Stress
Thuật ngữ ‘stress’ bắt nguồn từ chữ La tinh stringi, có nghĩa là ‘bị kéo căng ra’. Lúc đầu, thuật ngữ stress được sử dụng trong Vật lý học, để chỉ sức nén mà một loại vật liệu phải chịu đựng. Năm 1914, Walter Cannon sử dụng thuật ngữ này trong Sinh lý
Mục Lục
Stress là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về stress, như:
- Stress là một sự kiện môi trường. Ở đây, stress được dùng để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân công kích làm cho cơ thể khó chịu, gây ra trạng thái bất ổn cho con người.
- Stress là một đáp ứng sinh lý. Ở đây, stress được dùng để chỉ hậu quả của tác nhân công kích này. Thí dụ, người ta cũng lại nói: ‘Tôi bị stress vì tiếng ồn của các thành phố’.
- Stress là một tiến trình nhận thức – hành vi. Ở đây, người ta muốn nhấn mạnh đến cơ chế và vai trò tâm lý của stress.
Với các định nghĩa như nêu trên, thường mỗi định nghĩa tập trung vào một khía cạnh nhất định, và dường như định nghĩa này có phần loại trừ định nghĩa khác, điều này gây ra sự phức tạp, hỗn loạn trong việc hiểu biết về nó. Mỗi định nghĩa ở khía cạnh riêng lẻ đó là một phối cảnh không đầy đủ, vì vậy đòi hỏi phải có một hệ thống phối cảnh hòa hợp về stress.
Thực tế, stress là vấn đề gắn liền với các nền văn minh, hiện đại, chi phối bởi sự cạnh tranh và các mối nguy hại khác. Stress tương ứng với mối liên quan giữa con người với môi trường xung quanh. Stress vừa chỉ tác nhân công kích, vừa chỉ phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó.
Với những điểm nêu trên, có thể định nghĩa stress như sau: Stress là mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể. Đây là định nghĩa của Hans Selye, nhà nghiên cứu người Canađa, có sáng kiến đưa ra khái niệm về stress. Và stress cũng có thể được định nghĩa: Là đáp ứng trước một yêu cầu.
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng stress có thể rất khác nhau, nhưng phản ứng của cơ thể đối với chúng lại đều giống nhau. Tất cả các phản ứng này đều diễn ra theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: con người cảm thấy có khó khăn.
- Giai đoạn hai: con người thích nghi với những khó khăn.
- Giai đoạn ba: giai đoạn cuối cùng, con người không còn khả năng chịu đựng nữa.
Ba giai đoạn này như một qui luật chung điều hòa hành vi của mọi sinh vật khi bị rơi vào những điều kiện đặc biệt căng thẳng và giống như tiến trình của một phản ứng thích nghi không đặc hiệu của cơ thể đối với những tác động mạnh mẽ, đột ngột khác nhau của môi trường.
Hans Selye là người đầu tiên đưa ra khái niệm stress hiện đại. Ông đã chiết từ dịch tiết của buồng trứng động vật có sừng một loại hormon và đem tiêm nó cho chuột. Sau một thời gian, chuột có những biểu hiện sau:
- Vỏ tuyến thượng thận tăng trưởng mạnh.
- Tuyến ức, các hạch lympho và các cấu trúc chứa lympho bị teo nhỏ.
- Thành dạ dày, tá tràng, ruột của chuột bị loét và chảy máu.
Những thí nghiệm khác cho thấy các chất chiết từ tuyến thượng thận, tuyến tụy và một số chất độc cũng có thể gây ra những biến đổi tương tự như vậy. Lúc đầu, những biến đổi này được gọi là ‘triệu chứng được gây ra bởi các tác nhân khác nhau’. Về sau được đổi thành ‘triệu chứng thích ứng chung’, hay còn gọi là ‘triệu chứng stress sinh học’. Những biến đổi trên đã trở thành chỉ số quan trọng của stress và là cơ sở để phát triển một khái niệm đầy đủ về stress.
Triệu chứng, biểu hiện stress
Bạn có thể dễ dàng nhận ra mình bị stress khi cảm thấy cơ thể khó chịu, lo lắng, căng thẳng, dễ nổi cáu và công việc của bạn gặp những vấn đề như sau: không tự chủ công việc hàng ngày của mình, sự lãnh đạm đã thay thế sự nhiệt tình, luôn lo lắng về áp lực thời gian, trì hoãn công việc cho đến phút cuối, không hài lòng với công việc…
Trong trường hợp stress kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và rối loạn giấc ngủ…
Stress không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn ảnh hưởng đến gia đình và bạn bè xung quanh.
Stress là một căn bệnh cần điều trị đúng cách. Mọi người thường không nghĩ stress là một căn bệnh nên khi gặp stress thường không nghĩ đến việc điều trị mà chấp nhận chung sống cùng nó. Quan điểm này không đúng, stress cần được điều trị đúng cách để tránh những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe, để không đánh mất cơ hội thành công, thăng tiến của bạn trong công việc và để không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình bạn.
Một cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại được stress. Vì vậy, việc đầu tiên trong điều trị stress là tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, việc khắc phục những triệu chứng của stress cũng không kém phần quan trọng.
Nguyên nhân gây stress
Có nhiều định nghĩa khác nhau về stress, như:Với các định nghĩa như nêu trên, thường mỗi định nghĩa tập trung vào một khía cạnh nhất định, và dường như định nghĩa này có phần loại trừ định nghĩa khác, điều này gây ra sự phức tạp, hỗn loạn trong việc hiểu biết về nó. Mỗi định nghĩa ở khía cạnh riêng lẻ đó là một phối cảnh không đầy đủ, vì vậy đòi hỏi phải có một hệ thống phối cảnh hòa hợp về stress.Thực tế, stress là vấn đề gắn liền với các nền văn minh, hiện đại, chi phối bởi sự cạnh tranh và các mối nguy hại khác. Stress tương ứng với mối liên quan giữa con người với môi trường xung quanh. Stress vừa chỉ tác nhân công kích, vừa chỉ phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó.Với những điểm nêu trên, có thể định nghĩa stress như sau: Stress là mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể. Đây là định nghĩa của Hans Selye, nhà nghiên cứu người Canađa, có sáng kiến đưa ra khái niệm về stress. Và stress cũng có thể được định nghĩa: Là đáp ứng trước một yêu cầu.Những nguyên nhân gây ra hiện tượng stress có thể rất khác nhau, nhưng phản ứng của cơ thể đối với chúng lại đều giống nhau. Tất cả các phản ứng này đều diễn ra theo 3 giai đoạn:Ba giai đoạn này như một qui luật chung điều hòa hành vi của mọi sinh vật khi bị rơi vào những điều kiện đặc biệt căng thẳng và giống như tiến trình của một phản ứng thích nghi không đặc hiệu của cơ thể đối với những tác động mạnh mẽ, đột ngột khác nhau của môi trường.Hans Selye là người đầu tiên đưa ra khái niệm stress hiện đại. Ông đã chiết từ dịch tiết của buồng trứng động vật có sừng một loại hormon và đem tiêm nó cho chuột. Sau một thời gian, chuột có những biểu hiện sau:Những thí nghiệm khác cho thấy các chất chiết từ tuyến thượng thận, tuyến tụy và một số chất độc cũng có thể gây ra những biến đổi tương tự như vậy. Lúc đầu, những biến đổi này được gọi là ‘triệu chứng được gây ra bởi các tác nhân khác nhau’. Về sau được đổi thành ‘triệu chứng thích ứng chung’, hay còn gọi là ‘triệu chứng stress sinh học’. Những biến đổi trên đã trở thành chỉ số quan trọng của stress và là cơ sở để phát triển một khái niệm đầy đủ về stress.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress, nhưng thông thường bao gồm 4 nguyên nhân cơ bản sau:
- Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
- Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc gây áp lực, quá tải, môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc, phong cách quản lý độc đoán, tập trung quá nhiều sức lực vào nhiệm vụ, hiệu quả đem lại,… hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình (ly hôn, tranh chấp, xích mích, bất hòa…), quan hệ bạn bè không tốt, tình yêu tan vỡ hay bị phụ bạc…
- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…
- Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai thật mù mịt; nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị sa thải…
Biến chứng của stress
Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh:
- Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm…
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực…
- Stress làm da xuất hiện nhiều dấu hiệu xấu, thậm chí các biểu hiện của bệnh tật, ví dụ như mụn sưng đỏ, phồng rộp lên hay là bênh zona. Ngoài ra, stress còn khiến da bạn dễ bị mẩn ngứa, phát ban, chàm… hay các chứng bệnh về da có tính kinh niên, mãn tính rất khó chữa trị.
- Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày- tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng…
- Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, giao hợp đau…
- Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết…
- Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy…
- Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
Chế độ chăm sóc khi bị stress
Tại sao thực phẩm lại có tác dụng kỳ diệu như vậy?TS.BS. Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã giải thích điều này. Theo TS.BS. Phan Bích Nga, yếu tố đầu tiên phải nói đến nhóm thực phẩm có thể giúp chúng ta giảm stress là vì trong thực phẩm có chất hoá học giúp tăng sự hưng phấn và ức chế những tác hại của việc giải phóng ra các chất gây stress như: cotizon.
Một số thực phẩm chứa nhiều chất chống ôxy hóa sẽ làm giảm căng thẳng và giảm lượng gluco trong cơ thể. Có thực phẩm lại chứa nhiều vitamin C nên không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể mà còn giúp cơ thể sản sinh ra nhiều azymin, thành phần quan trọng giúp cơ thể thoải mái, vui vẻ.
Có loại thì lại chứa nguồn magiê dồi dào, như chuối chẳng hạn, sẽ giúp cải thiện những vấn đề liên quan đến thần kinh như stress và rối loạn tâm lý. Khi cơ thể hấp thụ tốt magiê sẽ giúp ta cảm thấy bớt lo lắng và ngủ ngon hơn.
Vì vậy, việc sử dụng thực phẩm giảm stress một cách điều độ, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp chúng ta giảm được phần nào những căng thẳng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh thực phẩm giảm stress lại có những loại thực phẩm do cách chúng ta sử dụng chưa hợp lý cũng có thể làm tăng stress. Bởi trong những loại thực phẩm đó chứa những thành phần không có lợi cho sức khoẻ. Nếu sử dụng nhiều rất dễ gây ngán, ọc ạch, khó tiêu và bực bội trong người.
Một số thực phẩm làm tăng stress:
- Rượu nồng độ mạnh.
- Đồ ăn nhanh.
- Đồ chiên rán từ đạm động vật.
- Đường hóa học.
- Một số thực phẩm giúp giảm stress:
- Rượu vang từ nho.
- Nhóm tinh bột nhiều chất xơ như: gạo lứt, bánh mì đen.
- Nhóm trái cây: chuối, cam quýt, bưởi, nho…
- Trà đen hoặc trà xanh.
- Cacao, sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Cá biển.