TẢI Bản đồ huyện Quốc Oai, TP Hà Nội khổ lớn phóng to 2023
Bản đồ huyện Quốc Oai hay bản đồ hành chính các xã và thị trấn tại huyện Quốc Oai, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Quốc Oai tại Thủ Đô Hà Nội trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.
Giới thiệu vị trí địa lý huyện Quốc Oai
Năm 1888, Huyện Quốc Oai được thành lập, đây là huyện nằm ngoại thành phía tây của thành phố Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên 147 km², chia làm 21 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Quốc Oai và 20 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn, Đông Xuân
Tiếp giáp địa lý: huyện Quốc Oai nằm phía tây của thủ đô Hà Nội thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Hoài Đức và quận Hà Đông bởi ranh giới là sông Đáy
- Phía tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Phía nam giáp huyện Chương Mỹ
- Phía bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Quốc Oai là 147 km², dân số khoảng 188.000 người. Mật độ dân số đạt 1.279 người/km².
Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai năm 2023
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Quốc Oai năm 2023
Bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai năm 2023
PHÓNG TO
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Quốc Oai mới nhất
PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Quốc Oai mới nhất
PHÓNG TO
Thông tin quy hoạch huyện Quốc Oai mới nhất
Theo Quyết định số 6660/QĐ-UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.
Sơ đồ Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch
Theo đó, địa giới hành chính huyện Quốc Oai bao gồm: 01 thị trấn Quốc Oai và 20 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đông Xuân, Đông Yên, Đồng Quang, Hòa Thạch, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Sài Sơn và Yên Sơn.
Tổng Diện tích đất tự nhiên là 14.700,62ha. Trong đó: Diện tích đất phát triển đô thị khoảng 7.382,00ha, diện tích đất nông thông khoảng 7.318,62ha. Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 304.000 người. Trong đó: dân số đô thị khoảng 180.000 người, dân số nông thôn khoảng 124.000 người.
Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch chung nhằm xây dựng huyện Quốc Oai trở thành đô thị sinh thái, văn hóa lịch sử, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc, đồng thời định hướng phát triển là đô thị khoa học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung tâm và công nghiệp, dịch vụ, y tế, đào tạo. Đây cũng là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm linh, hỗ trợ phát triển cho khu vực nông thôn nằm trong hành lang xanh của Thành phố.
Quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai đến năm 2030 được định hướng gồm 03 khu vực chính.
+ Khu vực đô thị bao gồm Thị trấn sinh thái Quốc Oai và một phần nằm trong đô thị Hòa Lạc.
+ Khu vực nông thôn gồm các xã nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị được định hướng phát triển theo mô hình nông thôn mới đặc thù của thủ đô Hà Nội, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất.
+ Khu vực hành lang xanh: phát triển du lịch, mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp; khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng đa dạng sinh thái, vùng nông nghiệp năng suất cao; phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn Huyện, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị.
Nội dung quy hoạch bao gồm: Các chỉ tiêu và dự báo phát triển; Định hướng quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng; Định hướng phát triển không gian; Định hướng phát triển không gian khu vực đô thị; Định hướng hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội; Thiết kế đô thị; Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật; Đánh giá môi trường chiến lược; Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư; Quy hoạch quản lý.
Quy hoạch tổng thể phát triển khinh tế – xã hội huyện Quốc Oai đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; đáp ứng yêu cầu phát triển của Huyện, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và lao động; khai thác phát huy các lợi thế cạnh tranh của huyện Quốc Oai, đặc biệt tập trung vào phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, tiểu thủ công nghiệp kết hợp dịch vụ – du lịch và sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của Huyện và phát triển bền vững của thành phố Hà Nội.
Đóng góp phát triển đô thị Hòa Lạc thành đô thị mới hiện đại, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật có vai trò giảm tải về chức năng và áp lực dân số cho đô thị trung tâm. Làm cơ sở tổ chức lập quy hoạch chi tiết các chức năng đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn; đề xuất các dự án đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Huyện; là cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương quản lý xây dựng theo quy hoạch.
❌ Xem quyết định quy hoạch huyện Quốc Oai đến năm 2030
Thông tin cơ bản huyện Quốc Oai
Trước đây là trấn, rồi phủ Quốc Oai, gồm các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên Sơn, Phúc Lộc (sau là Phúc Thọ).
Năm 1831, tách huyện Từ Liêm về Tỉnh Hà Nội dưới thời nhà Nguyễn.
Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây.
Từ năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 23 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hiệp Thuận, Hòa Thạch, Hoàng Ngô, Liên Hiệp, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tam Hiệp, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 7 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành nhập vào thủ đô Hà Nội, trong đó 4 xã (Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành) nhập vào huyện Hoài Đức, 3 xã còn lại (Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận) nhập vào huyện Phúc Thọ, đều thuộc Hà Nội (Quyết định của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979). Phần còn lại của huyện Quốc Oai vẫn ở lại tỉnh Hà Sơn Bình với tên gọi huyện Quốc Oai, gồm 16 xã: Cấn Hữu, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Hoàng Ngô, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.
Ngày 23 tháng 12 năm 1988, thành lập thị trấn Quốc Oai trên cơ sở giải thể xã Hoàng Ngô.
Từ ngày 12 tháng 8 năm 1991 huyện Quốc Oai lại trở về với tỉnh Hà Tây. Các xã trước kia thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng chuyển về huyện Quốc Oai. Riêng 3 xã Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận vẫn thuộc huyện Phúc Thọ. Như vậy, huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Quốc Oai và 19 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Quốc Oai được nhập về thủ đô Hà Nội, và tiếp nhận thêm xã Đông Xuân từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình về theo quyết định của HĐND Thành phố Hà Nội mới (mở rộng).
Ngày 8 tháng 5 năm 2009, toàn bộ xã Đông Xuân được chuyển vào huyện Quốc Oai. Như vậy, huyện Quốc Oai có 1 thị trấn và 20 xã