Sự thật bất ngờ Vạn Lý Trường Thành Dài bao nhiêu Km?

Sự thật bất ngờ Vạn Lý Trường Thành Dài bao nhiêu Km?

“Vạn Lý Trường Thành” cái tên này chỉ đơn giản là cách gọi để ám chỉ một bức tường thành dài, dài đến nỗi người ta chưa xác định được. Ngay cả khi bạn là một người dân Trung Hoa cũng chưa hẳn đã biết thông tin Vạn Lý Trường Thành dài bao nhiêu km? Vậy thực tế, con số này là vô tận hãy đã được đo đạc. Cùng Ximgo tìm hiểu thông tin xoay quanh công trình thế kỷ này nhé!

1. Ai là người xây dựng Vạn Lý Trường thành?

Trước khi tìm hiểu Vạn Lý Trường Thành dài  bao nhiêu km, thì bạn đã biết ai là người xây dựng Vạn Lý Trường Thành chưa?

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng Vạn Lý Trường Thành là do Hoàng Thủy Đế, tức Tần Thủy Hoàng xây dựng. Nhưng thực chất, những bức tường thành đầu tiện được đặt nền móng là vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc.

Cụ thể, các nước là Yến, Sở, Tấn, Minh,… đã tiến hành xây dựng các bức tường thành để làm ranh giới phân chia lãnh thổ, cũng như ngăn chặn quân Hung Nô xâm lược. Tuy nhiên, lúc này Vạn Lý Trường Thành chỉ là những bức tường riêng lẻ. Và người có công tập hợp chúng lại mới là Tần Thủy Hoàng.

Khi Tần Thủy Hoàng đứng lên cai trị đất nước, thống nhất dân tộc, ông đã cho ban ngay chiếu chỉ xây dựng và ra cố lại các đoạn tường thành rời rạc thành một bức tường dài nối liền, vững chãi.

Để thực hiện kế hoạch này, vua Tần đã huy động hơn 300.000 binh lính và 1 triệu dân thường đi lao dịch suốt 10 năm trời. 

Sau khi nhà Tần diệt vong, các triều đại kế tiếp của Trung Quốc tiếp tục công cuộc xây dựng và củng cố tường thành. Quá trình xây dựng này hoàn thành vào thời nhà Minh.

2. Vạn Lý Trường Thành dài bao nhiêu Km

Tháng 10 năm 1987, Vạn Lý Trường Thành chính thức trở thành di sản văn hóa thế giới do Unesco công nhận.
Tại thời điểm đó, người ta tiến hành đo đạc và thông báo chính xác Vạn Lý Trường Thành dài 8851km. Số liệu này được đo chủ yếu từ đoạn tường thành được xây dựng từ thời Minh.

Đến năm 2012, người ta mới tiến hành đo đạc lại và công bố chính xác tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành là 21.196. Sở dĩ có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 lần thông báo này chính là cách hiểu tên gọi “Vạn Lý Trường Thành” là khác nhau. Trong lần thứ hai này, người ta đã tính cả chiều dài của các cửa ai, những đoạn thành ngắn rời rạc cũng như chiến hào cũ,…

Bởi từ trước tới giờ, trong suy nghĩ của chúng ta “Vạn Lý Trường Thành” phải là những bức tường thành nối dài, liền mạch. Nếu hiểu như vậy thì Vạn Lý Trường Thành chính xác là dài 8851km như số liệu được công bố năm 2009.

Trái ngược với ý kiến này, nhiều chuyên gia nghiên cứu và học giả cho biết, Vạn Lý Trường Thành không đơn thuần là như vậy, họ coi đây là một quần thể di tích, bao gồm các phần như đã nói ở trên. Vì thế, 21196 km mới chính là chiều dài thực tế của Vạn Lý Trường Thành.

3. Ý nghĩa của Vạn Lý Trường Thành

Không nói quá khi khẳng định Vạn Lý Trường Thành là công trình vĩ đại nhất của Trung Quốc. Và tất nhiên, đằng sau một công trình vĩ đại đều tồn tại những câu chuyện, ý nghĩa lớn lao được người dân Trung Quốc gìn giữ qua hàng trăm năm:

  1. Ý Nghĩa về mặt quân sự: Mục đích của sự ra đời “Bức tường thành dài nhất thế kỷ” là để phục vụ cho việc phòng ngực, chống lại kẻ thù phương Bắc, cụ thể là giặc Hung Nô. Xuyên suốt chiều dài của bức tường thành xuất hiện rất nhiều tháp canh, pháo đài,… Theo các nhà quân sự cho biết, nhờ có Vạn Lý Trường Thành mà nhiều triều đại của Trung Quốc đã tồn tại và đứng vững trước sự đánh chiếm của giặc ngoại xâm.
  2. Ý Nghĩa về văn hóa: Theo quan niệm xưa, sự diệt vong của Vạn Lý Trường Thành cũng đồng nghĩa với sự diệt vong của dân chúng trong thành. Đây là niềm tự hào to lớn của người dân Trung Quốc. Bởi vậy, mãi cho tới tận sau này sự tồn tại công trình này vẫn luôn được quan tâm, hàng năm vẫn cho tu bổ và bảo dưỡng.

4. Hình ảnh Vạn Lý Trường Thành

Với những thông tin Ximgo chia sẻ trên đây. Hy vọng đã giúp bạn hiểu phần nào về kỳ quan nhân tạo vĩ đại này của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. 

Nguồn ảnh: Pinterest
 

Như Quỳnh

Giới thiệu về tác giả:

“Với tớ, du lịch không chỉ là sự dịch chuyển về không gian, thời gian, con người mà đó còn là một hành trình xê dịch tâm thế của chính chúng ta nữa”

Tác giả: Như Quỳnh Giới thiệu về tác giả: