TĂNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRÁI SẦU RIÊNG THEO CÔNG THỨC CỦA VI DAN – VIDAN | Phân bón thế hệ thứ 5

Sầu riêng là một trong những cây ăn trái đặc trưng của vùng Nam bộ, hiện nay sầu riêng được trồng chủ yếu ở Tiền Giang và Tây Nguyên. Trong những năm gần đây, sự phát triển của phân bón lá đã góp phần không nhỏ cho sự gia tăng năng suất và chất lượng trái sầu riêng. Tuy nhiên, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều loại phân bón lá, bón gốc không rõ nguồn gốc, không áp dụng theo đúng quy trình, thậm chí có những loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng làm sụt giảm năng suất và sản lượng trái. Trước thực trạng đó, Tổng công ty VI DAN xin chia sẻ phương pháp kỹ thuật chăm bón mới để nhà vườn có thêm sự chọn lựa giúp cây sầu riêng đạt hiệu quả cao.

1. Phục hồi sau thu hoạch

a. Vệ sinh vườn, bón phân chuồng/hữu cơ

Ngay sau thu hoạch cần dọn vệ sinh vườn, cắt bỏ những cành sâu bệnh, khô, chồi non và những cành vô hiệu.

Đồng thời, sử dụng thuốc gốc đồng (VD ĐỒNG ĐỎ, VD ĐỒNG XANH) để phun sát khuẩn, rửa vườn trên tán. Dưới gốc sử dụng 250g VD SIÊU HẠ PHÈN + 500g Vôi, rải đều quanh gốc để nâng pH, sát khuẩn, diệt trừ nấm bệnh trên bề mặt đất ở vùng rễ.

Sau 5 – 7 ngày, tiến hành bón phân hữu cơ và phân vi sinh để cải thiện cấu trúc đất, tăng mật độ vi sinh vật có ích vùng rễ, kìm hãm một số nấm bệnh phát sinh.

– Bón phân chuồng: Dùng 10 – 20kg phân chuồng đã ủ nấm Trichoderma + 50 – 100g VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN, trộn đều chia vào các túi (giảm thất thoát, do rửa trôi) hoặc rải đều quanh mỗi gốc.

– Bón phân vi sinh hoặc chế phẩm vi sinh: Nấm VD TRICHODERMA 50 – 100g/gốc, rải hoặc hòa nước tưới đều quanh gốc.

b. Bón phân kích cây tái sinh rễ tơ, lông hút

Thông thường, sầu riêng cũng như một số cây trồng khác sau khi cho trái bộ rễ tơ, lông hút thường bị già hóa hoặc chết đi khoảng 70 – 80% làm giảm quá trình hút nước và hấp thu dinh dưỡng, nên cần kích cây tái sinh thêm rễ tơ, lông hút mới.

Sử dụng: 50 – 100g VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 200 – 300g VD 5-15-5 + 20ml VD PHÂN TÍM, hòa 10 – 20 lít nước, tưới đều quanh gốc, tưới 2 – 3 lần, cách nhau 5 – 7 ngày.

c. Bón phân thúc tăng trưởng cây

Sau khoảng 20 – 30 ngày kích rễ, cây đã có bộ lông hút, rễ tơ có khả năng hút nước và dinh dưỡng cực tốt, đây là thời điểm cần bón phân để thúc cây sinh trưởng mạnh, ra chồi đọt mới.

– Rải/tưới gốc: Nên chia nhiều lần để rải/tưới, sử dụng luân phiên hai công thức sau:

+ Công thức 1: Dùng 500ml VD.19-19-19TE (loại chai 500ml) + 250g VD NUTRI + 20ml VD GOLD pha 200lít nước, phun đều lên hai bề mặt lá.

+ Công thức 2: Dùng 500ml VD.19-19-19TE (loại chai 500ml) + 250g VD Mg-Zn + 500ml VD AMI.NO1 pha 400 lít nước, phun đều lên hai bề mặt lá.

Lưu ý: Luân phiên công thức 1 và 2, mỗi công thức cách nhau 10-15 ngày/lần.

Hình sầu riêng bung đọt non và hình mắt cua khi vừa xuất hiện.

2. Bón phân thúc già lá, tạo mầm hoa sung:

Bón thúc tạo mầm hoa trước khi ra hoa được áp dụng với mục đích:

– Giúp cây chuyển hóa từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn tạo mầm ra hoa.

– Ngăn sự xuất hiện của lá mới, giúp lá già nhanh hơn.

– Tăng cường sự tạo mầm, kích ra hoa nhanh.

Phân bón ở giai đoạn này cần phải có P cao, K và N thấp khi bón vào gốc. Khi phun lá thì không có hàm lượng N, còn hàm lượng P rất cao và thêm một lượng K ít hơn. Ngoài ra, Bo nên được sử dụng cùng để gia tăng khả năng hấp thu và tạo mầm chắc chắn. Ngoài việc sử dụng phân bón, tạo ra một khoảng thời gian khô hạn ngay sau khi hoàn thành việc phát triển lá để hạn chế sinh trưởng của cây. Sau đó tưới nhiều nước tưới cũng giúp tăng cường tạo mầm và ra hoa.

a. Kích già lá:

Khi thấy cơ đọt 2 hoặc 3 chuyển sang lụa, tiến hành sử dụng các dạng lân để làm giá lá:

+ Tưới gốc: 500g VD LÂN 86 + 1kg VD MKP/1kg VD 10-60-10TE pha 100 lít nước, tưới đều mỗi gốc 10 lít. Tưới 1 – 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.

+ Phun lá: 500g VD LÂN 86 + 500g VD MKP/500ml VD Kali đen (hoặc Kali-Bo), pha 200 lít nước phun đều hai mặt lá,  phun 2 – 3 lần cách nhau 5 – 7 ngày.

b. Tạo mầm hoa:

– Sau khi lá già (thành thục), tiến hành xiết nước, phủ bạt (mủ).

– Sau xiết nước 5 – 7 ngày, dùng 1 lít VD Paclospeed 20 pha 100 – 200 lít nước, phun đều hai mặt lá để ức chế sinh trưởng đọt nọt, lá non.

– Sau khi phun VD Paclospeed  được 7 – 10 ngày, dùng 500g VD LÂN 86 + 500g VD MKP/500ml VD Kali đen (Kali-Bo) pha 200 lít nước phun đều hai mặt lá để kích tạo mầm hoa sung, phun 2 – 3 lần cách nhau 5 – 7 ngày.

Lưu ý: Nếu quá trình tạo khô hạn không thuận lợi, gặp mưa nhiều, tiếp tục sử dụng công thức VD LÂN 86 + 500g VD MKP/500ml VD Kali đen (Kali-Bo) pha 200 lít nước phun đều hai mặt lá 1 – 2 lần nữa để quá trình tạo mầm hoa được thuận lợi.

c. Kích ra hoa – vọt hoa:

Sau đậy bạt (mủ) xiết nước được 20 – 25 ngày, tiến hành kích ra hoa:

– Kích nhú mắt cua đồng loạt, mắt cua sáng, dùng 100g VD Thiourea + 500ml VD ProAgro + 250ml VD Kali đen (Kali-Bo) pha 200 lít nước, phun đều hai mặt lá. Sau khi mắt cua nhú 70 – 80%, tiến hành tháo bạt (mủ) đưa nước vào.

– Kích bung bông đồng loạt, dùng 500ml VD ProAgro + 250ml VD Kali đen (Kali-Bo) + 20ml VD PHÂN TÍM, pha 200 lít nước, phun đều hai mặt lá. Khi hoa bung 70 – 80% giảm 2/3 lượng nước đưa vào.

– Bón phân nuôi hoa: Dùng 200g VD.16-16-16TE + 50 – 100g Xô DÙ XANH (bột) + 50 – 100g VD Mg-Zn, rải gốc giúp cho hoa khoẻ, tăng sức đậu trái.

Hình chùm hoa sầu riêng.

3. Nuôi trái – dưỡng trái

a. Tăng đậu trái, giảm hiện tượng lép trái:

Trong quá trình thụ phấn, đậu trái, Sầu Riêng cần những chất dinh dưỡng như Bo, Ca, Zn, Kali và Mg. Khi bón đầy đủ dinh dưỡng này quá trình thụ phấn sẽ diễn ra đầy đủ và nhanh hơn, giảm được hiện tượng lép, tránh được tác động xấu của môi trường.

Phân bón lá nên dùng: 250ml VD SIÊU ĐẬU TRÁI (Ca-Bo) + 250ml VD Bo-Zn + 250ml VD Kali đen (Kali-Bo) + 10ml VD PHÂN TÍM, pha 200 lít nước, phun hai lần vào thời điểm trước xổ nhụy và sau xổ nhụy.

b. Bón thúc nuôi trái, dưỡng trái:

– Khi bắt đầu đậu trái đến 6 tuần sau đậu trái: giai đoạn này trái mới bắt đầu phân chia tế báo, hình thành hàng loạt tế bào mới, do đó trái lớn rất chậm. Cho nên, bón phân giai đoạn này tập trung giúp trái phân chia tế bào nhanh hơn.

+ Bón gốc: Dùng 200 – 300g VD.16-16-16TE + 50g ĐỒNG TIỀN VÀNG + 50g VD KẼM KẾT TINH, trộn đều rải hoặc pha 10 lít nước tưới cho một gốc. Định kỳ 15 – 20 ngày/lần giúp trái phát triển tròn đều.

+ Phun lá: Sử dụng 100ml VD PHÂN VÀNG + 100g VD Aminoplus hòa 200 lít nước, phun đều lên cây, giúp trái phát triển tròn đều, chống giật méo trái, định kỳ 10 – 15 ngày/lần. (Có thể kết hợp với các loại thuốc trừ sâu rầy hoặc nấm bệnh).

– Giai đoạn phát triển trái (từ 7 tuần sau đậu trái đến 13 tuần sau đậu trái): Giai đoạn này trái sầu riêng lớn nhanh về kích thước và đạt độ lớn tối đa.

+ Bón gốc: Dùng 200 – 300g VD.10-10-20TE + 50g ĐỒNG TIỀN VÀNG + 50g VD Mg-Zn, trộn đều rải hoặc pha 10 lít nước tưới cho một gốc. Định kỳ 15 – 20 ngày/lần giúp trái phát triển tròn đều.

– Phun lá: Nên chia nhiều lần để phun, sử dụng luân phiên hai công thức dưới theo định kỳ 15 ngày/lần duy trì độ sung của cây, thúc lớn trái nhanh đạt kích cỡ tối đa (có thể kết hợp với các loại thuốc trừ sâu rầy hoặc nấm bệnh).

+ Công thức 1: Dùng 100ml VD PHÂN VÀNG + 250g VD Aminoplus + 250ml VD Kali đen (Kali-Bo) pha 200 lít nước.

+ Công thức 2: Dùng 100ml VD PHÂN TÍM + 250g VD Fulvicplus + 250ml VD Kali đen (Kali-Bo) hòa 200 lít nước.

– Giai đoạn trái ngừng phát triển và chín: Giai đoạn này trái ngừng phát triển kích thước, tập trung gia tăng chất lượng, mùi, màu.

+ Bón gốc: 200g VD 10-10-20TE  + 20g VD Fulvicplus, rải hoặc pha 10 lít nước, tưới đều cho 1 gốc.

+ Phun lá: Dưỡng trái nặng ký, chắc cơm, dùng 500g VD 8.6.48TE + 500ml VD AMI.NO1 + 250g VD Mg-Zn, hòa 400 lít nước, phun đều lên cây hoặc phun trực tiếp lên trái.

Lưu ý: Trong quá trình nuôi trái cây vẫn đi đọt nên sử dụng công thức: 500g VD 8.6.48TE + 100g VD ĐỒNG TIỀN VÀNG + 500g đường Glucose (có thể cộng thêm 50g VD Paclospeed), hòa trong 100 lít nước phun lên lá, giúp chặn đọt, nuôi trái tốt.

Trên đây là phương pháp sử dụng sản phẩm được tích hợp từ công nghệ bón phân chăm sóc cây sầu riêng đã được Tổng công ty VI DAN khảo nghiệm thành công. Kính chúc nhà vườn áp dụng thành công quy trình này và có những vụ mùa thành công.

Mọi thắc mắc về quy trình và kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng, xin quý nhà vườn liên lạc trực tiếp về Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp – Tổng công ty VI DAN 0385 22 44 66  0989 45 11 06.

Bộ phận Kỹ  thuật Nông nghiệp –
Tổng công ty VI DAN