Sự thật vì sao chính quyền Trung Quốc kiềm hãm đế chế ALIBABA
“Mục tiêu là kiểm soát Ma Yun” (tên của Jack Ma ở tiếng Trung Quốc), một chuyên viên tư vấn cho Hội đồng Quốc gia của Trung Quốc nói. “Giống như đặt dây cương lên con ngựa vậy”. Và chính Jack Ma cũng từng nói: “Tôi nghĩ rằng trong số những người giàu nhất Trung Quốc, ít người có kết thúc tốt đẹp”.
“Đặt dây cương lên con ngựa” là những gì mà chính quyền Trung Quốc đang làm với tập đoàn do Jack Ma sáng lập, và quá trình này chưa dừng lại. Đế chế của Jack Ma có giá trị chỉ bằng một nửa so với 9 tháng trước, và họ cũng đang tách mảng kinh doanh có giá trị nhất của Jack Ma sang các “đối tác” mới được nhà nước chỉ định.
Jack Ma là ai?
Một năm trước, Ma là người giàu nhất Trung Quốc. Jack Ma là người sáng lập Alibaba, công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, cũng như Ant Group, công ty tái chính công nghệ (Fintech) lớn nhất thế giới, nổi tiếng với ứng dụng thanh toán Alipay. Đế chế của Jack Ma đã trở thành một siêu thế lực mà chưa hề lên sàng, ngang tầm với FANG của phương Tây (Facebook, Amazon, Netflix, Google). Chỉ riêng Alibaba đã có giá trị hơn bất kì công ty Mỹ nào, chỉ thua Apple, Amazon, Google.
Ma cũng là một người nổi tiếng trên phạm vi toàn cầu, có thể xem đây là người Trung Quốc nổi tiếng nhất còn sống. Jack Ma là Jeff Bezons + Elon Musk + Bill Gates gộp chung vào một người duy nhất. Ông là đại diện cho một thế hệ người Trung Quốc mới. Hai công ty mà Ma lập ra rất quan trọng với Trung Quốc, và chúng cũng đồng nghĩa với sự sáng tạo của quốc gia này. Giới truyền thông Trung Quốc còn gọi sự phát triển của ngành tech tại quốc gia này là “Thời đại của Ma”.
Thế nên sự suy yếu của đế chế Jack Ma là một thứ rất đáng quan tâm. Các tài sản của Ma đã bị lấy đi, bị giảm giá trị, và nếu chọn một từ để mô tả những gì Trung Quốc đang làm với Jack Ma thì từ “chấn chỉnh” (rectified) là một động từ phù hợp nhất.
Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 24/10, khi Jack Ma phát biểu tại một hội nghị ở Thượng Hải, ông đã chỉ trích hệ thống pháp lý cản trở việc đổi mởi và cần phải thay đổi để tăng trưởng. Theo Reuters, bài phát biểu này quá thẳng, giống như vỗ vào mặt chính quyền Trung Quốc nên họ quyết định phải “đặt dây cương” để kềm chế sự phát triển của đế chế Jack Ma. Thậm chí có người đã tư vấn cho Jack Ma nên dịu giọng vì hội nghị này có một số quan chức cấp cao trong lĩnh vực tài chính tham gia, nhưng Ma đã từ chối và cho rằng có thể nói bất kì điều gì ông muốn.
Thế nên sau đó cơ quan quản lý Trung Quốc bắt đầu thu thập những báo cáo về các dịch vụ của Ant, phản ứng của công chúng, tất cả được nộp lên cho dàn lãnh đạo cấp cao trong đó có Tập Cận Bình. Các báo cáo này cho thấy công chúng phản ứng tiêu cực với phát biểu của Ma. Từ đây việc điều tra toàn diện bắt đầu diễn ra.
Quá trình chấn chỉnh
Hủy lên sàn Ant Group
Vào đêm trước khi Ant Group chuẩn bị lên sàn và trở thành công ty đại chúng ở sàn Hong Kong và Thượng Hải, chính phủ Trung Quốc đã chặn việc này lại. Nếu mà Ant lên sàn thành công, đây sẽ là thương vụ IPO lớn nhất thế giới, lập ra một kỉ lục mới với số tiền thu về ước tính 34,5 tỉ USD, khi đó định giá của Ant Group sẽ là trên 313 tỉ USD. Tháng 10/2020, giá cổ phiếu trên thị trường private đã tăng 50%, và mức độ quan tâm tới đợt offering này đã tăng 80 lần. Bản thân Jack Ma cũng nói: “Đây là sẽ là đợt IPO lớn nhất lịch sử loài người. Ngoài ra, đây là lần đầu tiên nó diễn ra ở một thành phố khác New York… Một điều kì diệu đang diễn ra…”.
Nhưng mọi chuyện đã không như thế. Có thông tin nói rằng đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra tay xử lý việc này. Chính phủ Trung Quốc đã dừng việc IPO này lại và yêu cầu Ant trở thành một tổ chức tài chính chịu sự quản lý của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Tháng 12 năm 2020, Ant Group được lệnh Ngân hàng Trung ương “chấn chỉnh” lại hoạt động kinh doanh của mình và phải đưa ra lộ trình cụ thể. Ngân hàng Trung ương cũng triệu tập các lãnh đạo của Ant, nói rằng Ant không có cơ chế quản lý hiệu quả, từ chối tuân theo các yêu cầu của pháp luật, và kinh doanh chênh lệch giá để thu lợi mà không chịu rủi ro nào.
Theo sau đó, Ant bắt đầu bị tách ra. Mảng tài chính tiêu dùng của công ty được tái cấu trúc, nó trở thành một công ty tài chính chịu đầy đủ yêu cầu như những gì đang áp dụng cho các ngân hàng. Việc này sẽ mở cửa để những ngân hàng nhà nước lớn cũng như các đơn vị do nhà nước kiểm soát có thể nắm cổ phần”.
Chính phủ Trung Quốc cũng để mắt tới tài sản quý giá nhất của Ant: dữ liệu. Ant nắm trong tay hàng tỉ giao dịch mua bán của người tiêu dùng. Những phân tích đưa ra từ mớ dữ liệu khỏng lồ này đã trở thành lợi thế cạnh tranh của Ant so với những ngân hàng truyền thống vốn chưa áp dụng nhiều công nghệ trong việc đưa ra quyết định cho vay hay các dịch vụ tín dụng tiêu dùng.
Bắc Kinh cũng muốn chấn chỉnh điều này. “Ant được yêu cầu phá vỡ thế độc quyền về dữ liệu”, theo yêu cầu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.
Giám sát quỹ của Ant
Ant có một quỹ lớn đến mức những nước phương Tây phải bất ngờ. Ant xây dựng quỹ này bằng cách mời người tiêu dùng Trung Quốc đổ tiền dư của mình vào những tài khoản online. Chỉ trong 4 năm, nó trở thành quỹ lớn nhất thế giới, vượt qua cả JP Morgan, Fidelity và làm cho giới ngân hàng, đầu tư trên toàn cầu bị sốc.
Đầu năm 2018, chính phủ Trung Quốc bắt đầu can thiệp vào quỹ này và ngay lập tức nó đã giảm 18% sau quý đầu tiên, và hiện đã giảm gần 50% so với thời đỉnh điểm. Việc giảm này không phải vì các quy luật thị trường tự nhiên hay thay đổi tỉ giá như nhiều người dự đoán, nó là kết quả của những hành động mà Bắc Kinh thực hiện.
Ant được ra lệnh phải giảm quy mô của quỹ như là một phần trong thỏa thuận tái cấu trúc mà họ đã kí với các cơ quan chức năng.
Phạt cạnh tranh không lành mạnh
Vào tháng 4 năm 2021, một khoản phạt “kỉ lục” đã được đưa ra cho Alibaba với cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh. Con số này quá nhỏ so với những gì mà Ant IPO có thể thu về, và một số nhà quan sát thậm chí còn không để tâm đến nó. Tuy nhiên cái”tội” ở đây mới là cái quan trọng: Alibaba bị cáo buộc “lạm dụng vị thế thống trị của mình”, và lại một lần nữa được yêu cầu “chấn chỉnh” cũng như “giảm quy mô công ty” để tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng.
Trước đó, nhiều công ty Trung Quốc đã nộp đơn kiện Alibaba chuyển hướng truy cập không hợp lý, một số nhà bán thì kiện thì Alibaba buộc họ phải chọn “một phe để theo” khi kinh doanh online, JD.com, công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Trung Quốc, cũng từng kiện Tmall của Alibaba với cáo buộc lạm dụng vị trí của mình. Pinduoduo, Vipshop cũng tham gia kiện.
Một số sự kiện khác
Trình duyệt của Alibaba, được dùng nhiều thứ 2 tại Trung Quốc chỉ sau Chrome, đã bị xóa khỏi các app store của đa số những công ty mobile và công ty Internet ở Trung Quốc.
Tháng 4, Bắc Kinh thông báo điều tra việc Ant thông đồng với sàn chứng khoán Thượng Hải để được phép IPO, nên có thể sẽ phát hiện ra vấn đề hối lộ. Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đang lo lắng rằng lợi ích quốc gia không được bảo vệ một cách đầy đủ.
Đóng cửa trường đại học của Ma
Cũng trong tháng 4, Ma bị cắt chức chủ tịch Đại học Hupan, ngôi trường mà ông đã lập ra và ủng hộ từ năm 2015. Hupan được lập ra với tham vọng cải tiến ngành giáo dục trong lĩnh vực kinh doanh với nhiều sáng kiến mới, sáng tạo và dũng cãm. Trước đây, sau 6 tháng chọn lọc, đại học Hupan thông báo sinh viên khóa mới bao gồm hơn 40 CEO từ các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc, tạo ra một mạng lưới kinh doanh mạnh nhất trong nước. Mới chỉ có 207 người “tốt nghiệp” nhưng trong đó có rất nhiều người nổi tiếng. Người được vào học phải lãnh đạo một một startup có doanh thu ít nhất 4,5 triệu USD mỗi năm, đã trả thuế trong hơn 3 năm, và có ít nhất 30 nhân viên”.
Đây là cách làm nhanh, gọn và có thể thành công hơn những gì mà Mỹ đang áp dụng với các trường học về kinh doanh. Điều này giúp trao đổi kinh nghiệm, thông tin nhanh hơn và khuyến khích tạo mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau một cách chưa từng có. Thứ gần nhất với Hupan là Harvard Business School, và Jack Ma còn mướn đi xa hơn nữa.
Nhưng giờ đây, Bắc Kinh đã yêu cầu Hupan không nhận thêm đơn đăng kí mới, và việc Jack Ma không còn ngồi ghế chủ tịch có thể sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh của trường. Trường này nổi tiếng là nhờ Jack Ma, không phải vì các khóa học của mình.
Quỹ quản lý Huarong?
Mảng cho vay tiêu dùng của Ant đã lớn tới mức nó chiếm 1/10 số tiền cho vay không liên quan đến mua nhà của Trung Quốc trong năm ngoái. Sau khi được yêu cầu “chấn chỉnh”, Ant sẽ chỉ còn nắm 50% cổ phần của công ty mới với tên gọi “Chongqing Ant Consumer Finance”. Ant thậm chí còn phải trả 625 triệu USD cho chính phần sở hữu này, trong chính công ty của mình!
50% còn lại sẽ được giao cho những “đối tác” mới và không bị yêu cầu cam kết tài chính. Những công ty sẽ tham gia nắm Chongqing Ant Consumer Finance bao gồm một công ty sản xuất pin (?), một nhà sản xuất thiết bị giám sát video, và cuối cùng là Quỹ Huarong Asset Management với 4,99% cổ phần công ty.
Huarong là một nhân tố xấu trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc. Quỹ này được lập ra bởi chính phủ Trung Quốc vào những năm 90 để bán các khoản nợ xấu, sau đó quỹ mở rộng hoạt động với các khoản đầu tư ra nước ngoài với rủi ro cao. Ngay cả đến hôm nay chính quyền Trung Quốc cũng chưa rõ hết về những gì mà Huarong sở hữu.
Huarong cũng xây dựng một văn hóa hối lộ lớn và có hệ thống dưới thời CEO Lai Xiaomin cho đến năm 2018. Công ty này được giới truyền thông Trung Quốc xem như là một “công ty ác”, một ví dụ về tham nhũng, gian lận và thiếu năng lực, cũng như là chủ đề của nhiều series phim phóng sự được phát sóng trên truyền hình quốc gia nước này. Năm nay, Huarong chạm đến mức gần phá sản và có thể phải được bảo lãnh bởi chính phủ. Vào tháng 1 năm 2021, CEO Lai Xiaomin đã bị tử hành với tội tham nhũng và nhiều tội khác.
Việc Huarong nắm một phần của Ant là một điều khó hiểu. Mới đây, Huarong cũng đã bị chính quyền buộc phải bán đi những mảng không phải cốt lõi.
Thế nên mới nói đây là cái kết buồn của Jack Ma “Thế giới tiếc cho một nhân tài kiệt xuất nhưng cũng bớt đi một đối thủ”, thật đúng với câu “Trường Giang sóng sau xô sóng trước, trên đời người mới thay người cũ” nhưng cái cách mà một vĩ nhân kết lại như vậy thì thật đáng suy ngẩm…!