Sử dụng pháp luật là gì theo năm 2023

Sử dụng pháp luật là một trong những cụm từ rất thông dụng nếu bạn là người có tìm hiểu về pháp luật. Tuy nhiên để hiểu đúng và rõ thì không phải ai cũng nắm được. Thực tế nhiều người vẫn lầm tưởng khái niệm của sử dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật,… Vậy sử dụng pháp luật theo năm 2023 là gì? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Pháp luật là gì?

Pháp luật được hiểu là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Theo khái niệm trên, có thể thấy pháp luật có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

Thứ hai: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

Thứ ba: Pháp luật có tính chặt chẽ về hình thức

Như đã phân tích ở trên, pháp luật được xây dựng thông qua các trình tự, thủ tục nhất định. Do đó, khi xây dựng văn bản pháp luật cần tuân thủ quy định về hình thức. Như vậy, những quy định của pháp luật được chứa đựng trong các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản dưới luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp,… Sự chặt chẽ về hình thức của pháp luật là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định, văn abnr không pahir là pháp luật. Điều này cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về mặt nội dung.

Ngoài các đặc điểm cơ bản nói trên, pháp luật còn có những điểm khác nữa như tính ổn định, tính hệ thống,…

Sử dụng pháp luật là gì theo năm 2023

Sử dụng pháp luật là một hình thức tuân thủ pháp luật, khi một cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi cụ thể, chủ động và tích cực đối với các quyền của mình trong những việc mà pháp luật cho phép.

Dựa vào khái niệm trên chúng ta có thể thấy đặc điểm của sử dụng pháp luật được thể hiện trên một số các phương diện sau đây:

  • Thứ nhất: Đối tượng sử dụng pháp luật là mọi chủ thể của quan hệ pháp luật, chứ không riêng gì một cá nhân hay bất cứ tổ chức nào.
  • Thứ hai: Hình thức thực hiện sử dụng pháp luật là những quy phạm trao quyền. Trong đó, pháp luật quy định về những quyền hạn của mỗi chủ thể.
  • Thứ ba: Sử dụng pháp luật không mang tính bắt buộc. Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng pháp luật là việc các chủ thể thực hiện quyền hạn của mình trong phạm vi mà pháp luật cho phép. Việc tuân thủ pháp luật là bắt buộc đối với mọi đối tượng, nhưng việc sử dụng pháp luật dựa trên ý chí và sự lựa chọn, chủ động của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Có thể thấy rằng việc sử dụng pháp luật là hành động hoặc hành vi không thực hiện hành động.

Thế nào gọi là sử dụng pháp luật?

Sử dụng pháp luật là gì theo năm 2023Sử dụng pháp luật là gì theo năm 2023Sử dụng pháp luật là gì theo năm 2023

Khác với hình thức áp dụng pháp luật mang tính quyền lực Nhà nước, được thể hiện dưới hình thức hành vi hành động và hành vi không hành động thì bản chất của hình thức sử dụng pháp luật có thể là hành vi hành động hoặc hành vi không hành động tùy vào quy định của pháp luật.

Mọi chủ thể đều là đối tượng của hình thức sử dụng pháp luật chứ không riêng cá nhân hay bộ phận nào.

Hình thức thể hiện của hình thức sử dụng pháp luật thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền, tức pháp luật quy định về quyền hạn của các chủ thể.

Ví dụ: Khi bên A và bên B mua bán đất với nhau tuy nhiên bên B lại không thực hiện đúng và đủ như những gì hợp đồng mua bán đất quy định. Bên A thấy rằng mình bị xâm quyền và lợi ích hợp pháp bởi bên B. Bên A có quyền khởi kiện B ra tòa án hoặc không khởi kiện, vì pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền nhưng sự quyết định có sử dụng pháp luật hay không phụ thuộc vào ý chí tâm tư nguyện vọng của chủ thể. Nếu bên A khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền thì khi đó, A được xem là đang sử dụng pháp luật.

Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:

1) Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết;

2) Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;

3) Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật; 4) Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền…

Phân tích việc áp dụng pháp luật đối với bộ luật dân sự

Với tính chất là một đạo luật quan trọng, Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định một cách nhất quán tư tưởng chỉ đạo của các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 3 và khẳng định: “Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự”. Với nguyên tắc này, BLDS sẽ điều chỉnh toàn bộ các quan hệ tài sản giữa các chủ thể trong xã hội mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân phi vật chất, trong đó các chủ thể tham gia bình đẳng về mặt pháp lý, tự chịu trách nhiệm về tài sản[6]. Hay nói cách khác, BLDS sẽ điều chỉnh tất cả những vấn đề thuộc “pháp luật dân sự”, tức là những ứng xử, quan hệ được điều chỉnh bởi luật khác nhưng thuộc trong lĩnh vực “pháp luật dân sự”[7].

BLDS cũ không quy định cụ thể xử lý mối quan hệ giữa BLDS và các luật chuyên ngành. Do đó, trong thực tế, đã phát sinh vướng mắc về việc ADPL khi các quy định của BLDS cũ khác với quy định của các luật chuyên ngành. Để khắc phục bất cập trên, BLDS năm 2015 đã quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng BLDS tại Điều 4. Theo đó, trong trường hợp các quy định của luật khác vi phạm nguyên tắc cơ bản của BLDS năm 2015 hoặc trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng trái với quy định của BLDS thì phải áp dụng các quy định của BLDS.

Đối với các quan hệ có cùng bản chất pháp lý, luật chuyên ngành có thể khác với BLDS do đặc thù của quan hệ chuyên ngành nhưng không được trái với các nguyên tắc chung của luật dân sự. Một số quy định của BLDS như quy định về tư cách pháp nhân, về sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần, những quy định mang tính xác định một khái niệm pháp lý… có ý nghĩa, giá trị pháp lý chung cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Không thể có pháp nhân riêng cho luật dân sự, riêng cho luật thương mại, luật hợp tác xã, mặc dù các loại hình công ty và hợp tác xã có quy chế riêng về việc thành lập, hoạt động, giải thể. Đối với một tài sản nào đó, nếu chủ sở hữu trực tiếp chiếm hữu, sử dụng thì sẽ phải tuân theo quy định của chế định tài sản vật quyền. Tuy nhiên, nếu tài sản đó đưa vào quá trình giao lưu dân sự, kinh tế thông qua hợp đồng vay, cho thuê, đầu tư kinh doanh như lập công ty… thì phải áp dụng theo các quy định của các loại hợp đồng, giao dịch tương ứng, theo quy chế trái quyền. Việc điều chỉnh các quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể phải tuân thủ nguyên tắc không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 của BLDS.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Sử dụng pháp luật là gì theo năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo mẫu đơn xin giải thể công ty. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các đặc trưng của pháp luật?

Pháp luật có 03 đặc trưng cơ bản sau:
Tính bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước, là quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật, nếu không sẽ bị áp dụng những biện pháp cần thiết.
Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức, văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

Bản chất pháp luật?

Bản chất giai cấp của pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
Bản chất xã hội của pháp luật.
Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.
Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

Hình thức thể hiện của sử dụng pháp luật khác với áp dụng pháp luật gì?

Sử dụng pháp luật
– Các quy phạm pháp luật về quyền của chủ thể
Áp dụng pháp luật
= Tất cả các loại quy phạm, bởi Nhà nước trao quyền hạn và nghĩa vụ tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

5/5 – (1 bình chọn)