Sự khác nhau giữa cầu trục và cổng trục – NHÀ SẢN XUẤT CẦU TRỤC, CỔNG TRỤC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cầu trục và cổng trục là hai thiết bị nâng hạ phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại thiết bị có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để chọn lựa đúng thiết bị mình cần, hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Cầu trục là thiết bị như thế nào và được sử dụng làm gì.

Có thể nói cầu trục là một trong những loại thiết bị công nghiệp phổ biến nhất trong các nhà máy sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng biết đến khái niệm “cầu trục”. Ngắn gọn mà nói, cầu trục là một thiết bị nâng hạ, hoạt động bằng điện và đảm bảo 3 cơ cấu: nâng/hạ, di chuyển trái phải nhà xưởng, di chuyển dọc theo chiều dài nhà xưởng.

Hiện nay phổ biến những loại cầu trục nào

Hai loại cầu trục thông dụng nhất, nhiều người biết đến nhất là cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi. Đây là hai dòng sản phẩm tiêu chuẩn, nhiều công ty cầu trục đều có khả năng cung cấp sản phẩm loại này.

Ngoài ra, còn một số loại cầu trục có cấu tạo đặc biệt hơn một chút như cầu trục treo, cầu trục quay, cầu trục monorail hay cầu trục chân dê, gian máy… Đâu là cấu tạo sơ bộ của cầu trục.

Cổng trục là thiết bị như nào và phân loại của cổng trục

Cổng trục được biết đến là một phương tiện nâng hạ chuyên dụng hiệu quả cho các công việc phải thực hiện “ngoài trời” như nâng hạ vật liệu tại bãi chứa, kho hàng, bến cảng, bãi chứa thành phẩm…v.v. Và cả “trong nhà xưởng” chứ không chỉ bên ngoài trời.

Cổng trục dầm đơn, dầm đôi và cổng trục đẩy tay là 3 loại phổ biến và thông dụng nhất trên thị trường. Sức nâng và khẩu độ mỗi loại có thể được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.

Những điểm giống nhau của cầu trục và cổng trục

Nguyên lý hoạt động của 2 thiết bị nâng Cầu trục và cổng trục hoàn toàn như nhau, đều được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn quy phạm an toàn thiết bị nâng.

Cả hai đều có 3 cơ cấu chính đó là: Cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển cầu trục/ cổng trục và  cơ cấu di chuyển pa lăng (xe con)

Đa số các bộ phận của Cầu trục và cổng trục về cơ bản là giống nhau như: hệ cấp điện pa lăng, pa lăng nâng hạ, ..
Quy trình để chế tạo ra cổng trục và cầu trục gần như là giống nhau không có sai biệt gì đáng kể.

Bên cạnh những điểm giống nhau thì giữa cầu trục và cổng trục có những điểm khác biệt cơ bản, đó là:

Tính cơ động: Nếu như cổng trục có tính cố định thì cầu trục lại được đánh giá cao hơn bởi sự linh hoạt và cơ động do có thể di chuyển trên đường ray. Theo đó, cổng trục chỉ thực hiện được chức năng chính là nâng, hạ thì ngoài đặc điểm này, cầu trục còn có thể di chuyển sang ngang do có xe con.

Phương thức cấp điện: Cầu trục thường dùng ray điện an toàn 3P, trong khi đó, cổng trục sử dụng ru lô cuốn cáp.

Vị trí đặt đường ray, hệ ray: Nếu như đường ray của cầu trục đặt trên cao nhà xưởng thì hệ đường ray của cổng trục lại được thiết kế nằm dưới mặt đất. Với hệ ray, thiết bị cầu trục đặt trên dầm đỡ ray, phía bên dưới là khung nhà xưởng. Trong khi đó, hệ ray của cổng trục được đặt trên nền nhà xưởng, bên dưới là phần móng bê tông cốt thép đặc trưng.

Môi trường làm việc: Cổng trục hoạt động chủ yếu bên ngoài, còn cầu trục thường lắp đặt bên trong nhà xưởng công nghiệp.

Cả hai loại thiết bị nâng hạ đều có những chức năng riêng biệt, dựa trên điều kiện thực tế của nhà xưởng mà chủ đầu tư có thể lựa chọn cầu trục hay cổng trục.