Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không? ⋆ Hồng Ngọc Hospital
Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không, thực sự là băn khoăn không hề nhỏ của những bà mẹ bỉm sữa bận rộn không thể cho con bú trực tiếp. Cùng tìm hiểu mặt lợi – hại của việc sử dụng sữa mẹ vắt ra trong việc chăm bé trong bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho mình nhé!
Mẹ có nên vắt sữa không?
Câu trả lời là không. Cho con bú và cho con bú trực tiếp có nhiều lợi ích và chế độ ăn 100% sữa mẹ là con đường lành mạnh nhất, ít rủi ro nhất cho cả mẹ và bé. Cho con bú trực tiếp là nguồn thực phẩm an toàn nhất để vượt qua khủng hoảng và có thể sẵn sàng cho con bú mọi lúc mọi nơi.
Việc mẹ hút sữa cần phải đầu tư khá nhiều về thời gian và công sức. Chẳng hạn như mẹ phải cân nhắc lựa chọn máy hút sữa, nơi lưu trữ, phương pháp rã đông. Công đoạn cho con ăn bằng bình và sau đó khử trùng tất cả các thiết bị và bình sữa chiếm khá nhiều thời gian và năng lượng nghỉ ngơi, tương tác với em bé hoặc hoàn thành những việc khác để bớt căng thẳng.
Các bé có thể sẽ bị bệnh thường xuyên hơn bởi vì ngay cả khi làm sạch chai/ bình sữa và tiệt trùng kĩ càng nhưng trong quá trình vắt hút và bảo quản sữa mẹ, chúng ta không thể lúc nào cũng chắc chắn giữ mọi dụng cụ được sạch sẽ 100%.
Nhiều bà mẹ lý giải cho việc thích vắt sữa của mình là muốn người chồng có thể phụ giúp việc cho bé ăn đồng thời gần gũi với con hơn. Thực ra còn có những cách tối ưu hơn, nếu em bé được mẹ cho bú trực tiếp, người cha có thể bế, vỗ ợ hơi, đọc sách truyện, nói chuyện và tương tác với em bé,… Đây đều là những việc làm bổ ích và cần thiết, đem lại rất nhiều sự gần gũi giữa cha và con.
Do gánh nặng của việc vắt sữa hoàn toàn và thời gian vắt hút ít hơn so với nhu cầu bú mẹ của em bé đã tác động vào quá trình sản xuất sữa mẹ, những người chỉ vắt sữa không thể duy trì nguồn sữa của mình cũng như một người mẹ cho con bú trực tiếp. Các bà mẹ vắt sữa hoàn toàn có khả năng bị giảm nguồn cung cấp sữa liên tục, dẫn đến sữa công thức được đưa vào các bữa ăn của con như một chất bổ sung.
Do máy hút sữa không hiệu quả trong việc chiết xuất sữa như lực hút bú của em bé, nên máy hút sữa có thể không chiết xuất được nhiều sữa có hàm lượng chất béo cao, có hàm lượng DHA cao, axit béo cung cấp cho não phát triển và IQ cao.
Vậy nên, nếu bạn không quá bận rộn thì vẫn nên ưu tiên cho con bú trực tiếp bằng sữa mẹ thay vì vắt sữa ra bình.
Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không?
Câu trả lời là không, nhưng nó sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng sẵn có nếu như mẹ không biết bảo quản đúng cách. Nếu biết vắt và bảo quản, trữ đông sữa mẹ đúng cách, sữa mẹ vẫn đảm bảo được hầu hết các chất dinh dưỡng trong đó và vẫn tốt hơn cả sữa công thức.
Trong quá trình sữa mẹ vắt ra để đông trong tủ lạnh, các tế bào bạch cầu và hàm lượng vitamin C bị giảm sút nhưng tổng lượng protein, chất béo, các enzim, đường lactose và hầu hết các vitamin và chất kháng thể, chất chống viêm khác hầu như vẫn được đảm bảo. Sữa mẹ để ngoài môi trường quá lâu có nguy cơ bị biến chất, mất chất, nếu bé uống vào có thể bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Lưu ý khi vắt sữa mẹ
Vắt sữa mẹ đúng cách
Khi vắt sữa mẹ để trữ cần lưu ý những điều sau:
-
Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa, tay và bầu vú mẹ trước khi vắt.
-
Nên vắt thành các chai nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh lãng phí.
-
Sữa vắt ra cần làm lạnh ngay.
-
Không trữ đông lại phần sữa trẻ uống dư.
-
Không hòa chung sữa đã trữ đông với sữa mới vắt.
-
Không nên cố ép sữa, cần nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tạo sữa tự nhiên, an toàn.
Luôn vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa
Trước mỗi lần sử dụng, mẹ đều phải vệ sinh sạch sẽ cả dụng cụ hút sữa lẫn đựng sữa như sau:
-
Dùng chổi và miếng cọ rửa chuyên dụng vệ sinh sạch.
-
Rửa qua dụng cụ hút sữa và đựng sữa bằng nước lạnh.
-
Lau rửa kỹ lại phần đáy và các góc kẽ nhỏ.
-
Để ráo tự nhiên.
-
Tiệt trùng lại bằng nước sôi.
Kiểm soát lượng sữa mẹ vắt ra đúng cách
Thông thường, mẹ sẽ vắt sữa thành nhiều bình/túi mỗi lần trữ trong tủ lạnh để cho con bú dần. Do đó, mẹ nên dán nhãn cho mỗi chai sữa để tiện quản lý, theo dõi dễ dàng hơn “thành quả” của mình, bao gồm các thông tin như:
-
Ngày vắt sữa
-
Đánh số thứ tự sử dụng
-
Lượng ml sữa có trong mỗi bình/túi
-
Có thể có hướng dẫn rã đông nếu cần thiết.
Sữa mẹ vắt ra có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 6-8 tiếng
Nếu nhiệt độ phòng ở tầm 25 độ C đến 35 độ C, sữa mẹ vừa mới vắt ra có thể bảo quản trong vòng 6-8 giờ đồng hồ. Với nhiệt độ cao hơn, vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn, sữa mẹ vắt ra để được tầm 3-4 tiếng đồng hồ.
Sữa mẹ vắt ra để được ít nhất 72 tiếng trong tủ lạnh
Sữa mẹ vừa mới vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh ít nhất 72 tiếng đồng hồ. Cách bảo quản tốt nhất là để sữa mẹ vắt ra trên ngăn đá, nơi lạnh nhất của tủ lạnh, không được để sữa mẹ ở cánh tủ lạnh vì đó là nơi ít lạnh nhất.
Sữa mẹ vắt ra để được 3 tháng trong tủ đông đá
Sữa mẹ vắt ra có thể để được 3 tháng ở ngăn đông đá có cánh cửa riêng với ngăn lạnh ( tương đương với nhiệt độ -18 độ C), để được 2 tuần trong ngăn đông đá không có cánh cửa riêng với ngăn lạnh (tương đương -15 độ C), để được 6-12 tháng trong ngăn đông đá của tủ lạnh có công nghệ không đóng tuyết (tương đương -20 độ C).
Trong quá trình sữa mẹ vắt ra để đông trong tủ lạnh, các tế bào bạch cầu và hàm lượng vitamin C bị giảm sút nhưng tổng lượng protein, chất béo, các enzim, đường lactose và hầu hết các vitamin và chất kháng thể, chất chống viêm khác hầu như vẫn được đảm bảo.
Sữa mẹ vừa mới vắt ra có thể thêm vào sữa mẹ đã vắt ra từ trước
Tốt nhất là không nên thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa mẹ đã vắt và để đông trong tủ lạnh để tránh trường hợp sữa mới vắt làm ấm lại sữa đã để tủ lạnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn đang bị tủ lạnh vô hiệu hóa bỗng “hồi sinh”. Nếu mẹ vẫn cần cho thêm vào, nên làm lạnh sữa mẹ mới vắt rồi mới thêm vào sữa mẹ đã vắt để tủ lạnh trước đó.
Xử lý khi sữa mẹ vắt ra có mùi lạ
Nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi vắt ra để tủ lạnh có mùi tanh, mùi kim loại, thậm chí là mùi xà phòng. Điều này không có nghĩa là sữa mẹ đã hỏng và phải bỏ đi. Xuất hiện hiện tượng này là do tác động của enzym lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh.
Trong trường hợp này, sữa mẹ vẫn an toàn và bé vẫn có thể uống được mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số bé có thể sẽ không chịu uống vì mùi lạ gây khó chịu. Mẹ có thể khắc phục bằng cách sau đây:
Hâm nóng sữa mẹ vắt ra đến 72 độ C trong vòng 2 phút ngay sau khi vắt (trước khi để tủ lạnh) để ngăn chặn sự hoạt động của enzim lipase. Tiếp theo, nhanh chóng làm lạnh sữa mẹ vắt ra bằng cách đặt vật đựng sữa trong một bát nước đá. Sau đó, sữa mẹ vắt ra có thể được bảo quản trong tủ lạnh như bình thường.
Tuy nhiên cách làm này có thể làm một số chất miễn dịch trong sữa mẹ bị giảm sút hoặc tiêu diệt hoàn toàn chúng, nhưng vẫn tốt hơn so với việc phải bỏ đi hoàn toàn lượng sữa này.
Không nhất thiết phải làm ấm sữa mẹ vắt ra
Một số bé có thể uống sữa mẹ vắt ra ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ mát hoặc nhiệt độ ấm. Điều này phụ thuộc vào sở thích của từng bé, mẹ không nhất thiết phải hâm sữa thật ấm nóng trước khi cho bé uống.
Không nên hâm nóng sữa mẹ vắt ra bằng lò vi sóng
Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp để hâm nóng vì việc tăng nhiệt đột ngột, làm nóng không đều sẽ gây phá hủy một số chất và kháng thể trong sữa. Điều này sẽ làm nóng sữa mẹ không đều và còn làm giảm đi đáng kể đặc tính chống viêm, miễn dịch ở sữa. Mẹ nên hâm nóng sữa bằng cách đặt sữa trong một bát nước ấm hoặc để túi sữa dưới vòi nước ấm đang chảy.
Không dùng lại sữa mẹ vắt ra mà bé uống thừa
Khi bé uống sữa mẹ vắt ra, một lượng lớn vi khuẩn từ miệng bé đã phát triển trong sữa. Vì thế, mẹ không được cho con dùng lại lượng sữa thừa đã chứa đầy vi khuẩn đó cho bé.
Sữa mẹ vắt ra có thể để trong bình nhựa, thủy tinh hoặc túi nhựa chuyên dụng
Trữ sữa mẹ nên được thực hiện trong các túi lưu trữ hoặc chai làm từ thủy tinh, nhựa không chứa BPA. Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì, các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Thứ hai là bình nhựa cứng, chất lượng tốt. Nên chọn loại bình dành riêng để trữ sữa.
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và thường xuyên là cách đáng tin cậy nhất để kích sữa và củng cố nguồn sữa mẹ dồi dào và ổn định lâu dài. Thế nhưng đối với một số bà mẹ bận rộn, việc vắt sữa cho con bú lúc cần là giải pháp hiệu quả và nên được áp dụng để mẹ vẫn có thể duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu các bà mẹ bỉm sữa còn bỡ ngỡ với những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tìm đọc ngay những nguồn tài liệu uy chính thống để bổ sung kiến thức cho bản thân. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ uy tín về sản – phụ khoa. Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh đã và đang được bệnh viện áp dụng theo đúng khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế về quy trình nuôi con bằng sữa mẹ. 100% mẹ bầu sinh tại đây được da kề da với con ngay sau sinh, trẻ được bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau khi chào đời.
**Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ uy tín về sản – phụ khoa. Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh đã và đang được bệnh viện áp dụng theo đúng khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. 100% mẹ bầu sinh con (kể cả sinh thường và sinh mổ) tại đây đều được da kề da với con sau sinh, trẻ được bú mẹ ngay trong vòng vài giờ đầu sau sinh.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/