Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi
Thai nhi tháng thứ 8 (31-35 tuần) là thời điểm cuối vô cùng quan trọng, là thời điểm cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé khỏi bị nhiễm bệnh trong những tuần đầu sau sinh.
- Trong thời gian này, hoạt động của thai nhi có thể ít đi, do không còn nhiều không gian để cử động nữa.
- Bé có thể hình thành thói quen ngủ cùng thời điểm giống hoặc không giống với mẹ bầu.
Mục Lục
Bé nhận được kháng thể từ cơ thể mẹ khi mang thai tháng thứ 8
- Não của của bé bắt đầu hình thành hàng tỉ kết nối phức tạp.
- Bé sẽ nặng 1,8 kg đến 2,3 kg ở tuần thứ 32 và sẽ tăng khoảng 0,2 kg mỗi tuần ở tháng thứ 8 này.
Sự phát triển trí não của thai nhi khi mang thai tháng thứ 8
Ở giai đoạn này, não bộ của thai nhi phát triển một cách đáng kinh ngạc. Những tế bào thần kinh và khớp thần kinh được sản sinh với tốc độ đáng chóng mặt, kết nối với nhau để cung cấp cho bé những kỹ năng cần thiết như mút, nuốt để bé có thể sẵn sàng bú ngay khi chào đời.
Kháng thể và hệ miễn dịch của thai nhi 8 tháng tuổi
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ mang thai sẽ chuyển những kháng thể cho bé qua đường máu. Điều này sẽ bảo vệ thai nhi khỏi nhiều bệnh tật và nguy cơ nhiễm trùng mà bé có thể sẽ gặp phải trong những tháng đầu tiên sau khi sinh. Miễn dịch này kéo dài trong một vài tháng cho đến khi bản thân thai nhi tự phát triển sức đề kháng.
Cân nặng thai nhi 8 tháng tuổi
Ở tháng thứ 8 thai kỳ, thai nhi có thể tăng đến 0,2kg/tuần. Cơ thể bé bắt đầu lưu trữ canxi, chất béo, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác mà bé cần sau khi chào đời. Vì bé giờ đã lớn hơn và khỏe hơn, nên mẹ bầu sẽ có cảm giác như bé đang tham gia một “lớp học thể dục nhịp điệu” với việc đá và lăn lộn trong bụng. Vậy nên, thời gian này mẹ mang thai có thể bị khó ngủ.
Trong giai đoạn này, những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks (cơ gò nhẹ của tử cung hay xảy ra trong giai đoạn mang thai này) có thể xuất hiện, tuy nhiên nó không có nghĩa là bạn phải đến bệnh viện ngay. Cơn gò chuyển dạ thực sự diễn ra liên tục với tần suất tăng dần. Mẹ bầu có thể hỏi bác sỹ để phân biệt hai loại cơn gò này.
Ngoài ra mẹ bầu nên khám thai định kỳ để theo dõi được sự phát triển của thai nhi theo tuần để có thể dự đoán chính xác nhất thời gian trẻ sẽ ra đời.