TẢI Bản đồ Hành chính Tỉnh Đắk Lắk (Daklak) Khổ Lớn 2023
LINK TẢI File PDF CAD Bản đồ Tỉnh Đắk Lắk (12M)
Bản đồ Tỉnh daklak hay bản đồ hành chính các huyện, xã tại Đắk Lắk, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của tỉnh Daklak nhanh chóng.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch daklak từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.
Mục Lục
Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk
+ Vị trí: nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, bao quanh tỉnh Daklak là Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai; Phía đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà; Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; Phía tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia với đường biên giới dài 193 km.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 13.030,5 km² (diện tích lớn thứ 4 nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam), dân số khoảng 1.869.322 người (năm 2019). Trong đó, ở Thành thị có 462.013 người (24,7%); ở Nông thôn có 1.407.309 người (75,3%).
+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2023, Daklak là tỉnh có 15 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố Buôn Ma Thuột, 1 thị xã Buôn Hồ và 13 huyện,Buôn Đôn; Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M’Đrắk.
+ Ý nghĩa tên gọi: Bắt nguồn từ tiếng Phương Mai, ‘Đăk’ có nghĩa là Mai còn ‘lăk’ có nghĩa là ‘đẹp gái’
Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk (daklak) khổ lớn 2023
LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)
Bản đồ hành chính daklak
LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)
Bản đồ hành chính tỉnh Daklak
PHÓNG TO
LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)
Bản đồ du lịch Đắk Lắk
Bản đồ du lịch Đắk Lắk
Bản đồ các huyện tỉnh Đắk Lắk
Bản đồ thành phố Buôn Ma Thuột
Buôn Ma Thuột là thành phố có 21 đơn vị hành chính gồm
13 phường: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thành Nhất, Thống Nhất, Tự An
8 xã: Cư Êbur, Ea Kao, Ea Tu, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân.
1.Cư Êbur 2.Tân Lợi 3.Tân An 4.Ea Tu 5.Hòa Thuận 6.Thành Nhất 7.Thành Công 8.Thắng Lợi 9.Thống Nhất 10.Tân Tiến 11.Tân Thành 12.Tự An 13.Tân Lập 14.Tân Hòa 15.Khánh Xuân 16.Ea Tam 17.Hòa Thắng 18.Hòa Xuân 19.Hòa Phú 20.Hòa Khánh 21.Ea Kao
PHÓNG TO
Bản đồ Thị xã Buôn Hồ
Buôn Hồ là thị xã có 12 đơn vị hành chính gồm 7 phường: An Bình, An Lạc, Bình Tân, Đạt Hiếu, Đoàn Kết, Thiện An, Thống Nhất và 5 xã: Bình Thuận, Cư Bao, Ea Blang, Ea Drông, Ea Siên.
Bản đồ huyện Buôn Đôn
Buôn Đôn là huyện có 7 đơn vị hành chính, gồm 7 xã: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Huar, Ea Nuôl, Ea Wer (huyện lỵ), Krông Na, Tân Hòa; được chia thành 99 thôn, buôn.
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Buôn Đôn
Bản đồ huyện Cư Kuin
Cư Kuin là huyện có 8 đơn vị hành chính, gồm 8 xã: Cư Êwi, Dray Bhăng (huyện lỵ), Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Ktur, Ea Ning, Ea Tiêu, Hòa Hiệp.
Bản đồ huyện Cư M’gar
Cư M’gar là huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: Quảng Phú (huyện lỵ), Ea Pốk và 15 xã: Cư Dliê M’nông, Cư M’gar, Cư Suê, Cuôr Đăng, Ea Drơng, Ea H’đing, Ea Kiết, Ea Kpam, Ea Kuếh, Ea M’Droh, Ea M’nang, Ea Tar, Ea Tul, Quảng Hiệp, Quảng Tiến.
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Cư M’gar
Bản đồ huyện Ea H’leo
Ea H’leo là huyện có 12 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Ea Drăng (huyện lỵ) và 11 xã: Cư A Mung, Cư Mốt, Ea Hiao, Ea H’leo, Ea Khal, Ea Nam, Ea Ral, Ea Sol, Ea Tir, Ea Wy, Dliê Yang.
Bản đồ huyện Ea Kar
Ea Kar là huyện 16 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: Ea Kar (huyện lỵ), Ea Knốp và 14 xã: Cư Bông, Cư Elang, Cư Huê, Cư Ni, Cư Prông, Cư Yang, Ea Đar, Ea Kmút, Ea Ô, Ea Păl, Ea Sar, Ea Sô, Ea Tíh, Xuân Phú.
Bản đồ huyện Ea Súp
Ea Súp là huyện có 10 đơn vị hành chính gồm thị trấn Ea Súp (huyện lỵ) và 9 xã: Cư Kbang, Cư M’Lan, Ea Bung, Ea Lê, Ea Rốk, Ia Jlơi, Ia Lốp, Ia Rvê, Ya Tờ Mốt.
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Ea Súp
Bản đồ huyện Krông Ana
Krông Ana là huyện có 8 đơn vị hành chính gồm thị trấn Buôn Trấp và 7 xã: Băng Adrênh, Bình Hòa, Dray Sáp, Dur Kmăl, Ea Bông, Ea Na, Quảng Điền.
Bản đồ huyện Krông Bông
Krông Bông là huyện có 14 đơn vị gồm thị trấn Krông Kmar (huyện lỵ) và 13 xã: Cư Đrăm, Cư Kty, Cư Pui, Dang Kang, Ea Trul, Hòa Lễ, Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Tân, Hòa Thành, Khuê Ngọc Điền, Yang Mao, Yang Reh.
Bản đồ các xã tại huyện Krông Bông
Bản đồ huyện Krông Búk
Krông Búk là huyện có 7 đơn vị hành chính gồm 7 xã: Chư Kbô (huyện lỵ), Cư Né, Cư Pơng, Ea Ngai, Ea Sin, Pơng Drang, Tân Lập.
Bản đồ huyện Krông Năng
Krông Năng là huyện có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Krông Năng (huyện lỵ) và 11 xã: Cư Klông, Dliê Ya, Ea Dăh, Ea Hồ, Ea Puk, Ea Tam, Ea Tân, Ea Tóh, Phú Lộc, Phú Xuân, Tam Giang.
Bản đồ huyện Krông Pắc
Krông Pắc là huyện có 1 thị trấn Phước An và 15 xã: Ea Hiu, Ea Kênh, Ea Kly, Ea Knuếc, Ea Kuăng, Ea Phê, Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, Hòa Đông, Hòa Tiến, Krông Búk, Tân Tiến, Vụ Bổn.
Bản đồ các xã tại huyện Krông Pắc
Bản đồ huyện Lắk
Lắk là huyện có 11 đơn vị hành chính gồm thị trấn Liên Sơn (huyện lỵ) và 10 xã: Bông Krang, Buôn Tría, Buôn Triết, Đắk Liêng, Đắk Nuê, Đắk Phơi, Ea Rbin, Krông Nô, Nam Ka, Yang Tao.
Bản đồ huyện M’Đrắk
M’Drắk là huyện có 13 đơn vị hành chính gồm thị trấn M’Drắk (huyện lỵ) và 12 xã: Cư Króa, Cư M’ta, Cư Prao, Cư San, Ea Mlây, Ea Lai, Ea M’Doal, Ea Pil, Ea Riêng, Ea Trang, Krông Á, Krông Jing.
Hệ thống giao thông quy hoạch tại tỉnh Daklak
Hệ thống giao thông Đắk Lắk hiện tại có 03 loại hình chính: đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
Bản đồ giao thông tỉnh Daklak
Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ Đắk Lắk như sau:
– Mạng đường Quốc lộ: có tổng chiều dài 576,5 km gồm các tuyến Quốc lộ 26, 27, 29, 14, 14C. Tổng các cầu trên các đường Quốc lộ là 114 cầu với chiều dài 4.198,6 m.
+ Quốc lộ 26 là quốc lộ bắt đầu từ trung tâm thị xã Ninh Hòa (Km1420, quốc lộ 1, tỉnh Khánh Hòa) đến thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), qua Dục Mĩ, đèo Phượng Hoàng,M’Drắk, Ea Kar; Krông Pắc,Buôn Ma Thuột.
+ Quốc lộ 27 là quốc lộ bắt đầu từ huyện Lâm Hà, Đam Rông (Lâm Đồng) đến thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) quaLắk, Krông Ana, Buôn Ma Thuột.
+ Quốc lộ 29 là quốc lộ bắt đầu từ huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) đến thành phố Buôn Ma Thuột qua các huyệnKrông Năng, Ea Kar, thị xã Buôn Hồ.
+ Quốc lộ 14là một phần của Đường Hồ Chí Minh, là quốc lộ bắt đầu từ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đến thành phố Buôn Ma Thuột qua các huyện Ea H’Leo, Krông Búk, thị xã Buôn Hồ, Cư M’Gar, thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).
+ Quốc lộ 14C bắt đầu từ thị trấn Plei Kần – huyện Ngọc Hồi- tỉnh Kon Tum Quốc lộ 14C là tuyến giao thông cấp quốc gia nối các địa phương Trung và Nam Tây Nguyên dọc biên giới Việt Nam-Campuchia. Quốc lộ 14C có lý trình như sau:
- Điểm đầu tại ngã ba giao cắt với Quốc lộ 19 ở xã Ia Nam, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
- Chạy qua các huyện: Đức Cơ – Chư Prông – Ea Súp – Buôn Đôn – Cư Jút – Đắk Mil – Đắk Song.
- Điểm cuối tại ngã ba giao cắt với Quốc lộ 14 ở phía Bắc thị trấn Đắk Song, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.
– Mạng đường tỉnh: gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 457 km, quy mô các tuyến đường tỉnh thuộc cấp IV miền núi, đường 02 làn xe. Tổng số cầu trên các đường tỉnh là 78 cầu với tổng chiều dài vào khoảng 1.190 m.
– Đường đô thị: hiện có 751,07 km đường đô thị. Các đường đô thị tập trung trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các thị trấn của huyện.
– Mạng đường huyện: có chiều dài 1403,82 km, các đường huyện thường là cấp V và cấp VI miền núi. Trên các đường huyện có khoảng 67 cầu với tổng chiều dài khoảng 937,8 m.
– Mạng đường xã và đường thôn, buôn: mạng đường xã của các huyện có chiều dài 3.220,07 km, hiện nay chỉ còn 03 xã chưa có đường tới trung tâm xã. Mạng đường thôn, buôn tương đối phát triển với tổng chiều dài 4.079,32 km.
– Đường chuyên dùng của các nông trường và lâm trường với tổng chiều dài khoảng 675 km, chủ yếu là đường đất.
Đường thủy: Đắk Lắk có khoảng 544 km đường sông do các sông Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Na… tạo thành. Tổng số phương tiện thủy nội địa đang hoạt động trên địa bàn một số huyện, thành phố hiện nay là 834 phương tiện. Hệ thống bến thủy nội địa gồm có 04 bến xếp cát là Quỳnh Ngọc, Giang Sơn, Lang Thái và Cư Pâm. Các bến đò ngang sông gồm có: Buôn Trấp, Bình Hòa, Quảng Điền, Krông Nô và Buôn Jul.
Đường hàng không: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã có các chuyến bay tới thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh và ngược lại. Từ năm 2010, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã được đầu tư, nâng cấp, cải tạo đường hạ cất cánh có chiều dài 3.000 m, rộng 45 m với các trang thiết bị phụ trợ, đèn đêm. Tháng 12/2011 đã đưa vào sử dụng nhà ga mới với tổng diện tích sàn 7.200 m2, công suất 1 triệu hành khách/năm. Nhà ga mới đáp ứng 04 chuyến bay giờ cao điểm (2 chuyến đi, 2 chuyến đến) với loại máy bay Airbus321 và tương đương, phục vụ 400 hành khách/giờ cao điểm (2 chiều).
Thị trường hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong mấy năm qua tăng trưởng khá cao, luôn ở mức trên 40%/năm.