Sự thật bất ngờ tại sao có thai mà vẫn có kinh nguyệt
Mỗi người phụ nữ đều khác nhau và kinh nghiệm khi mang thai của họ cũng vậy. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng liệu có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường? Hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu các nguyên nhân dưới đây và giải đáp những thắc mắc về vấn đề trên.
Mục Lục
Nếu có thai thì có kinh nguyệt bình thường không?
Kinh nguyệt xảy ra do những biến đổi đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Các hormon tiết ra từ buồng trứng khiến cho niêm mạc tử cung dày lên, sẵn sàng cho trứng đã thụ tinh bám vào và phát triển. Đồng thời estrogen hay progesteron cũng khiến cho trứng được giải phóng từ buồng trứng. Sau đó, trứng sẽ về đến tử cung sau khi đi qua ống dẫn trứng. Nếu trứng đã được thụ tinh bởi một tế bào tinh trùng, nó sẽ bám vào thành tử cung, nơi mà theo thời gian sẽ phát triển thành phôi thai. Và ngược lại, nếu trứng không được thụ tinh và làm tổ, cả trứng và niêm mạc tử cung đều sẽ rụng ra và chảy máu qua âm đạo. Đây chính là hiện tượng kinh nguyệt. Do đó, ở một số phụ nữ mang bầu có thể xuất hiện chảy máu âm đạo không liên tục nhưng mang thai vẫn có kinh nguyệt như bình thường là điều không thể nào. Điều này cũng đồng thời giải đáp những thắc mắc mới có thai thì có kinh nguyệt không?
Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt?
Que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh
Test thử thai có lẽ là một trong những thử nghiệm đơn giản mà có độ tin cậy khá cao đối với mỗi phụ nữ khi nghi ngờ mang thai. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi que thử thai 2 vạch nhưng vẫn ra máu đã khiến cho nhiều người băn khoăn và lo lắng. Sau đây sẽ giải đáp một vài nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Máu báo thai – Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu
Rụng trứng thường diễn ra từ ngày thứ 15 trong chu kỳ 28 ngày. Bình thường, trứng sẽ được thụ tinh trong ống dẫn trứng và sau đó đi vào trong tử cung để làm tổ. Ngay tại thời điểm này, cơ thể bắt đầu sản xuất hCG từ các mô nuôi dưỡng bào thai đang phát triển. Khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng, nồng độ hCG có thể được phát hiện từ giai đoạn đầu mang thai. Điều này dẫn đến que thử thai cho kết quả 2 vạch. Đồng thời khi phôi bám vào thành tử cung thì trùng hợp gây ra một trong những triệu chứng sớm của mang bầu chính là ra máu. Hiện tượng máu báo thai này đã khiến cho nhiều bà bầu nhầm tưởng là kinh nguyệt.
Que thử thai dương tính giả
Mang thai hóa học – Thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh
Mang thai hóa học là hiện tượng sảy thai diễn ra trước tuần thứ 5 khi trứng đã thụ tinh (phôi) không thể làm tổ hoặc tiếp tục phát triển. Sự rụng trứng diễn ra sớm đến mức nhiều người còn không biết mình đã mang bầu. Tuy nhiên, phôi thai vẫn tạo ra hCG và có thể gây dương tính giả trên que thử thai. Chính biểu hiện ra máu âm đạo của tình trạng này khiến nhiều người nhầm tưởng rằng có thai mà vẫn có kinh. Nguyên do dẫn đến mang thai hóa học thường bởi u xơ, mô sẹo, lượng progesteron thấp hoặc tử cung có hình dạng bất thường,… Để tránh hiện tượng thử thai dương tính giả, bạn nên sử dụng các xét nghiệm thử thai sau ngày dự kiến có kinh nguyệt khoảng 1 tuần. Hoặc đến ngay một phòng khám để được chẩn đoán xác nhận và có những biện pháp chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Mang thai ngoài tử cung – Gây ra có thai nhưng vẫn đến kỳ
Một vài trường hợp trứng đã thụ tinh (phôi thai) tự làm tổ phía ngoài khoang chính của tử cung gây nên hiện tượng chửa ngoài tử cung. Hầu hết tất cả các trường hợp này, có hơn 90% phôi thai bị mắc kẹt trong ống dẫn trứng trên đường di chuyển đến tử cung. Mặc dù vậy thì phôi thai vẫn sản xuất hCG, là nguyên nhân dẫn đến kết quả thử thai dương tính giả. Tuy nhiên, phôi thai không thể tiếp tục tồn tại vì thiếu không gian để nó phát triển như bình thường. Cùng với sự lớn dần của thai, nó có thể gây xuất huyết nặng bên trong do làm vỡ ống dẫn trứng. Ngoài khiến cho bạn cảm thấy ra máu như hành kinh khi mang thai thì đau dữ dội một bên bụng dưới, buồn nôn, đau ngực, xương chậu, chóng mặt,… cũng là những triệu chứng điển hình. Đây là một tình trạng khẩn cấp, cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức càng sớm càng tốt.
Sảy hoặc phá thai gần đây – Thử que lên 2 vạch mờ nhưng vẫn có kinh
Khi phụ nữ có bầu, nồng độ hCG tiếp tục tăng khi nhau thai phát triển, cứ sau vài ngày sẽ tăng 2 lần và khoảng ngày thứ 10 thì đạt đỉnh. Khi chấm dứt thai kỳ, nồng độ hCG bắt đầu giảm xuống theo một tốc độ chậm. Sau thời điểm sảy hoặc phá thai, kinh nguyệt thường trở lại khi niêm mạc tử cung hồi phục khoảng 4 – 8 tuần. Trong khi đó hormon hCG có thể có mặt đến 6 tuần trong nước tiểu và máu. Nếu là sảy thai diễn ra tự nhiên thì nồng độ hCG vẫn thường ở mức cao do mọi mô liên quan đến thai kỳ chưa chắc đều bị loại bỏ. Do đó nếu thử thai vào khoảng thời gian này thì có khả năng nhận được kết quả dương tính giả mà vẫn có thể có kinh nguyệt. Trong trường hợp trên, một thủ thuật tiểu phẫu có thể được áp dụng để loại bỏ phần mô còn lại nếu cần.
Lỗi người sử dụng gây ra dương tính giả làm que thử thai 2 vạch nhưng vẫn ra máu
Tương tự như hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, que thử thai đôi khi cũng hết hạn hoặc đang được dùng sai cách. Chính vì nguyên nhân này mà có thể dẫn đến tình trạng dương tính giả, thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh. Dưới đây là một vài biện pháp giúp tránh xảy ra lỗi khi sử dụng:
- Kiểm tra hạn dùng và làm theo hướng dẫn chặt chẽ ghi trên que thử thai.
- Thử thai vào buổi sáng khi nước tiểu ở trạng thái cô đặc bởi nếu bị pha loãng quá mức với nước sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Tránh sử dụng que thử quá sớm trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Nhúng que trong nước tiểu hoặc đọc kết quả với khoảng thời gian chính xác theo hướng dẫn, có thể đặt giờ để theo dõi.
Đường bay hơi
Đối với một số loại que thử thai, khi phát hiện thấy hCG thì cho kết quả hiển thị 2 vạch và ngược lại sẽ cho kết quả 1 vạch. Các vạch này đa phần có màu sáng như đỏ, hồng hay xanh lam. Chúng có thể đại diện cho dấu hiệu mang bầu sớm nhưng cũng có khả năng chỉ là đường bay hơi. Tùy thuộc vào các thành phần có mặt trong nước tiểu, sau khi đã bay hơi hoàn toàn, nó có thể để lại một đường mờ không màu và được gọi là đường bay hơi. Nếu không quen thuộc với các đường bay hơi, bạn có thể nhìn thấy vạch này và nghĩ là mình đang mang thai. Chính vì lẽ đó đã gây ra một vài trường hợp hiểu lầm rằng thử que lên 2 vạch mờ nhưng vẫn có kinh. Nếu bạn đọc kết quả sau thời gian khuyến cáo theo hướng dẫn, các đường bay hơi có thể được hiển thị rõ ràng hơn. Do đó, để tránh nhầm lẫn xảy ra, hãy làm theo hướng dẫn cụ thể của mỗi loại que thử thai, đặc biệt là về vấn đề thời gian.
Do sử dụng thuốc khiến nhầm lẫn có thai mà vẫn có kinh
Khi một người phụ nữ đang cố mang thai dưới các biện pháp chăm sóc của y tế, rất có thể họ đang được sử dụng những loại thuốc hỗ trợ sinh sản. Một trong số chúng là thuốc kích thích hCG giúp trứng trưởng thành được phóng thích từ nang. Nếu thử thai được thực hiện trong vòng 7 – 14 ngày sau khi bắt đầu điều trị, dương tính giả hoàn toàn có khả năng xảy ra. Lúc này cần trì hoãn việc thử thai cho đến 1 – 2 tuần sau khi tiêm hoặc điều trị lần cuối. Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác cũng có thể gây ra hiện tượng trên như diazepam, phenobarbital, chlorpromazin, furosemid, thuốc kháng histamin, methadon,… Vì vậy, mang thai vẫn có kinh bình thường thì khả năng chỉ là do những loại thuốc trên khiến que thử thai dương tính giả. Đến gặp bác sĩ và cung cấp thông tin những loại thuốc đang dùng, họ có thể giúp bạn đưa ra các xét nghiệm chính xác.
Tình trạng sức khỏe
Đôi khi các tình trạng sức khỏe có thể gây ra dương tính giả trong các test thử thai. Chúng có khả năng làm tăng nồng độ hCG nếu bạn có một trong các dấu hiệu bất kỳ dưới đây:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- U nang buồng trứng, bao gồm u nang hoàng thể.
- Ung thư buồng trứng.
- Máu hoặc bạch cầu trong nước tiểu do bệnh thận.
- Các bệnh về tuyến yên (hiếm gặp).
Do vậy, nếu bạn cảm thấy có thai nhưng vẫn có kinh hoặc vừa có kinh xong thử que 2 vạch, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra các tình trạng này. Những xét nghiệm máu có thể cho kết quả chính xác hơn. https://ecopharmalife.vn/bai-viet/nen-uong-sua-bau-vao-thang-thu-may/
Các dấu hiệu khác nhưng vẫn có kinh nguyệt
Máu báo thai – Nhầm lẫn mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt
Sau khi thụ thai, sự thay đổi nhanh chóng của các hormon như estrogen, LH, progesteron,… đã dẫn đến cơ thể bắt gặp một số triệu chứng sớm của mang thai. Đầu tiên phải kể đến sự thay đổi của mô vú, những bà bầu có thể cảm thấy vú bắt đầu sưng, ngứa ran sau đó 1 – 2 tuần. Thêm vào đó là cảm giác mệt mỏi thường liên quan đến lượng progesteron cao trong khi lượng đường máu cũng như huyết áp có thể giảm.
Cùng với sự đóng góp của những nội tiết tố trên thì ốm nghén, trễ kinh chính là những triệu chứng ban đầu điển hình nhất của thai kỳ. Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện này, thì phần lớn chính là dấu hiệu của mang thai. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, bạn có khả năng thấy mình bị chảy máu khi mang thai. Điều này không phải là có bầu nhưng vẫn có kinh như bạn nghĩ mà chính là hiện tượng máu báo thai như đã được phân tích ở trên. Xảy ra trong khoảng 6 – 12 ngày sau khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung.Mang thai ảo tưởng (mang thai giả)
Ngoài ra, khi cơ thể mang các dấu hiệu điển hình của thai kỳ nhưng vẫn đến tháng thì một trường hợp hiếm gặp nhưng không thể bỏ qua chính là mang thai ảo tưởng (mang thai giả). Nguyên nhân phổ biến được cho là liên quan đến mong muốn mạnh mẽ hoặc sợ hãi mang thai. Từ đó hệ thống nội tiết tố bị ảnh hưởng, dẫn đến các triệu chứng mang bầu. Mang thai ảo tưởng tương tự mang thai về các mặt, ngoại trừ sự tồn tại của thai nhi. Trong tất cả các trường hợp, người phụ nữ hoàn toàn khẳng định mình đang mang bầu. Về khía cạnh sinh lý, triệu chứng thường gặp nhất chính là căng phồng bụng. Nó có thể bắt đầu giãn nở ra tương tự như sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó xảy ra tình trạng bụng to nhưng vẫn có kinh nguyệt thì bởi phần bụng giãn ra này chỉ là sự tích tụ của phân, nước tiểu và khí ga,… Chu kỳ kinh nguyệt không đều chính là triệu chứng phổ biến thứ 2. Đồng thời, có đến 1/2 – 3/4 số phụ nữ cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi. Ngoài ra, các biểu hiện khác có thể khó phân biệt với các triệu chứng khi có bầu thực sự bao gồm: Ốm nghén, nôn mửa, thay đổi về mô vú, tăng cân, thay đổi khẩu vị, tử cung mở rộng, cổ tử cung mềm,… Khi có các dấu hiệu mang bầu nhưng lại bắt gặp tình trạng có thai vẫn có kinh, đó có thể là hiện tượng máu báo thai, cũng có thể chỉ là mang thai ảo tưởng. Để có được sự chăm sóc y tế kịp thời, hãy đến ngay phòng khám siêu âm hoặc làm các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Nếu là giả thai, khi siêu âm sẽ không thấy bất cứ hình ảnh của thai nhi hoặc nhịp tim nào.
Cách phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt
Để nhận diện khác nhau giữa kinh nguyệt và máu báo thai là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, một vài dấu hiệu dưới đây có khả năng cho bạn hiểu những gì đang tiếp diễn.
Màu sắc
Có sự phân biệt giữa màu nâu hồng của máu báo thai cùng màu hồng nhạt hoặc nâu, sau đó chuyển sang màu đỏ thẫm nhanh chóng của kinh nguyệt.
Lượng máu
Chảy máu sau khi trứng thụ tinh bám vào thành tử cung thường rất ít và nhẹ nhàng. Trong khi đó chảy máu kỳ kinh thì lượng ngày càng nhiều hơn.
Chuột rút
Chuột rút xảy ra khi xuất hiện máu báo thai khá nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. Ngược lại trong thời kỳ kinh nguyệt, chuột rút thường dữ dội và kéo dài hơn.
Hiện tượng đông kết
Nếu nhận thấy sự hiện diện của cục máu đông, có thể chắc chắn rằng đây chính là máu kinh nguyệt. Chảy máu sau khi phôi bám vào thành tử cung sẽ không tạo ra hỗn hợp máu và mô kiểu này.
Thời gian
Máu báo thai thường kéo dài từ 1 – 3 ngày trong khi kỳ kinh phổ biến kéo dài từ 4 – 7 ngày.
Tính nhất quán
Máu báo thai giống như những đốm chấm rời rạc còn kỳ kinh thường bắt đầu với lượng ít sau đó nhiều dần lên.
Thời điểm
Bên cạnh đó, máu báo thai và kinh nguyệt xảy ra vào những thời điểm không giống nhau. Máu báo thai so với kỳ kinh thường xuất hiện sớm hơn một chút. Ngày đầu tiên đến tháng chính là ngày một của kỳ kinh cuối. Hầu hết trứng rụng vào khoảng ngày thứ 14 – 16 đối với phụ nữ có chu kỳ bình thường. Trứng sẽ chỉ tồn tại trong khoảng 1 ngày sau khi được giải phóng nhưng tinh trùng có thể sống đến tận 3 – 5 ngày. 6 ngày xung quanh ngày rụng trứng có khả năng diễn ra thụ tinh. Trứng đã thụ tinh sau đó sẽ làm tổ vào thành tử cung trong khoảng ngày 22 – 26. Kinh nguyệt sẽ không xuất hiện cho đến sau ngày 28 nếu cơ thể tuân theo chu kỳ 28 ngày. Do vậy, nếu ra máu sớm và nhẹ nhàng hơn thường lệ, thì khả năng là máu báo thai rất cao. Mặt khác, nếu phụ nữ mang thai thì tần suất bắt gặp các triệu chứng sớm khá cao như buồn nôn, ngực mềm, đau lưng dưới, mệt mỏi,…
Hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu?
Chảy máu là một vấn đề khá phổ biến khi phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu và thường không phải là nguyên nhân đáng báo động. Nhưng đôi khi đó là báo hiệu của một sự việc nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu năm 2009, có đến khoảng 30% phụ nữ bị ra máu trong 3 tháng đầu mang thai với những nguyên nhân thường gặp dưới đây:
Máu báo thai
Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu có khả năng chỉ là máu báo thai. Quá trình này bắt đầu bằng việc trứng đã thụ tinh (phôi) di chuyển qua ống dẫn trứng về phía tử cung. Trên đường đi, phôi sẽ nhân lên và trở thành phôi nang. Một khi phôi nang về đến tử cung, nó sẽ tìm kiếm vị trí ở thành tử cung để tự bám vào và lấy oxy cùng dinh dưỡng. Sự gắn kết giữa phôi thai và niêm mạc tử cung được gọi là sự làm tổ. Chính sự làm tổ này đã gây ra tình trạng ra máu nhẹ hoặc là các đốm lấm tấm. Máu báo thai là một vấn đề hết sức bình thường, chỉ diễn ra trong khoảng 1- 3 ngày và không đáng lo ngại.
Polyp (khối u nhỏ) cổ tử cung
Khoảng 2 – 5% phụ nữ có polyp trên ống cổ tử cung, đoạn nối âm đạo với tử cung. Nguyên nhân được cho là liên quan đến nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn mạch máu cổ tử cung, viêm mạn tính hay phản ứng bất thường với estrogen. Hầu hết các polyp cổ tử cung đều lành tính, nhưng chúng có thể bị viêm hoặc kích ứng nên gây ra tình trạng chảy máu đỏ tươi. Theo một nghiên cứu thuần tập hồi cứu, polyp cổ tử cung ở giai đoạn đầu thai kỳ là nguy cơ dẫn đến sảy thai muộn và sinh non tự nhiên. Do đó, khi thấy ra máu khi mang thai tháng đầu hoặc ra máu khi mang thai tháng thứ 2,… kết hợp cùng triệu chứng như tiết dịch âm đạo bốc mùi thì hãy đến ngay phòng khám phụ khoa để được xét nghiệm và có những biện pháp điều trị kịp thời.
Quan hệ tình dục hoặc thăm khám sức khỏe
Do sự thay đổi về nội tiết tố khi có bầu, cổ tử cung trở nên rất nhạy cảm và lượng máu tới đó cũng đồng thời tăng lên. Chính lý do trên khiến cho bất cứ thứ gì chạm vào gần khu vực cổ tử cung cũng có thể gây ra kích ứng và chảy máu, bao gồm cả quan hệ tình dục và thăm khám sức khỏe. Tuy tình trạng ra máu này có thể diễn ra một lần rồi chấm dứt nhưng hãy liên hệ với bác sĩ để xác định thời điểm được phép quan hệ trong thai kỳ hoặc chảy máu vẫn tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng hơn sau khi quan hệ tình dục.
Sảy thai hoặc dọa sảy thai
Sảy thai là tình trạng chấm dứt thai kỳ trước tuần thứ 24 và hầu hết thường xảy ra trong thời điểm 12 tuần đầu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do sự bất thường về nhau thai hoặc nhiễm sắc thể của thai nhi, độ tuổi mang thai của mẹ và ảnh hưởng của các chất kích thích như cafein, nicotin, rượu, ma túy,… Các triệu chứng của sảy thai bao gồm chuột rút nghiêm trọng, đau nhói hoặc âm ỉ ở lưng dưới, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo nhiều, xuất hiện mô hoặc cục máu đông. Và đôi khi những biểu hiện đó chỉ là dấu hiệu của dọa sảy thai do nhiễm trùng, ngã hoặc chấn thương vùng dạ dày, tiếp xúc với một số loại thuốc,… Tuy nhiên, gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào nói trên để được tiến hành các xét nghiệm và xử lý y tế kịp thời, để được đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.Mang thai ngoài tử cung
Âm đạo ra máu nhẹ và đau bụng ngày càng tăng có thể là biểu hiệu của chửa ngoài tử cung. Trường hợp này ít phổ biến hơn, chỉ chiếm tối đa 2,5% trong tất cả các trường hợp mang thai. Điều này xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, nơi cung cấp không đủ máu để duy trì sự phát triển bình thường của thai nhi. Phần lớn thì phôi thai nằm tại một trong các ống dẫn trứng. Khi thai lớn dần và các ống dẫn trứng phình ra, các cơn đau bụng ngày càng trở nên dữ dội. Đôi khi sự phát triển của thai thực sự có khả năng làm vỡ ống dẫn trứng, dẫn đến mất máu đáng kể. Có thể được miêu tả như mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt. Do vậy, đây chính là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp. Trong một số trường hợp cần truyền máu và phẫu thuật để giải quyết kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Chửa trứng – Nhầm lẫn mang thai nhưng vẫn đến kỳ
Chửa trứng còn được gọi là bệnh nguyên bào nuôi thai kỳ hoặc nốt ruồi dạng hydatidiform. Nguyên nhân là do sự bất thường khi thụ tinh dẫn đến sự phát triển không bình thường của các mô trong tử cung thay vì sự tồn tại của bào thai. Bên cạnh đó, một số trường hợp thai nhi bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và tiêu biến bởi sự phát triển bất thường của mô trong tử cung. Chảy máu âm đạo từ màu đỏ tươi đến nâu sẫm, buồn nôn và nôn, giảm áp lực hoặc đau bụng,… có thể là những triệu chứng của hiện tượng này. Siêu âm cần được áp dụng để chẩn đoán liệu đây có phải là thai trứng hay không.
Xuất huyết dưới màng đệm
Xuất huyết dưới màng đệm là tình trạng chảy máu diễn ra khi nhau thai hơi tách ra khỏi thành tử cung. Khi đó, giữa tử cung và màng thai có thể tạo ra các cục máu đông được gọi là máu tụ dưới màng đệm với kích thước khác nhau. Đây là nguyên nhân gây chảy máu âm đạo thường xuyên trong thời kỳ đầu mang thai. Các triệu chứng bao gồm chảy máu từ nhẹ đến nặng, đau bụng dưới và chuột rút. Một số ít thậm chí còn không xuất hiện các triệu chứng cho đến khi được chỉ định siêu âm. Xuất huyết dưới màng đệm đa phần không gây ra bất cứ hệ quả gì. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chảy máu màng đệm và sinh non hoặc sót thai. Mặc dù hầu hết các trường hợp không cần điều trị nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bất cứ khi nào chảy máu trong thai kỳ. Các xét nghiệm và siêu âm có thể được chỉ định để phát hiện ra hình ảnh máu tụ. Đồng thời phần lớn sẽ được khuyến cáo hạn chế một số hoạt động như quan hệ tình dục và nghỉ ngơi nhiều.
Nhiễm trùng
Bất kỳ nhiễm trùng nào ở cổ tử cung, âm đạo hoặc lây qua đường tình dục đều có thể gây ra chảy máu nhẹ trong ba tháng đầu thai kỳ. Nguyên do có thể là vi khuẩn, virus hoặc nấm. Ngoài ra máu, các triệu chứng kèm theo bao gồm đau bụng dưới, ngứa, nóng rát khi đi tiểu, tiết dịch trắng âm đạo,… Hầu hết nhiễm trùng khi mang thai sẽ không gặp các biến chứng. Điều trị kịp thời giúp tăng khả năng sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên cũng không thể loại trừ những trường hợp gây hại cho thai nhi như viêm âm đạo do vi khuẩn, herpes và HIV, liên cầu nhóm B, Zika,… Do đó khi bắt gặp các triệu chứng bất thường trong thai kỳ đều nên đến gặp bác sĩ. Chăm sóc trước sinh cũng rất quan trọng để phát hiện một số bệnh nhiễm trùng trước cả khi chúng gây ra triệu chứng.
Nguyên nhân ra máu ở các bà bầu trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ
Chảy máu bất thường trong thời kỳ này thường nguy hiểm hơn bởi nó có khả năng là báo hiệu của một vấn đề xảy ra với mẹ và bé. Nguyên nhân gây ra có thể bao gồm:
Suy cổ tử cung
Thông thường, cổ tử cung chỉ giãn ra khi bắt đầu chuyển dạ, để đáp ứng với các cơn co thắt của tử cung. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, các mô của tử cung bị suy yếu khiến cho cổ tử cung có thể giãn mở ra khá lâu trước thời điểm dự sinh. Tình trạng này được gọi là suy cổ tử cung hoặc thiểu năng cổ tử cung, có khả năng gây ra sinh non hoặc sảy thai. Nguyên nhân rõ ràng hiện vẫn chưa được tìm hiểu. Tuy nhiên, một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến suy cổ tử cung bao gồm:
- Rối loạn mô liên kết bẩm sinh.
- Tổn thương cổ tử cung.
- Dị tật bẩm sinh cổ tử cung bao gồm dị tật ống dẫn trứng.
- Sảy thai trước đó 2 lần trở lên trong 3 tháng giữa thai kỳ.
Nếu cổ tử cung bị thiểu năng, các dấu hiệu sớm của thai kỳ thường không xuất hiện. Một số phụ nữ thấy cơ thể khó chịu hoặc ra máu từ tuần thứ 14 – 20. Đồng thời, các biểu hiện khác cần chú ý như chuột rút nhẹ vùng bụng, áp lực vùng chậu, thay đổi dịch tiết âm đạo và đau lưng. Dựa vào các yếu tố nguy cơ và siêu âm, suy cổ tử cung có thể được phát hiện. Việc điều trị bao gồm nghỉ ngơi, thuốc đặt âm đạo progesteron hoặc thực hiện một thủ thuật khâu cổ tử cung.
Nhau tiền đạo – Nhầm lẫn có bầu nhưng vẫn có kinh
Nhau tiền đạo là hiện tượng che phủ phần mở của cổ tử cung bởi nhau thai trong những tháng thai kỳ cuối. Triệu chứng chính là chảy máu âm đạo đột ngột trong nửa sau thai kỳ, chuột rút hoặc nhói đau. Nguyên nhân cơ bản chưa được biết rõ song có mối liên quan giữa tổn thương nội mạc tử cung và sẹo tử cung. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm tuổi mẹ cao, sinh nhiều con, hút thuốc, sử dụng cocain, tiền sử hút hoặc nạo thai, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và tiền sử mổ lấy thai và nhau tiền đạo. Thông thường, các dấu hiệu đầu tiên của nhau tiền đạo có thể xuất hiện trong lần siêu âm định kỳ tuần 20. Dựa vào lượng máu chảy để các bác sĩ quyết định cách điều trị cụ thể. Nếu nhau tiền đạo không ra máu hoặc ra máu ít, đề nghị nghỉ ngơi và tránh quan hệ tình dục có thể được yêu cầu. Trường hợp ra máu nhiều, cần lên lịch mổ lấy thai càng sớm càng tốt – tốt nhất là sau tuần 36. Còn lại, nếu chảy máu không kiểm soát được, tiến hành mổ lấy thai khẩn cấp cần được chỉ định.
Chuyển dạ sinh non
Chảy máu âm đạo cuối thai kỳ có thể chỉ là sự báo hiệu cho thấy sắp sinh nở. Tuy nhiên nếu ra máu và các dấu hiệu của chuyển dạ xuất hiện trước tuần thứ 37, hãy đến ngay các cơ sở y tế vì bạn có thể bị chuyển dạ sinh non. Ngoài chảy máu âm đạo thì các triệu chứng khác sẽ bao gồm đau lưng, cơn co thắt, chuột rút bụng dưới, rò rỉ chất lỏng âm dạo, buồn nôn, tăng áp lực xương chậu,… Thêm vào đó thì một vài yếu tố nguy cơ khiến gia tăng tình trạng này như:- Hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy.
- Mang đa thai.
- Gia đình hoặc cá nhân đã từng có chuyển dạ sớm.
- Mang thai quá sớm sau khi sinh.
- Độ tuổi của người mẹ.
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc được thụ tinh trong ống nghiệm.
- Tình trạng sức khỏe như cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường, rối loạn đông máu, nhiễm trùng,…
https://ecopharmalife.vn/bai-viet/dau-hieu-sap-sinh-truoc-1-2-ngay/
Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là một vấn đề nghiêm trọng khi sinh đẻ, nó có thể gây ra chảy máu trầm trọng ở mẹ và khiến em bé bị ngạt thở. Trường hợp này hiếm xảy ra, chiếm tỷ lệ ít hơn 1% phụ nữ có bầu và hầu như luôn xuất hiện ở những phụ nữ có sẹo tử cung do mổ lấy thai trước đó. Sau mỗi lần mổ lấy thai nguy cơ này sẽ đồng thời tăng lên. Một loại các triệu chứng phổ biến bao gồm chảy máu âm đạo quá nhiều, đau đột ngột giữa các cơn co thắt, mất trương lực cơ tử cung, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, mẹ bị sốc, nhịp tim thai nhi bất thường,… Nguyên nhân có thể do áp lực di chuyển của em bé qua ống sinh trong quá trình chuyển dạ. Khi tử cung vỡ ra, các chất trong đó có thể tràn vào bụng người mẹ. Đây là một biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Ở mẹ có khả năng xảy ra mất máu nhiều hoặc băng huyết, ở con có thể ngạt do thiếu oxy. Thậm chí một số còn phải cắt bỏ tử cung và truyền máu. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nói trên, cần đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, cách duy nhất để ngăn ngừa tình trạng này chính là sinh mổ.
Nhau bong non
Nhau bong non là một vấn đề trầm trọng khi trước sinh, nhau thai rời khỏi thành tử cung một phần hoặc toàn bộ Lúc này, thai nhi sẽ không được nhận đủ oxy và dưỡng chất. Đồng thời người mẹ có thể bị đau và chảy máu nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm tiền sử phá thai, cao huyết áp, sử dụng cocain, hút thuốc lá, chuyển dạ sinh non, tuổi của mẹ trên 35, đa ối, ô nhiễm không khí,… Nếu bắt gặp chảy máu âm đạo xuất hiện đồng thời với các cơn co thắt, đau bụng hoặc đau lưng đột ngột và liên tục, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị. Sinh mổ có thể được chỉ định để tránh xảy ra các biến chứng đông máu cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ dẫn đến tình trạng này, hãy điều trị và theo dõi huyết áp chặt chẽ, có một lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và acid folic trước sinh. Tóm lại, không thể vừa mang thai mà lại vừa có kinh nguyệt như bình thường. Bất kể chảy máu trong giai đoạn nào của thai kỳ thì đều có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề xảy ra. Lúc này, hãy liên hệ với bác sĩ để có thể tham khảo những chỉ định tốt nhất. https://ecopharmalife.vn/bai-viet/ba-bau-may-thang-duoc-uong-nuoc-dua/