Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, không bị hỏng, an toàn cho bé
Nhiều mẹ bỉm sữa hoang mang, lo lắng vì thực trạng sữa nhanh hỏng sau khi vắt. Vậy sữa mẹ để ngoài bao lâu là vừa đủ, an toàn cho hệ tiêu hoá mà vẫn giữ trọn dinh dưỡng vốn có? Cùng giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết này để xua tan mọi vấn đề liên quan đến bảo quản sữa mẹ đúng cách nhé!
1. Giải đáp: Sữa mẹ để ngoài được bao lâu?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ sơ sinh với hàm lượng đạm lớn, giàu các axit amin có lợi cho hệ tiêu hoá và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, sau khi vắt sữa mẹ, nếu đặt trong nhiệt độ phòng quá lâu dễ làm các hoạt chất trong sữa biến đổi, lượng vi khuẩn tăng dễ gây nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hoá ở trẻ.
Các vi khuẩn sinh sôi xâm nhập trong sữa mẹ gây biến chất khiến bé đau bụng. Vậy sữa mẹ sau khi vắt để ngoài được bao lâu là an toàn?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam và khuyến cáo của các tổ chức WHO, UNICEF, các khuyến cáo cụ thể về thời gian bảo quản sữa mẹ an toàn như sau:
-
Đối với nhiệt độ phòng (từ 25 độ C đến 35 độ C), thời hạn sử dụng sữa mẹ lý tưởng nhất là 1 tiếng sau khi vắt.
-
Đối với nhiệt độ phòng bật máy lạnh (dưới 25 độ C), thời hạn sử dụng sữa mẹ tối đa là 6 tiếng sau khi vắt.
-
Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (từ 4 độ C), các mẹ có thể sử dụng tối đa 48 giờ. Đặc biệt, với các dòng tủ lạnh trữ lạnh chuyên dụng (dưới -18 độ C), sữa mẹ có thể sử dụng tối đa lên tới 6 tháng.
2. Cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài đúng cách
Sữa mẹ sau khi hút ra ngoài cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng vốn có và an toàn cho bé.
Dự trữ sữa
-
Sữa mẹ phải được bảo quản trong bình thuỷ tinh, túi lưu trữ chuyên dụng hoặc bình nhựa không chứa BPA.
-
Ghi chú dung tích sữa và thời gian hút sữa chính xác trên từng bình/túi để kiểm soát dễ dàng, sắp xếp khoa học, hạn chế lãng phí sữa.
-
Quy trình làm sạch bình hoặc túi lưu trữ trước khi vắt sữa vô cùng quan trọng.
-
Trước khi vệ sinh bình lưu trữ, các mẹ phải rửa sạch tay, bầu vú mẹ và dụng cụ hút sữa trước khi vắt.
Bảo quản sữa
-
Phần sữa thừa bé uống xong không nên để lại. Tuyệt đối không hoà trộn sữa đã bảo quản cùng sữa mẹ mới vắt.
-
Ngay sau khi hút, sữa mẹ nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trước khi đặt lên ngăn đá. Trước mỗi bữa ăn, cần chuyển sữa xuống ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 – 2 ngày trước khi hâm nóng.
-
Nếu phải mang sữa mẹ di chuyển qua nhiều nơi, cần bọc kín bình hoặc túi lưu trữ sữa mẹ để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn chéo.
-
Để trống một không gian vừa đủ với miệng bình lưu trữ để hạn chế trào sữa, dễ gây mất vệ sinh do sữa tăng dung tích khi trữ đông.
Làm ấm, rã đông sữa
-
Sữa mẹ bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, chỉ cần ngâm trong tô nước ấm để tăng nhiệt độ sữa là có thể cho bé sử dụng.
-
Sau khi trữ đông, các mẹ cần rã đông ở ngăn mát tủ lạnh trước khi hâm nóng bằng máy hâm sữa hoặc ngâm nước ấm.
-
Nhiệt độ lý tưởng để hâm nóng là 40 độ C. Tuyệt đối không tăng nhiệt quá cao hoặc sử dụng lò vi sóng để hâm nóng bởi dễ gây biến chất và giảm hiệu quả dinh dưỡng.
-
Cần kiểm tra lại nhiệt độ của sữa trước khi cho bé uống đảm bảo sữa không quá nóng với bé.
3. Lưu ý quan trọng khi vắt sữa mẹ
Sữa mẹ để ngoài bao lâu rất quan trọng, tuy nhiên các công đoạn vệ sinh trước khi vắt sữa cũng quan trọng không kém.
-
Quy trình làm sạch bình hoặc túi lưu trữ vô cùng quan trọng. Cần làm sạch dụng cụ vắt sữa bằng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng, để ráo tự nhiên thay vì lau bằng khăn.
-
Cần tiệt trùng lại bình với nước sôi trước mỗi lần lưu trữ sữa để đảm bảo hoàn toàn an toàn vệ sinh.
-
Rửa sạch tay kỹ càng trước khi vắt sữa và vệ sinh các dụng cụ lưu trữ sữa. Vệ sinh bầu vú mẹ, chườm ấm bầu vú mẹ trước khi hút sữa khoảng 2 – 3 phút.
-
Sữa mẹ phải được đựng trong bình lưu trữ kín ngay sau khi vắt xong để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
-
Vắt sữa quá nhiều trong ngày dễ làm các mẹ thiếu sữa cho các lần sau. Bởi vậy, các mẹ nên chia nhỏ vắt sữa đủ dùng cho từng bữa ăn của trẻ (khoảng 60 – 100ml) để tránh lãng phí sữa.
-
Nhẹ nhàng lắc sữa trong bình lưu trữ để hạn chế chất béo trong sữa mẹ bị lắng xuống trước khi sử dụng.
-
Các mẹ nên đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tránh việc ép sữa quá nhiều để đảm bảo chất lượng tốt nhất của sữa mẹ.
4. Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ đã bị hỏng
Các yếu tố bên ngoài dễ làm biến đổi màu sắc và mùi vị của sữa mẹ sau khi làm ấm hoặc rã đông. Khi không đảm bảo việc bảo quản đúng cách và quá hạn tích trữ, sữa mẹ hỏng và dễ làm bé đau bụng, tiêu chảy.
Nếu đã quá thời hạn sử dụng hoặc cách bảo quản chưa đúng thì sữa mẹ có thể sẽ bị hỏng. Để phân biệt sữa còn dùng được và sữa hỏng, bạn cần chú ý những đặc điểm dễ nhận biết sau đây:
Việc nhận biết sữa mẹ đã hỏng hay chưa, các mẹ cần chú ý quan sát trạng thái, mùi và hương vị của sữa.
-
Sữa dùng được có mùi hương giống xà phòng hoặc kim loại do chất béo phân tán khi lưu trữ.
-
Sữa đã hỏng có mùi lên men, nồng chua khó chịu và xuất hiện tình trạng vón cục.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ sơ sinh nhưng nếu không bảo quản tốt sẽ nhanh hỏng. Hy vọng với chia sẻ trên bạn đã biết cách bảo quản sữa mẹ đúng cách và giải đáp thắc mắc sữa mẹ để ngoài được bao lâu đủ an toàn cho bé.