Sustainable Marketing là gì? Làm thế nào để Marketing bền vững? – WeWin Media
Bạn đã bao giờ nghĩ về ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng và hành tinh chưa? Bởi vì các khách hàng tiềm năng của bạn chắc chắn có nghĩ đến điều này. Vậy Sustainable Marketing là gì và làm thế nào để thực hiện Marketing bền vững một cách hiệu quả?
1. Định nghĩa của Sustainable Marketing là gì?
Sustainable Marketing hay Marketing bền vững là chiến lược Marketing phát triển và quảng bá sản phẩm/ dịch vụ nhằm xây dựng giá trị và lợi ích lâu dài cho người tiêu dùng và xã hội, giúp công ty của bạn thông báo với khách hàng rằng bạn quan tâm đến các thế hệ tương lai và chất lượng cuộc sống sau này.
Marketing bền vững thường bao gồm những lĩnh vực quảng bá sau:
-
Giáo dục về môi trường;
-
Tiêu dùng có trách nhiệm;
-
Minh bạch;
-
Tái chế;
-
Giảm thiểu chất thải;
-
Hoạt động xã hội;
-
Trách nhiệm xã hội;
-
Ủy quyền cộng đồng;
-
Bình đẳng;
-
Kinh tế tuần hoàn.
Nói một cách đơn giản, marketing bền vững mở đầu cho cuộc đối thoại về cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ mọi thứ. Nó cũng khuyến khích thương hiệu và khách hàng cân nhắc và chú ý hơn khi đưa ra lựa chọn và quyết định của mình.
2. Tại sao bạn nên tập trung vào Sustainable Marketing?
Theo thống kê, gần 90% người tiêu dùng tin chắc rằng các công ty phải chịu trách nhiệm về tác động carbon và nên làm nhiều cách hơn để giảm tác động đó. Nhưng không chỉ là về khí hậu:
Hơn 80% người mua cho rằng doanh nghiệp cũng nên tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Điều kiện làm việc tốt hơn và lương cao hơn có nghĩa là nhiều người sẽ được tiếp cận với giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe phù hợp và sẽ có thể tự mình đưa ra những lựa chọn bền vững hơn.
Vì vậy, trong kinh doanh, tính bền vững cũng đề cập đến việc phát triển quy trình tuyển dụng công bằng, toàn diện và minh bạch, tạo môi trường làm việc thoải mái và an toàn, sử dụng nguyên liệu từ các nguồn được chứng nhận, v.v.
Khoảng 40% khách hàng trẻ tuổi đã thừa nhận rằng họ cảm thấy tội lỗi sau khi bốc đồng mua hàng kém chất lượng. Có thể thấy, thế hệ mới đang dần nhận thức được thói quen mua sắm và lối sống của họ ảnh hưởng đến hành tinh như thế nào. Họ không muốn đánh đổi giá trị của mình để lấy sự tiện lợi nữa. Thay vào đó, họ sẽ xem xét kỹ lưỡng các thương hiệu trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
68% người tiêu dùng trẻ tuổi nói rằng họ sẽ ngừng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của một thương hiệu nếu họ phát hiện thương hiệu này vi phạm nhân quyền hoặc luật môi trường.
Mặt khác, Sustainable Marketing cũng đem lại nhiều lợi ích cho thương hiệu. Cụ thể, hình thức này có thể giúp bạn:
-
Tìm ra góc nhìn mới cho thương hiệu để từ đó cải thiện định vị thương hiệu.
-
Thúc đẩy cộng đồng thương hiệu và tăng mức độ trung thành của khách hàng.
-
Nổi bật so với đối thủ bằng cách trở thành một doanh nghiệp minh bạch và hoạt động dựa theo giá trị.
-
Chứng minh doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn.
Phần khó khăn nhất của Marketing bền vững là nó đòi hỏi những nỗ lực và hành động thực sự. Sẽ là không đủ nếu bạn tạo một trang web và không làm gì hơn. Tự cho mình là một thương hiệu bền vững khi thực chất bạn không phải vậy sẽ chỉ khiến khách hàng thất vọng và gây tổn hại cho danh tiếng của bạn sau này.
Greenwashing hay tẩy xanh là thuật ngữ để chỉ chiến thuật Marketing sử dụng những hình ảnh “thân thiện với môi trường” làm vỏ bọc cho các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp của một vài lĩnh vực trong khi thực tế thì không phải vậy. Thời trang là một trong những lĩnh vực đó, nhiều báo cáo cho thấy các tuyên bố bảo vệ môi trường của các thương hiệu thời trang nhanh đều chung chung, không có cơ sở và gây hiểu nhầm.
Nếu thương hiệu của bạn thực sự cố gắng tạo sự khác biệt tích cực cho hành tinh và xã hội, ngay cả ở quy mô nhỏ, bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ thích hợp để phản ánh về những hành động đó.
Miễn là bạn luôn cởi mở và trung thực về những nỗ lực cho môi trường và xã hội của mình, đối tượng mục tiêu sẽ chú ý đến bạn. Nếu công ty bạn chưa thực hiện bất kỳ sáng kiến phát triển bền vững nào, đây là thời điểm thích hợp để bạn thay đổi điều đó.
3. Cách để tạo một chiến lược Sustainable Marketing
Bạn có thể bắt đầu bằng cách phân tích tác động môi trường hiện tại của công ty mình và tập trung vào những thành tựu hiện tại cũng như các sáng kiến trong tương lai. Ngoài ra, bạn nên tham khảo một số ví dụ marketing bền vững nổi bật trong thị trường ngách của mình mà bạn có thể lấy cảm hứng từ đó không.
Ví dụ: Nếu bạn là một thương hiệu mỹ phẩm, thì đây có thể là một vài nỗ lực marketing bền vững tiềm năng cho bạn:
-
Mô tả về cách sản phẩm của bạn giúp khách hàng yêu bản thân
-
Chia sẻ những câu chuyện của khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn và cách sản phẩm của bạn mang đến ảnh hưởng tích cực cho sức khỏe tinh thần của họ.
-
Hướng dẫn khách hàng cách tái chế bao bì sản phẩm
-
Các mẹo để lưu trữ và sử dụng sản phẩm mỹ phẩm giúp kéo dài thời hạn sử dụng và giảm lãng phí.
-
Chia sẻ các mẹo bền vững và hợp tác với những người có ảnh hưởng có ý thức bảo vệ môi trường trên mạng xã hội.
-
Khuyến khích và thúc đẩy các sáng kiến và dự án phát triển bền vững trong công ty của bạn.
Để định hình chiến lược Marketing bền vững cho riêng doanh nghiệp của bạn, bạn có thể tự hỏi những câu hỏi sau đây:
Các giá trị và văn hóa
Chuỗi cung ứng
Sản phẩm
Tầm nhìn
Làm thế nào bạn có thể đưa tính bền vững vào các mục tiêu của công ty bạn?
Thương hiệu đóng gói, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa như thế nào?
Sản phẩm của bạn giúp khách hàng có một cuộc sống bền vững, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn như thế nào?
Mục tiêu bền vững của bạn trong năm năm tới là gì?
Thương hiệu có tích cực thu hút các khách hàng từ nhiều bối cảnh sống khác nhau không?
Bạn sử dụng những nguyên vật liệu gì? Chúng có nguồn gốc từ đâu?
Điều gì sẽ xảy ra sau khi sản phẩm của bạn bị vỡ/hỏng? Sản phẩm có thể được sửa hoặc tái chế không?
Có nhà hoạt động xã hội, Kols, NGOs, tổ chức nào mà thương hiệu của bạn muốn hợp tác cùng không?
Điều gì trong văn hóa công ty của bạn có thể thu hút công chúng? Làm thế nào để công ty bạn đảm bảo duy trì được văn hóa đó?
Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng các nhà cung cấp của bạn đáp ứng tiêu chuẩn tương tự về xã hội và môi trường?
Bạn làm gì để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm?
Khách hàng của bạn có sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có những lựa chọn sản phẩm bền vững hơn không?
4. Các ví dụ về Sustainable Marketing
4.1. Marketing bền vững của IKEA
IKEA là một tập đoàn quốc tế ra đời tại Thụy Điển, hãng chuyên về thiết kế nội thất, lắp ráp thiết bị nhà cửa. Bản thân tầm nhìn của IKEA luôn hướng đến sự bền vững: “Tạo ra cuộc sống hàng ngày tốt đẹp hơn cho mọi người” (To create a better everyday life for many people). Trong các hoạt động truyền thông Marketing của mình, IKEA không thúc đẩy tiêu dùng vì lợi ích thông thường của tiêu dùng. Thay vào đó, IKEA khuyến khích lối sống lành mạnh, tận hưởng và có ý thức.
Thương hiệu liên tục giới thiệu những thay đổi và đổi mới thân thiện với môi trường giúp khách hàng giảm lượng chất thải tạo ra, giảm tiêu thụ năng lượng và tiết kiệm chi phí. Ví dụ: IKEA đã dần loại bỏ tất cả các loại pin dùng một lần và thay thế chúng bằng pin sạc. Hãng cũng nhắm đến việc chỉ sử dụng vật liệu tái tạo hoặc tái chế vào năm 2030 và cung cấp nhiều lựa chọn có nguồn gốc thiên nhiên hơn.
Những nỗ lực Sustainable Marketing của IKEA bao gồm:
-
Hợp tác với các công ty khởi nghiệp để phát triển các giải phải tiết kiệm nước và năng lượng sạch;
-
Thúc đẩy các sáng kiến cắt giảm lãng phí thực phẩm;
-
Đảm bảo công bằng trong tuyển dụng;
-
Chia sẻ câu chuyện kinh doanh liên quan đến sự bền vững;
-
Chia sẻ thông tin về nguồn gốc các nguyên vật liệu như gỗ và bông;
-
Hợp tác với các tổ chức xã hội hỗ trợ khởi nghiệp;
-
Thường xuyên công khai các bản báo cáo về phát triển của sự bền vững;
-
Chia sẻ lợi nhuận với quỹ IKEA, hoạt động từ thiện độc lập tập trung vào khí hậu và cộng đồng.
4.2. Marketing bền vững của Patagonia
Patagonia là một thương hiệu thời trang ngoài trời bền vững nổi tiếng ở Mỹ. Thương hiệu là một minh chứng cho thấy rằng bạn vừa có thể kiếm lợi nhuận vừa có thể giúp ích cho hành tinh.
Các hoạt động Marketing bền vững của Patagonia đã vượt xa giới hạn của một sáng kiến xanh thương mại thông thường. Thương hiệu cung cấp dịch vụ sửa chữa quần áo miễn phí và cũng khuyến khích khách hàng của mình sử dụng nhiều hơn các thiết bị thương hiệu sở hữu bằng cách tham dự các hội thảo sửa chữa DIY của Patagonia và xem hướng dẫn sửa chữa.
Patagonia sửa chữa khoảng 1.000 mặt hàng mỗi tháng và có một kế hoạch đầy tham vọng là giữ cho tất cả các thiết bị của mình luôn hoạt động.
Công ty tự đóng thuế Trái đất bằng cách quyên góp 1% lợi nhuận cho các tổ chức phi lợi nhuận về môi trường. Patagonia cũng tài trợ cho các tổ chức môi trường cấp cơ sở và chia sẻ những câu chuyện về hoạt động xã hội.
Ngoài ra, Patagonia rất cởi mở chia sẻ về:
-
Các cơ sở và nhà cung cấp thuộc sở hữu của doanh nghiệp;
-
Nguồn gốc và chất lượng của vật liệu:
-
Chế độ hỗ trợ nhân sự của nó;
-
Quy trình sản xuất và hóa chất đang được sử dụng;
-
Mức chi phí trong chuỗi cung ứng của nó được đảm bảo như thế nào;
-
Cách kiểm tra các chất lượng vải chính như độ an toàn và khả năng chống thấm nước.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Patagonia có chính sách giao hàng miễn phí cho các đơn hàng trên 75 đô la để khuyến khích khách hàng mua sắm có ý thức hơn và mua số lượng lớn thay vì đặt các đơn hàng nhỏ, chẳng hạn như một đôi tất. Đây là một cách tinh tế để giảm lượng khí thải xe cộ mà không khiến việc mua sắm tại Patagonia trở nên khó khăn.
4.3. Marketing bền vững của Honest Tea
Thương hiệu trà hữu cơ này đang thực hiện sứ mệnh thúc đẩy lối sống lành mạnh, giảm tác động đến môi trường, giúp nông dân tiếp cận với thiết bị và giáo dục tốt hơn, đồng thời làm cho đồ uống hữu cơ có giá phải chăng hơn.
Không phải thương hiệu nước giải khát sản xuất hàng loạt nào cũng có thể phát triển một chiến lược Marketing bền vững đúng đắn, nhưng Honest Tea đã làm được điều đó. Thương hiệu có cách tiếp cận khiêm tốn nhưng tự tin, tập trung từ những hành động nhỏ của mình, chẳng hạn như giới thiệu nhiều đồ uống không đường đựng trong chai có thể tái chế.
Honest Tea sử dụng hoạt động marketing bền vững để thu hút khán giả và giúp họ tìm kiếm đồ uống vừa hợp túi tiền, vừa tốt cho họ và hành tinh. Trong thông điệp marketing của mình, thương hiệu nêu rõ rằng các thành phần của nó có nguồn gốc rõ ràng và công bằng với nông dân. Ngoài ra, thương hiệu giáo dục khách hàng của mình về cách tái chế đúng cách.
Hãng cũng công khi các báo cáo chứng minh doanh nghiệp đang giữ vững mức độ xanh như đã cam kết với công chúng. Công ty chấp nhận quyên góp và các lời yêu cầu tài trợ, hợp tác với nhiều tổ chức và nền tảng bảo vệ môi trường.
4.4. Marketing bền vững của The Body Shop
The Body Shop là một hãng mỹ phẩm nổi tiếng đã quảng bá về sự bền vững và tự chăm sóc bản thân ngay từ những ngày đầu mới thành lập, tagline của hãng cũng cởi mở khẳng định rằng “Chúng tôi tồn tại để đấu tranh cho một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.
Thương hiệu mỹ phẩm này đã có một vài ý tưởng cho sự bền vững với mục tiêu là giảm thiểu lượng carbon thải ra. Ví dụ, The Body Shop đã tạo một chương trình refill sản phẩm để giảm thiểu lượng bao bì nhựa sử dụng một lần mà khách hàng của họ bỏ đi.
Ngoài ra, công ty đang tích cực làm việc để tạo ra một văn hóa làm việc toàn diện, tích cực và minh bạch. Điều này thể hiện The Body Shop đang có một chiến lược Marketing bền vững với cách tiếp cận đa kênh, toàn diện.
Trên hết, The Body Shop còn có một nhóm hoạt động xã hội toàn thời gian có trụ sở tại London và các nhóm địa phương trên khắp thế giới. Hiện tại, công ty sử dụng các chiến dịch Marketing toàn diện để chuyển quyền lực sang giới trẻ và giúp họ tham gia vào quá trình ra quyết định.
5. Những điều nên và không nên làm trong Sustainable Marketing
Qua tất cả những gì bạn đã tìm hiểu ở các phần trên, vậy những điều bạn nên và không nên làm trong Sustainable Marketing là gì?
5.1. Những điều nên làm
-
Lắng nghe công chúng của bạn và ủng hộ những luận điểm họ tin tưởng.
-
Không ngại về những thành tựu của thương hiệu, ngay cả những thành tựu nhỏ.
-
Đặt mục tiêu bền vững rõ ràng, dễ theo dõi và cố gắng đạt được nó.
-
Hợp tác với những người có ảnh hưởng quan tâm đến vấn đề môi trường và các chuyên gia về tính bền vững.
-
Công khai các sáng kiến và nỗ lực phát triển bền vững của doanh nghiệp.
-
Thực thi những đổi mới và dự án xanh trong doanh nghiệp của bạn.
-
Lan truyền thông điệp của các nhà hoạt động xã hội và các tổ chức phi lợi nhuận.
5.2. Những điều không nên làm
-
Không nên phóng đại quá trình phát triển bền vững của bạn chỉ để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu.
-
Không nên che giấu những điều tiêu cực thay vì cố gắng giải quyết chúng.
-
Không cố truyền tải thông điệp cho khách hàng nếu chính bạn cũng không hiểu rõ về thông điệp đó.
-
Không nên đặt mục tiêu không thực tế chỉ để gây ấn tượng với công chúng.
-
Không nói, hãy thực hiện.
Trên đây là bài viết “Sustainable Marketing là gì? Làm thế nào để Marketing bền vững?”. Hy vọng sau khi đọc bài viết WeWin chia sẻ trên bạn đã có thêm được nhiều thông tin và kiến thức có ích về hình thức Marketing hiệu quả này.
Tìm hiểu thêm: