Sự phát triển của Facebook, Google và ảnh hưởng đối với thế giới Internet
Có thể Google đang cố gắng dùng Google+ để hạ bệ Facebook, nhưng thực chất thì hai công ty đang được dẫn dắt bởi hai thứ khác nhau, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Google chủ yếu dựa vào dữ liệu, các dịch vụ của hãng giống như một sợi dây thông minh dẫn dắt và theo dõi cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong khi đó, Facebook lại chủ yếu dựa vào sự tương tác. Hãng cung cấp một không gian nơi bạn có thể dành thời gian để giao tiếp với người khác và tiêu thụ hoặc tạo ra nội dung. Những chỗ mà Facebook xuất hiện thì dễ định nghĩa hơn so với Google: trang web, ứng dụng di động, và Instagram.
Còn Android thì sao? Dù sao đi nữa thì Google cũng là chủ của nền tảng này, và chính nó đã góp phần lớn vào sự thành công của Facebook như ngày nay. Facebook không sở hữu một hệ điều hành di động nào – Google, Apple và Microsoft chính là những người có vai trò chính và tất nhiên là vai trò đó lớn hơn nhiều so với Facebook. Việc ra mắt bộ ứng dụng Facebook Home là một nỗ lực để thay đổi chuyện này, thế nhưng nó đã không được sử dụng rộng rãi và nhiều người dùng Home cho biết họ không thích khi Facebook “xâm chiếm” trải nghiệm trên chiếc điện thoại của họ.
Ngoài ra, Android còn được tích hợp sẵn nhiều dịch vụ của Google, ví dụ như Gmail, YouTube, và tất nhiên có cả Google+. Những dịch vụ này chính là trái tim của rất nhiều người dùng Android, họ không thể sống thiếu việc tìm kiếm bằng Google, không thể thiếu việc sử dụng Google Now để xem thông tin, không thể không cài app mà thiếu Google Play Store. Đó là chưa kể đến bản đồ Google Maps cùng với yêu cầu bắt buộc kết nối một thiết bị Android với ít nhất một tài khoản Google để có thể tận dụng hết khả năng của máy (chúng ta tạm không nói đến các bản Android AOSP được tùy biến lại). Thử nghĩ lại xem, có bao nhiêu lần bạn online trên điện thoại mà không dùng Google Search, YouTube, Gmail hay Maps?
Facebook có phải là “mạng xã hội vô định hình” cuối cùng hay không?
Thành công của Facebook cũng có thể là sự sụp đổ của hãng. Trên 11 triệu người dùng đã chia tay Facebook, theo số liệu từ trang Unii.com, một mạng xã hội mới được ra mắt hồi tháng 5 năm ngoái nhắm đến sinh viên và học sinh. Marco Nardone, CEO của Unii.com, phát biểu: “Mặc dù Facebook có số lượt sử dụng lớn, tuy nhiên không thể nào hãng có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vẫn có những người khao khát sử dụng một thứ gì đó có tính định hướng cao hơn, hẹp hơn và quan trọng nhất là phải riêng tư hơn”.
Dựa trên suy nghĩ đó, Unii.com ra đời và đã thu hút được khoảng 165.000 người dùng tích cực. Mạng xã hội non trẻ này cung cấp các tính năng quảng lý cộng đồng, cho phép mở các đợt khảo sát, hỗ trợ chia sẻ ảnh với mức độ riêng tư cao, nói chung là những thứ không có trên Facebook hoặc có nhưng không mạnh mẽ bằng Unii.com.
Liệu Facebook có thể sớm tiến vào thị trường tìm kiếm?
Facebook chắc chắn sẽ ngày càng được nhiều người dùng di động tìm đến hơn và họ đã hiểu thấu đáo về sở thích, mối quan tâm cũng như các kết nối giữa người dùng với nhau. Về lý thuyết, Facebook sẽ có khả năng đưa ra những kết quả có tính liên quan cao hơn so với Google. Tuy nhiên, mọi chuyện không liên quan nhiều đến việc Facebook sẽ đánh bại Google ở mảng tìm kiếm. Ngoài ra, những khách hàng mua quảng cáo của hai công ty này cũng sẽ thích hơn nếu không có người thắng cuộc.
Thật dễ dàng để xem Facebook và Google là hai kẻ cạnh tranh thuần túy, tuy nhiên thực ra họ vẫn có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ, các chiến dịch quảng cáo trên công cụ tìm kiếm có xu hướng cho ra kết quả tốt hơn khi được chạy song song với một chiến dịch trên Facebook.
The next billion
Thứ mà Facebook đang tích cực tập trung trong mảng di động đó là “the next billion”. Đây là những người đang sinh sống tại các quốc gia đang phát triển và những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, những người mới được kết nối vào Internet lần đầu trong đời. Về cơ bản, họ sẽ vào mạng trên điện thoại, không phải thông qua PC. Họ thấy sự chuyển động của thế giới một cách rõ ràng hơn, họ biết được kết nối mạng ảnh hưởng đến cuộc sống của mình như thế nào. Và bởi vì cuộc sống của họ đã có nhiều khó khăn nên họ thích những thứ đơn giản và có tính di động cao.
Google và Facebook có chiến lược khác nhau. Facebook thích hợp tác với những nhà mạng hiện tại hoặc mua lại những dịch vụ có khả năng thống trị thế giới, đặc biệt là tại khu vực Châu Á. Trong khi đó, Google thích tung hoành tại Châu Phi vì Android là một nền tảng mở mà lại miễn phí nên nhiều khả năng hệ điều hành này sẽ được chọn bởi nhiều người dùng smartphone lần đầu tiên tại châu lục này.
Nói tóm lại, thiết bị và dịch vụ di động chính là điểm có thể khiến Facebook trở thành một Google trong tương lai. Có thể là hai hãng này sẽ không cạnh tranh trực tiếp với nhau quá nhiều, tuy nhiên tầm ảnh hưởng của họ đối với Internet là vô cùng lớn. Facebook – Google, ai sẽ là người dẫn dắt mảng di động của thế giới?
Có thể Google đang cố gắng dùng Google+ để hạ bệ Facebook, nhưng thực chất thì hai công ty đang được dẫn dắt bởi hai thứ khác nhau, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Google chủ yếu dựa vào dữ liệu, các dịch vụ của hãng giống như một sợi dây thông minh dẫn dắt và theo dõi cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong khi đó, Facebook lại chủ yếu dựa vào sự tương tác. Hãng cung cấp một không gian nơi bạn có thể dành thời gian để giao tiếp với người khác và tiêu thụ hoặc tạo ra nội dung. Những chỗ mà Facebook xuất hiện thì dễ định nghĩa hơn so với Google: trang web, ứng dụng di động, và Instagram.