Sư phạm mầm non thi khối nào? Đào tạo ngành mầm non hiện nay

Trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi là thời kỳ quan trọng trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Cho nên giáo dục hệ mầm non luôn được cẩn trọng trong việc đầu tư và phát triển từ cơ sở dạy học, chương trình học cho đến đội ngũ giáo viên. Đó là lý do vì sao chất lượng giáo viên mầm non hiện nay ở Việt Nam đang càng ngày càng được nâng cao về cả chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Đây cũng là một nghề mang lại cơ hội việc làm ổn định cho lao động hiện nay. Chính vì vậy việc thi vào sư phạm mầm non luôn được một phần lớn sĩ tử quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ cùng các bạn giải đáp các thắc về sư phạm mầm non thi khối nào cũng như thông tin về đào tạo ngành này hiện nay.

Tìm Việc Giáo Dục

1. Quy chế thi đầu vào của ngành sư phạm mầm non 

1.1. Các khối thi của ngành sư phạm mầm non 

Các khối thi của ngành sư phạm mầm non Các khối thi của ngành sư phạm mầm non 

Để có thể có được một đội ngũ giáo viên mầm non chất lượng, chắc chắn không thể bỏ qua việc tuyển chọn đầu vào của các trường cao đẳng đại học ngành sư phạm hiện nay. Cũng như các ngành học khác, thí sinh khi muốn vào học tại các trường đào tạo về sư phạm mầm non cũng phải trải qua kỳ thi THPT Quốc Gia. Đây là phần thi bắt buộc vừa là kết quả tốt nghiệp THPT cũng vừa là điểm số để làm căn cứ xét tuyển vào các khoa, các trường theo đúng nguyện vọng. Các bạn sẽ được lựa chọn 1 trong 3 khối thi sau:

  • Tổ hợp môn khối C với 3 môn: Văn, sử, địa 

  • Tổ hợp môn khối D với 3 môn: Toán, văn, ngoại ngữ 

  • Tổ hợp môn khối M với 3 môn: Toán, văn, năng khiếu hoặc Văn, Anh, Năng khiếu

Mặc dù là có thể lựa chọn 1 trong 3 khối thi trên, song đa số các trường có đào tạo sư phạm mầm non hiện nay ưu tiên hơn với thí sinh dự thi khối M. Cho nên ngoài các môn Toán, Văn, Anh, Sử, Địa được dự thi tại kỳ thi chung THPT Quốc Gia, thì riêng bộ môn năng khiếu của khối M, thí sinh sẽ dự thi sau tại chính các trường trung cấp, cao đẳng và đại học mà mình lựa chọn. Cụ thể về môn thi năng khiếu, thí sinh sẽ phải thi các vòng tương ứng với các kỹ năng gồm: hát, múa, kể chuyện, đọc diễn cảm, … Điểm đặc biệt của môn thi năng khiếu sư phạm mầm non đó là các bạn sẽ trực tiếp thực hiện việc dự thi trước các ban giám khảo là giảng viên của nhà trường. Sau đó tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà giám khảo có thể đưa ra đề tài và yêu cầu cho bạn, mặc dù vậy nhưng nhìn chung năng khiếu hát và kể chuyện luôn nằm trong tiêu chí để xét tuyển giáo viên mầm non. 

1.2. Lưu ý khi đi thi năng khiếu ngành sư phạm mầm non

Lưu ý khi đi thi năng khiếu ngành sư phạm mầm non Lưu ý khi đi thi năng khiếu ngành sư phạm mầm non

Có thể thấy môn thi năng khiếu thuộc khối M khi dự tuyển vào ngành sư phạm mầm non là vô cùng quan trọng, thậm chí nó còn là cơ sở chính để quyết định thí sinh đó có trúng tuyển hay không. Vậy nên khi dự thi ngành này, thí sinh cần phải nhớ những lưu ý sau để dành được điểm số cao nhất. 

Thứ nhất với phần thi kể chuyện và đọc diễn cảm, thí sinh sẽ được bốc thăm một câu chuyện để đọc và kể lại. Trong thời gian được cho phép là 10 – 15 phút các bạn hãy cố gắng ghi nhớ một đoạn có dễ bộc lộ cảm xúc nhất trong bài. Với cách lựa chọn này, thí sinh sẽ phô diễn được khả năng kể và đọc diễn cảm của mình. Tuy nhiên hãy nhớ rằng đừng bị mắc lỗi bởi từ địa phương, nói ngọng “n” với “l” hoặc các âm “nặng” và “nhẹ” như “s”, “x”, “ch”, “tr”, “r”, “d”, “gi”.

Thứ hai với phần thi hát, thí sinh được phép lựa chọn  một bài hát trước để mang đi dự thi. Lưu ý là các bạn nên chọn các bài hát thuộc chủ đề quê hương, đất nước, trẻ em, hoặc về tình yêu cuộc sống hay chính nghề giáo. Những bài hát này có thể thuộc nhiều thể loại khác nhau và bắt buộc là đã được phát hành ngoài thị trường. Lưu ý là hãy chọn bài hát mà phù hợp với chất giọng của bạn và khiến bạn tự tin nhất. Đồng thời trong khi dự thi hát, các bạn nên kết hợp trình diễn, biểu cảm gương mặt để có được phần đánh giá tốt nhất. 

Lựa chọn áo dài là trang phục đi thi sư phạm mầm non Lựa chọn áo dài là trang phục đi thi sư phạm mầm non

Ngoài ra còn có thể có thêm các phần thi năng khiếu tự chọn khác mà các bạn vẫn cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước. Tuy nhiên hãy chú ý về phần thời gian cũng như cao trào của phần thi, đừng để bài thi bị quá dài mà không có điểm nhấn. Bên cạnh đó yếu tố về trang phục khi dự thi năng khiếu sư phạm mầm non cũng tương đối quan trọng. Thông thường các bạn nên lựa chọn áo dài, vừa tôn lên nét đẹp của mình cũng vừa phù hợp với môi trường sư phạm. Nếu các tiết mục mà bạn đã chuẩn bị sẵn liên quan đến một chủ đề nào đó thì các bạn có thể chuẩn bị sẵn các bộ trang phục diễn khác sao cho phù hợp nhất. 

2. Thực tế đào tạo ngành sư phạm mầm non  

2.1. Các trường có thể dự thi ngành Sư phạm mầm non

Để tìm một trường đại học dự thi ngành sư phạm mầm non cho các sĩ tử không khó. Riêng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh số lượng các trường trung cấp, cao đẳng và đại học ngành này có thể lên đến con số hơn 10 cơ sở. Điểm đặc biệt nhất là tất cả các ngôi trường này đều miễn học phí cho sinh viên theo học ngành Sư phạm mầm non theo đúng quy chế của nhà nước. Một số trường đại học đào tạo ngành này uy tín trên cả nước như:

  • Đại học Sư phạm Hà Nội 

  • Đại học Thủ đô 

  • Đại học Thái Nguyên 

  • Đại học Hùng Vương

  • Đại học Vinh 

  • Đại học Sư phạm Huế 

  • Đại học Sư phạm Đà Nẵng 

  • Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

  • Đại học Cần Thơ 

  • Đại học Sài Gòn 

  • Cao đẳng Sư phạm Trung ương

  • Cao đẳng Sư phạm Hà Tây 

  • Cao đẳng Sư phạm Hà Nam 

  • Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên 

  • Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng 

… Với các khoa đều là Sư phạm mầm non hoặc Giáo dục mầm non 

Các trường có thể dự thi ngành Sư phạm mầm non Các trường có thể dự thi ngành Sư phạm mầm non

Hiện nay ngành sư phạm mầm non được tổ chức học và đào tạo theo tín chỉ, đối với hệ đại học, tổng số lượng tín chỉ trong suốt 4 năm là khoảng 130 tín chỉ. Cùng với đó quá trình đào tạo ngành sư phạm mầm non sẽ kéo dài từ 2 – 4 năm tùy thuộc vào hệ mà bạn theo học (hệ trung cấp: 2 năm, hệ cao đẳng: 3 năm, hệ đại học: 4 năm, liên thông có thể dài hơn một kỳ là khoảng 2 năm rưỡi đến 3 năm rưỡi). 

2.2. Hệ thống chương trình học Sư phạm mầm non

Trong thời gian đó các bạn sẽ được học đầy đủ các môn, kiến thức, kỹ năng từ kiến thức chung đó đến kiến thức chuyên ngành sư phạm mầm non. Cụ thể đối với hệ đại học, sinh viên sẽ học khoảng 60 môn học, được chia làm 5 học phần gồm có: 

Học phần chung: là các môn đại cương như triết học, đường lối CM Đảng CS Việt Nam, giáo dục thể chất, ngoại ngữ, tin học … 

Học phần chuyên ngành: tiếp tục được chia làm 2 nhóm môn học là cơ sở ngành và chuyên ngành. Ở mỗi nhóm sinh viên sẽ học 2 phần là các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn. Ví dụ có thể kể đến một số môn học trong từng nhóm như:

  • Cơ sở ngành: Mỹ thuật, Âm nhạc, Múa, Toán mầm non, Tiếng Việt mầm non, Văn học thiếu nhi, Sinh lý trẻ em, …

  • Chuyên ngành: Bệnh trẻ em và sơ cấp cứu, Dinh dưỡng trẻ em, Tâm lý học mầm non, Tổ chức hoạt động vui chơi, Lý luận dạy học mầm non, Các phương pháp giáo dục mầm non toàn diện, Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ mầm non, Đồ chơi trẻ em, Giáo dục hòa nhập, …

Hệ thống chương trình học Sư phạm mầm non Hệ thống chương trình học Sư phạm mầm non

Học phần thực hành nghề nghiệp: bao gồm rèn luyện nghiệp vụ và thực tập 

Khóa luận hoặc học phần thay thế: sinh viên sẽ làm khóa luận theo chủ đề về giáo dục mầm non theo giảng viên hướng dẫn, hoặc có thể lựa chọn 3 môn học tương ứng với 6 tín chí để thay thế cho việc làm khóa luận tốt nghiệp 

Học phần Tự chọn tự do: Sinh viên chọn học thêm 5 tín chỉ từ các học phần chưa học trong bất kì chương trình đào tạo nào. Các học phần tự chọn tự do được tính vào tổng số tín chỉ toàn khóa học nhưng không tính vào điểm trung bình chung học kì và toàn khóa học

Bên cạnh chương trình học lý thuyết thì sinh viên ngành sư phạm mầm non cũng sẽ được học một số kỹ năng mềm như: sự bình tĩnh trong mọi tình huống, cách giao tiếp với trẻ và chăm sóc trẻ.  

Tìm việc làm giáo viên mầm non

3. Kỹ năng cần có để có thể theo đuổi ngành học sư phạm mầm non 

Khác với nhiều ngành học khác chỉ cần đam mê, ngành sư phạm mầm non cần nhiều kỹ năng hơn thế nữa đối với những bạn mới nuôi dự định theo đuổi cho đến khi chập chững bước vào nghề. Tuy nhiên tổng hợp lại có 2 điều quan trọng nhất mà các bạn cần phải có đó là:

3.1. Tình yêu đối với trẻ 

Tình yêu đối với trẻ Tình yêu đối với trẻ 

Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều những sự vụ nhức nhối về bạo hành trẻ em của các cô giáo mầm non. Nó không chỉ có ở những cơ sở mầm non mà còn có ở hệ thống trường công lẫn các trường vốn được coi là “thiên đường của trẻ nhỏ” và được đông đảo phụ huynh tin tưởng gửi gắm. Điều này chứng minh rằng những cô giáo ấy không phải là không được đào tạo sư phạm mầm non từ trước hay không có trình độ, mà đơn giản là thiếu đi tình yêu với trẻ thơ. 

Vốn dĩ tình yêu và kiến thức là 2 thứ chẳng hề liên quan với nhau trong trường hợp này. Cô có chuyên môn tốt chưa hẳn sẽ là một giáo viên mầm non tốt thế nhưng một giáo viên có tình yêu bao la với trẻ chắc chắn theo thời gian đào tạo kỹ năng sẽ thành một “người mẹ thứ hai” hoàn hảo của trẻ. Tình yêu với trẻ em sẽ giúp cho người làm nghề nuôi dạy trẻ có thêm sự bình tĩnh để ứng phó với mọi hoàn cảnh, có thể giảm tải áp lực trong công việc của mình. Trên tất cả thì tình yêu đó còn là liều thuốc để việc dạy dỗ và chăm sóc trẻ được tốt hơn. 

3.2. Sự khéo léo trong cách đối xử 

Sự khéo léo trong cách đối xử Sự khéo léo trong cách đối xử 

Ngoài tình yêu thì các cô giáo mầm non cũng cần phải có sự khéo léo trong cách đối xử với trẻ em. Trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi có một sự nhạy cảm khá cao đối với từng cử chỉ, hành động, lời nói của người lớn. Vậy nên chỉ cần một phút lỡ lời hay hành động xấu nào có thể khiến các em học theo và có thể là lệch lạc về nhận thức. Không những thế, trong cách các cô giải quyết vấn đề với trẻ cũng phải tìm cách sao cho nhẹ nhàng nhất, vừa đủ sức răn đe, khiến trẻ hiểu đâu là điều hay lẽ phải, nhưng cũng không làm tổn thương đến tinh thần của trẻ.

Sự khéo léo trong giáo dục là luôn cần thiết song với giáo dục mầm non thì nó lại càng là chìa khóa giúp các giáo viên thành công trong sự nghiệp nuôi dạy trẻ của mình. Đây có thể là sự áp dụng hiệu quả từ các bài học đã được dạy trong bộ môn tâm lý trẻ ở chương trình cao đẳng, đại học, bên cạnh đó là sự kết hợp với thực tiễn công việc cũng như chia sẻ kinh nghiệm từ những giáo viên mầm non “gạo cội” trong nghề. Cùng với sự luyện tập theo thời gian, chắc chắn các bạn sẽ nhanh chóng có được sự khéo léo nhất trong công việc giáo dục mầm non của mình. 

Tìm việc làm quản lý trường mầm non

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đầy đủ nhất về việc học và theo đuổi ngành sư phạm mầm non hiện nay. Qua đó, câu trả lời cho câu hỏi “Sư phạm mầm non thi khối nào” cũng được giải đáp. Hy vọng rằng, các bạn đã có được kinh nghiệm cũng như kỹ năng để tự tin dự thi ngành này trong thời gian sắp tới.

mẫu cv xin việc