[Summarize] Cẩm nang tư duy phản biện – Khái niệm và công cụ

Ngày nay, ắt hẳn các bạn không còn xa lạ với khái niệm “Tư duy phản biện” nữa phải không? Được phát hiện từ cách đây 2000 năm, thế nhưng đến thời đại này phạm trù của “Tư duy phản biện” mới được mở rộng rõ ràng hơn tại Việt Nam. Để các bạn hiểu rõ hơn về phạm trù này, Mèo sẽ tóm tắt về cuốn Cẩm nang Tư duy Phản biện – Khái niệm và Công cụ của Richard Paul và Linda Elder. Quyển cẩm nang này thật sự là ứng cử viên tuyệt vời trong vị trí người bạn đồng hành của chúng ta khi học tập và làm việc.

img_2025

Trong tiếng Pháp, câu “Apprendre à apprendre” (học cách học), động từ “apprendre” dường như có cả hai nghĩa trong tiếng anh: “to teach” và “to learn”. Không có sự tách biệt giữa “dạy” và “học”, vị trí của chúng đôi khi có thể thay thế cho nhau hay nói cách khác giữa chúng có một sự “vận động”. Sự vận động ấy chính là phương pháp. Nhưng để “học cách học” ấy, chúng ta cần phải thực hiện một hành động đặc trưng của con người mà hành động ấy đã đưa nền văn minh nhân loại ngày càng lên tầm cao mới – tư duy. Albert Einstein từng nói: “Giá trị của một nền giáo dục (…) không phải là dạy và học được nhiều sự kiện mà là đào luyện cho tinh thần biết tư duy…”. Trong thời đại ngày nay, con người khó có thể phát triển nếu họ học và làm việc mà không có tư duy.

Quyển kĩ năng này dù chỉ vỏn vẹn hơn 40 trang nhưng nó đã cô đọng được kĩ năng chung trong tư duy phản biện có thể áp dụng cho mọi chủ đề. Nhà tư duy phản biện sẽ nắm rõ ngay mục đích và vấn đề đang tranh cãi. Họ sẽ tra vấn thông tin, những kết luận và góc nhìn, phấn đấu đạt đến sự chính xác rõ ràng, áp dụng những kĩ năng này và trong đời sống học tập và làm việc cũng như trong đời sống cá nhân.

1. Tại sao lại cần “Tư duy phản biện”?

Tư duy là bản tính tự nhiên của chúng ta. Tư duy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và những gì tư duy tạo ra. Đế có tư duy xuất sắc thì tư duy của ta phải được vun bồi một cách có hệ thống.

Tư duy phản biện (Critical Thinking) là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải thiện nó.

Tư duy phản biện là tư duy tự định hướng, tự giác, tự giám sát và tự hiệu chỉnh. Nó đòi hỏi những chuẩn mực nghiêm ngặt về sự xuất sắc và kiểm soát việc sử dụng chúng một cách tỉnh thức. Nó sẽ mang lại sự truyền thông hiệu quả, năng lực giải quyết vấn đề và một sự cam kết vượt qua bản tính “lấy cái Tôi làm trung tâm” và “lấy xã hội là trung tâm” của chúng ta.

img_2032

Bảng Kiểm kê Lập luận triển khai hệ thống tư duy lập luận, bảng này gồm  8 mục như sau:

  1. Mọi lập luận đều có MỤC ĐÍCH
  2. Mọi lập luận đều là một nỗ lực tìm ra điều gì đó, xử lí CÂU HỎI nào đó, giải quyết VẤN ĐỀ nào đó.
  3. Mọi lập luận đều dựa trên các GIẢ ĐỊNH.
  4. Mọi lập luận đều được đưa ra từ một GÓC NHÌN nào đó.
  5. Mọi lập luận đều được dựa trên DỮ KIỆN, THÔNG TIN VÀ BẰNG CHỨNG.
  6. Mọi lập luận đều được thể hiện thông qua các KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT và đều bị định hình bởi các KHÁI NIỆM  và các LÝ THUYẾT.
  7. Mọi lập luận đều chứa đựng các SUY LUẬN hay các DIỄN GIẢI, nhờ đó ta rút ra các KẾT LUẬN và mang lại ý nghĩa cho các dữ kiện.
  8. Mọi lập luận đều dẫn đến chỗ nào đó hay có những HÀM Ý và HỆ LUẬN.

Các từ in hoa trên đều là cơ sở của mỗi mục, các cơ sở này dựa vào các câu hỏi sử dụng những yếu tố của tư tưởng ( Ví dụ: Mục đích tôi đang cố gắng để hoàn tất điều gì? Phải chăng còn cách khác để lý giải thông tin này trừ kết luận của tôi không?…).

img_2033

Các Chuẩn Trí tuệ Phổ quát và những câu hỏi có thể được dùng để áp dụng chúng

1. Sự rõ ràng:

Bạn có thể nói rõ thêm về điều đó không?

Bạn có thể trình bày điểm đó bằng cách khác không?

Bạn có thể cho tôi một minh họa hay một ví dụ không?

2. Sự đúng đắn

Điều ấy có thực sự đúng không?

Làm sao ta có thể kiểm tra điều đó được?

Làm thế nào ta biết được điều đó là đúng?

3. Sự chính xác

Bạn có thể cho nhiều chi tiết hơn và cụ thể hơn không?

4. Tính liên quan

Điều đó nối kết thế nào với câu hỏi?

Điều đó liên quan gì tới vấn đề đang đặt ra?

5. Chiều sâu

Câu trả lời của bạn đề cập gì đến những tính phức hợp trong câu hỏi?

Bạn đã xem xét như thế nào về những vấn đề trong câu hỏi?

Bạn có xử lý những nhân tố có ý nghĩa nhất không?

6. Chiều rộng

Chúng ta có cần xem xét đến góc nhìn khác không?

Có cách nào khác để xem xét câu hỏi này không?

Từ góc nhìn bảo thủ thì điều này trông ra sao?

Từ góc nhìn của… thì điều này như thế nào?

7. Tính Lô gic

Điều này thực sự có nghĩa không?

Điều ấy có xuất phát từ những gì bạn đã nói không?

Nó nảy sinh như thế nào?

Trước đó bạn đã ngụ ý như thế, nhưng sao bây giờ bạn nói tằng tôi không biết tại sao cả hai có thể cùng đúng.

8. Công bằng

Chúng ta có thật lòng suy xét hết mọi lập trường có liên quan chưa?

Chúng ta có xuyên tạc thông tin nào đó để giữ viễn tượng đầy định kiến của mình không?

Ta có quan tâm nhiều đến lợi ích của ta hơn là quan tâm đến lợi ích chung không?

Những tiêu chí đánh giá lập luận

  • Mục đích
  • Câu hỏi
  • Thông tin
  • Khái niệm
  • Giả định
  • Suy luận
  • Góc nhìn
  • Hàm ý

Những đặc trưng Trí tuệ Cơ bản

  • Khiêm tốn với Ngạo mạn
  • Cảm thông với Hẹp hòi
  • Tự trị với Tuân phục
  • Chính trực với Đạo đức giả
  • Bền bỉ với Lười nhác
  • Tin vào Lý tính/ Lý trí với Mất niềm tin vào Lý tính/ Lý trí
  • Công bằng với Không-Công bằng

img_2035

Sau cùng, dựa vào các yếu tố lập luận trên, ta tiến hành tìm kiếm, phân tích, đánh giá từ đó xác định các chiến lược phục vụ cho các vấn đề cần tìm hiểu.

img_2036

img_2037

Lấy cái Tôi làm trung tâm

Ta tin vào những tri giác trực quan của mình dù chúng không chính xác. Thay vì sử dụng các chuẩn trí tuệ trong tư duy, ta thường sử dụng những chuẩn tâm lý tự lấy mình làm trung tâm để xác định những điều đáng tin và điều gì cần được loại bỏ. Song, chúng ta không nhận ra viễn tượng tự tư tự lợi của mình.

Lấy xã hội làm trung tâm

Hầu hết người ta không biết họ đã nhập tâm những định kiến thống trị của xã hội hay văn hóa của mình một cách không phê phán ở mực độ nào. Các nhà xã hội học và nhân học gọi điều này là trạng thái “bị hạn chế văn hóa”. Con người tự khắc chấp nhận tư duy theo xã hội thậm chí là mù quáng tuân theo mà không định hình góc nhìn của xã hội đó như thế nào.

 

Kết: Con người vốn tự nhiên mang tính cái Tôi làm trung tâm và lấy xã hội làm trung tâm, thế nhưng con người cũng tự nhiên phát triển một số kĩ năng về trí tuệ. Vì thế, con người cần vun bồi tích cực các đặc trưng trí tuệ, tính nhạy cảm về đạo đức và nhiều kỹ năng trí tuệ.

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…