Sự phát triển của trẻ sơ sinh về bộ nhớ – HUGGIES® Việt Nam

Bé có thể bộc lộ trí nhớ ngày càng tốt giúp bé đoán biết trước các sự kiện và đóng vai trò trong phát triển tính cách của mình.

1. Bộ nhớ cho những điều còn “thiếu”

Một cột mốc đáng nhớ trong sự phát triển của trẻ sơ sinh thuộc về bộ nhớ là một khái niệm tâm lý gọi là “sự tồn tại của vật thể” – đó là khi đứa trẻ hiểu rằng mọi vật vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy vật đó.

Trước kia, bé có thể xem như mọi vật không tồn tại nếu bé không nhìn thấy vật đó. Ví dụ, sự phát triển của trẻ sơ sinh khoảng bảy tháng tuổi có thể quên ngay một món đồ chơi khi bạn đem cất đi. Hai tháng sau đó, hãy thử làm tương tự khi chăm sóc bé, nhưng lúc này, bé sẽ nhìn quanh để tìm món đồ chơi đó. “Này, món đồ chơi đó đâu rồi?” chính là khái niệm về sự tồn tại của vật thể.

2. Bộ nhớ phát triển qua trò chơi ú oà!

Không thể chơi “ú òa” nếu không có ý tưởng về sự tồn tại của vật thể! Bé sẽ cười và hét lên khi bố giở tay che mặt ra, khi đó bé bắt đầu nhận ra rằng bố vẫn còn đó, ngay cả khi bé không nhìn thấy bố. Những bé biết chơi “ú òa” đã có thể nắm bắt được ý tưởng về sự tồn tại của vật thể.

3. Bộ nhớ cho sự dự đoán trước

Khả năng nhớ của bé phát triển cũng dẫn đến sự đoán biết trước. Ví dụ, khi chăm sóc bé, bạn mặc áo khoác, bé có thể biết đó là lúc “tạm biệt ” hoặc khi bạn mở tủ lạnh, bé có thể biết là sắp được cho ăn. Khoảng chín tháng tuổi, trẻ bắt đầu tiếp nhận và “ghi nhớ” lại những dấu hiệu dẫn đến dự đoán này.

4. Trí nhớ cho một cảm giác hài hước

Do bé bắt đầu nhận biết trước mọi việc, lúc này bé chú ý khi mọi việc không xảy ra như dự đoán – thì đấy, cảm giác hài hước đã hình thành! Bé có thể cười khúc khích nếu bạn đặt một chiếc găng tay lên tai, hoặc đặt chiếc mũ trên bàn chân thay vì đội mũ lên đầu.