Sự khác nhau giữa Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp (Công lập)

Sự khác nhau giữa Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp (Công lập)

Hiện nay, Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp (công lập) là hai khái niệm khá dễ để gây sự nhầm lẫn. Đây không phải là điểu quá ngạc nhiên bởi vì trước đây, hai loại hình cơ quan này có  cơ chế tài chính cơ bản là giống nhau, hơn nữa đội ngũ các bộ trong hai loại hình tổ chức này cũng như nhau về chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ.

Tuy nhiên, với chức năng và nhiệm vụ cơ bản là khác nhau. Hai loại cơ quan này được Nhà nước ta định hướng là tách nhau và có chế độ phải  khác nhau, mà  Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 như một cột mốc đánh dấu quan trọng.

Ngoài những đặc điểm giống nhau như: Gắn liền với chức năng quản lý Nhà nước, nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước thì hai loại cơ quan này cũng cần được phân biệt bằng:

 

Cơ quan Nhà nước

Đơn vị sự nghiệp

Ví dụ:

Ủy ban Nhân Dân

Tòa Án Nhân Dân

Bệnh viện Công lập

Trường Đại học Công Lập

Khái niệm:

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước

Đặc điểm:

– Mang tính quyền lực Nhà nước;

– Nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước;

– Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật;

-Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành;

-Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết;

-Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền của cơ quan phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định.

 -Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.

-Không mang quyền lực nhà nước, không có chức năng quản lý nhà nước như: Xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính… Các đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các tổ chức, cá nhân trong quan hệ cung cấp dịch vụ công.

–  Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định;

– Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

– Có tư cách pháp nhân;

– Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước;

–  Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Phân loại:

Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:

-Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương;

-Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

-Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát;

Căn cứ vào trình tự thành lập:

Cơ quan Nhà nước do dân bầu ra;

Cơ quan Nhà nước không do dân bầu ra.

Căn cứ vào tính chất thẩm quyền:

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung;

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.

Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:

Cơ quan Nhà nước ở Trung ương;

Cơ quan Nhà nước ở địa phương.

Căn cứ vào quyền tự chủ:

– Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;

-Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự .

Căn cứ vào cơ quan

Căn cứ vào vị trí pháp lý:

– Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

-Đơn vị thuộc Tổng cục, Cục;

-Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

-Đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

-Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Căn cứ vào lĩnh vực:

– Đơn vị hoạt động Y tế;

– Đơn vị hoạt động  Giáo dục;

– Đơn vị hoạt động  Thông tin báo chí;

– Đơn vị hoạt động  Nghiên cứu ứng dụng;

-…

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội và được “cấp quyền” tự chủ, các Đơn vị sự nghiệp ngày càng thể hiện rõ chức năng của mình, ngày càng tách khỏi “cái bóng” là cơ quan Nhà nước. Đặc biệt là Quyết định 31/2017/QĐ-TTg về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần  lại càng thể hiện rõ định hướng đó.