể trả lời được do khác chuyên môn hoặc câu hỏi quá tế nhị ảnh hưởng
    đến cuộc sống hay danh dự của họ.
  • Hỏi để khai thác thông tin, yếu điểm của đối thủ; từ đó áp đặt, xoáy sâu vào
    những thông tin bất lợi đó. Điều này sẽ rất gây mất thiện cảm đối với người được hỏi.
  • Không tập trung lắng nghe câu trả lời vì bạn nghĩ chắc rằng bạn đã biết, điều
    này giống như bạn đang khinh thường đối tác vậy.
  • Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng, không phù hợp với không
    gian, thời gian.
    2.3.1. Nguyên tắc khi đặt câu hỏi
  • Xác định rõ mục đích khi đặt câu hỏi. Chúng ta phải xác định được hỏi để làm
    gì? Sau khi hỏi sẽ đạt được những gì? Một câu hỏi tốt là câu hỏi có mục đích rõ ràng,
    có thông tin chính xác mà người hỏi muốn tìm hiểu. Một câu hỏi mơ hồ khiến người
    trả lời khó khăn trong việc giải đáp và làm chúng ta mất đi cơ hội tìm kiếm được thông

tin mong muốn. Từ mục đích câu hỏi, bạn phải xác định xem đâu là câu hỏi trọng tâm
và đâu là câu hỏi phụ. Từ đó, bạn biết lựa chọn câu hỏi phù hợp.
– Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp và xác định mối quan hệ với đối
tượng giao tiếp. Cùng một mục đích, nhưng tùy từng đối tượng, chúng ta sẽ có các
cách giao tiếp khác nhau. Xác định rõ mối quan hệ thì chúng ta mới tìm được đại từ
nhân xưng cũng như phong cách nói chuyện phù hợp.
– Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm, sau đó là những câu
cần hỏi; nếu còn thời gian, mới đến các câu nên hỏi. Chú ý, các câu nên hỏi là những
câu mang tính chất tìm hiểu thêm.

Các câu hỏi nên xoay quanh các từ khóa (5WH) như: Nếu, Ai, Tại sao, Cái gì,
Khi nào, Cách nào, … Trong trường hợp bạn hết câu hỏi thì đưa ra câu: “Còn cách nào
tốt hơn không?”.

  • Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu. Căn cứ vào mục đích và đối tượng giao tiếp,
    chúng ta cần đặt câu hỏi có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu. Nếu câu hỏi có nội dung phức
    tạp thì sẽ khiến người được hỏi bối rối, không biết trả lời như thế nào. Khi không trả
    lời được, họ có thể bị mất tự tin, không thoải mái khi tiếp tục trả lời những câu hỏi tiếp
    theo.
  • Kiên trì chờ và lắng nghe câu trả lời. Không ngắt lời. Tôn trọng thời gian của
    đối tác. Sau khi đối tác nói xong, có thể nhắc lại câu trả lời bằng những cách như: Tôi
    vừa nghe anh nói là…, anh cho rằng…, theo anh thì…, để họ thấy mình được lắng
    nghe và tôn trọng.
  • Đừng hỏi các câu hỏi đóng, hãy hỏi câu hỏi mở.
  • Câu hỏi mở bắt đầu bằng những từ sau: tại sao, làm cách nào, cái gì, giải
    thích, hãy kể về, hoặc bạn nghĩ gì về, … Dù “hãy kể về” không phải là dạng câu hỏi,
    nhưng kết quả vẫn giống như khi đưa ra một câu hỏi mở. Nếu muốn tránh việc đặt ra
    những câu hỏi đóng, đừng sử dụng những cụm từ sau: có phải là..ông, liệu..ông,
    không phải là…à, bạn có..ông.

Bắắt bu cộ

NÊN HỎI

CẦN HỎI

BẮT BUỘC