TẠI SAO CẦN XỬ LÝ XOÀI SAU THU HOẠCH?
Năm 2018, Ngành xoài Việt Nam đón nhận tin vui khi được tài trợ 1 nhà xưởng xử lý sau thu hoạch tiêu chuẩn tại tỉnh Đồng Tháp – tỉnh trồng xoài nhiều nhất cả nước. Nhưng tại sao xoài Việt Nam lại cần được xử lý sau thu hoạch?
Chiều cuối tháng 4, SEAmangoes đón nhóm xuất khẩu trái cây sang Úc từ Sài Gòn ra. Họ nói đã từng xuất xoài Đài Loan Đồng Tháp, bưởi da xanh Bến Tre và thanh long Bình Thuận nhưng chưa từng làm xoài Úc. Bản thân họ cũng mới biết đến thủ phủ xoài Cam Lâm Khánh Hòa với giống xoài Úc (giống R2E2) to tròn vỏ dày ít đường bề ngoài bắt mắt và hương rất thơm khi chín. Họ muốn khảo sát khả năng làm xoài Úc Cam Lâm xuất … sang Úc. À có thể nhiều người chưa theo dõi SEAmangoes trước đây sẽ thắc mắc sao xoài bên Úc mang sang trồng giờ lại xuất về Úc nhỉ? Đơn giản là mùa xoài Úc của nước Úc đã kết thúc tầm tháng 2 dương lịch hàng năm. Bên họ mua xoài bắt đầu và kết thúc sớm hơn xoài trồng ở Cam Lâm Khánh Hòa (thường bắt đầu tầm tháng 4 và kết thúc sau tháng 7 dương lịch hàng năm). Tuy nhiên, xoài từ Việt Nam sang Úc mất tầm 30 ngày đi tàu biển trong container lạnh. Nếu không được xử lý nấm bệnh thì qua đó chắc không còn xoài mà ăn nữa. Hơn thế, xoài đi container lạnh thì không có chín trong quá trình vận chuyển nên cần phải làm chín đồng loạt trong hệ thống xử lý sau thu hoạch. Không thì qua đó xanh lè ăn chua loét! Đấy là chúng tôi kể chuyện tại sao lại cần xử lý xoài sau thu hoạch. Nhưng mà xử lý sau thu hoạch là gì mà quan trọng vậy thì bạn đọc tiếp sau đây.
Xem thêm: XOÀI ÚC CAM LÂM – KHÁNH HOÀ
Ngày 19/6, tại thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) tổ chức Hội thảo “Công nghệ sau thu hoạch ngành hàng xoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.”
Xoài Úc ở Cam Lâm Khánh Hòa.
Liên hệ Nam 0944 544 345
. Facebook: @SEAmangoes
Xem thêm: XOÀI ÚC – SEAMANGOES – XOÀI CAM LÂM
Theo thống kê, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch trong quá trình thu hoạch và vận chuyển, bảo quản, sau thu hoạch còn khá lớn chiếm hơn 27%; công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng sản phẩm còn nhiều bất cập; quy trình canh tác tiền thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (như hệ thống kho lạnh, thiết bị phân loại, sơ chế, xử lý, làm chín, bao bì, đóng gói, vận chuyển,…) chưa vận hành một cách đồng bộ,… Việc có nhà xưởng xử lý sau thu hoạch là một bước tiến trong ngành xoài Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò của trung tâm xử lý sau thu hoạch này là gì thì ít người đề cập. Hôm nay, SEAmangoes sẽ giải đáp thắc mắc này giúp mọi người:
Trung tâm xử lý sau thu hoạch là gi? Gồm những bước gì và ý nghĩa của từng bước trong quy trình xử lý đó.
Xoài Việt Nam sản lượng có nhiều nhưng số lượng đạt quy chuẩn xuất khẩu còn rất khiêm tốn. Đa phần, các công đoạn xử lý xoài sau thu hoạch được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Sau khi được xử lý xong lại có vấn đề nấm bệnh, do đó thời gian bảo quản ngắn; trong khi đó, chi phí vận chuyển quá cao. Vì thế, xoài Việt Nam chưa thể cạnh tranh với xoài các nước khác.
Về cơ bản một trung tâm xử lý sau thu hoạch tiêu chuẩn là một tập hợp nhiều khâu mỗi khâu thực hiện 1 công việc nhằm giải quyết một vấn đề gồm:
1. Tiếp nhận xoài từ vườn vào xử lý: Đây là bước đầu tiên của quá trình xử lý. Xoài từ vườn khi thu thoạch về được kiểm tra “độ già”. Phương pháp có thể lựa chọn thực hiện là cho xoài vào bình chứa nước pha 1% muối. Số lượng trái chìm trên 3/4 có thể coi là đạt tiêu chuẩn.
2. Khử mủ xoài ngay sau khi tiếp nhận. Mủ xoài gây hại rất lớn cho trái nếu không được xử lý đúng và triệt để. Một số nơi xử lý mủ ngay sau khi thu hoạch bằng cách rửa qua nước hoặc ngâm dung dịch nước vôi hoặc thậm chí là cắt cuống xoài chốc xuống đất để tự ráo mủ. Tuy nhiên, trường hợp hái còn nguyên cuống để không ra mủ thì tại đây sẽ được cắt cuống và xử lý mủ bằng nước hoặc nước vôi trong. Mủ xoài dính lên trái có thể tạo cơ hội nấm bệnh sinh sôi.
Xoài bị cháy do mủ dính lên da xoài
3. Phân loại theo kích thước và chất lượng. Tại đây, xoài được chia thành những kích thước tương đồng nhau. Thậm chí một số trung tâm xử lý sau thu hoạch còn có thể phân loại theo chất lượng xoài, mẫu mã. Bước này giúp xoài đồng đều với nhau tránh tình trạng trái to nhỏ lộn xộn. Mỗi loại có một mức giá thị trường khác nhau.
4. Làm sạch. Quá trình này thực hiện bằng cách rửa xoài bằng hệ thống vòi nước cao áp chạy trên băng chuyền có lắm bàn chà để làm sạch bề mặt vỏ xoài. Bước này ở một số hệ thống đơn giản có thể làm bằng tay.
Xem thêm: XOÀI ÚC VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?
5. Xử lý nước nóng. Đây có thể nói là bước quan trọng đảm bảo chất lượng trái xoài. Hâu hết nấm bệnh hoặc ruồi đục trái sẽ bị tiêu diệt tại đây giúp xoài giữ được lâu hơn. Xoài sẽ được thả vào bể nước nóng 52 đến 55 độ C trong vòng 3 đến 5 phút.
Xử lý xoài qua nước nóng 52-55 độ C trong vòng từ 3 đến 5 phút giúp diệt phần lớn ruồi đục trái
Dấu vết do nấm da xoài gây ra khi không xử lý triệt để
Xem thêm: TẠI SAO CẦN BAO TRÁI CHO XOÀI?
6. Làm mát. Sau khi nhúng qua nước nóng xoài cần được làm mát trở lại bằng hệ thống máy lạnh hoặc cho chạy qua bể nước mát. Nhiệt độ cao quá lâu có thể làm hư trái xoài.
7. Làm khô. Sau khi được làm ướt xử lý nhiệt và làm mát bằng nước, xoài phải được làm khô nhanh chóng. Nếu để xoài bị ướt quá lâu có thể làm hư trái.
8. Gián tem đóng gói. Tiếp theo đó xoài sẽ được dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc cũng như đóng gói theo quy cách nhất định.
9. Bảo quản lạnh. Trong những trung tâm xử lý bao giờ cũng có kho lạnh để bảo quản tạm thời xoài trong lúc chờ vận chuyển. Bảo quản lạnh ngay sau khi xử lý giúp xoài giữ được lâu hơn. Nhiệt độ bảo quản lạnh lý tưởng xoài là từ 13 đến 16 độ C.
10. Làm chín tập trung. Xoài được xử lý chín tập trung giúp chín nhanh hơn và đồng đều hơn phương pháp truyền thống là dùng đất đèn. Quá trình này giúp xoài có màu sắc bắt mắt hơn so với cách làm chín thông thường. Phương pháp phổ biến là cho vào phòng mát 18 đến 20 độ C. Bơm khí Etylen và thường xuyên trao đổi không khí phòng. Sau khi chín tập trung xoài được quay trở lại bảo quản lạnh.
Xoài bị dú chín ở nhiệt độ cao trên 24 độ C
Xem thêm về dây chuyền công nghệ xử lý xoài ở Đồng Tháp:
Xem thêm: LỢI ÍCH CỦA QUẢ XOÀI
Nhờ có quy trình xử lý như trên mà xoài chu Đồng Tháp có thể bảo quản từ 25 đến 30 ngày, xoài Đài Loan có thể bảo quản đến 40 ngày. Thời gian bảo quản kéo dài giúp xoài có thể thuận lợi tiếp cận những thị trường xuất khẩu xa xôi như Mỹ, Úc hay châu Âu. Không những vậy, có hệ thống xử lý tiên tiến năng xuất thu mua xoài cũng tăng lên rõ rệt, từ 15 đến 20 tấn/ngày lên 40 – 45 tấn/ngày, cao điểm đạt 60 tấn/ngày.
Xoài tắm nắng ở Cam Lâm Khánh Hòa. Liên hệ
0944 544 345
Cung cấp xoài tươi, bánh xoài và xoài sấy dẻo tại Cam Lâm Khánh Hoà, vui lòng liên hệ: Nam 0944 544 345 (Whatsapp | Zalo)
Theo dõi thông tin xoài Cam Lâm Khánh Hoà tại fanpage: SEAmangoes
Theo dõi thông tin du lịch Cam Lâm Khánh Hoà tại fanpage: CHẠM KHÁNH HOÀ
Xem thêm những bài viết liên quan khác:
XOÀI ÚC VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?
TẠI SAO CẦN BAO TRÁI CHO XOÀI?
GIẢM TỔN THẤT SAU KHI THU HOẠCH XOÀI
QUY TRÌNH CẤP MÃ SỐ VÙNG TRỒNG TRÁI CÂY PHỤC VỤ XUẤT KHẨU
BẢN ĐỒ XOÀI VIỆT NAM
XOÀI ÚC CAM LÂM – KHÁNH HOÀ