Sorbitol là gì? Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ

Sorbitol là một loại rượu đường được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống…Ngoài ra trong y học sorbitol là một loại thuốc nhuận tràng. Vậy sorbitol còn có những công dụng gì, cách dùng và tác dụng phụ ra sao, các bạn hãy tiếp tục bài đọc để tìm hiểu nhé!

Sorbitol được biết đến nhiều với vai trò là chất tạo ngọt trong các sản phẩm bánh, kẹo, đồ uống, đặc biệt là các sản phẩm cho người tiểu đường. Hợp chất này thường làm cho thực phẩm có vị ngọt thanh mát, dễ chịu, ngoài ra với khả năng giữ ẩm, nó bảo vệ các sản phẩm này khỏi bị khô và duy trì độ tươi ban đầu của chúng trong quá trình bảo quản. Ngoài ra sorbitol còn mang nhiều công dụng khác đối với sức khỏe.

1Sorbitol là gì?

Sorbitol là một loại rượu đường, có vị ngọt thanh, có thể được tìm thấy trong tự nhiên ở các loại quả ngọt

Sorbitol là một loại rượu đường, có thể được tìm thấy trong tự nhiên và cũng được điều chế trong công nghiệp

Sorbitol hay còn gọi là glucitol là một carbohydrate, một loại rượu đường (Polyols).

Trong tự nhiên hợp chất này được tìm thấy trong các loại trái cây có vị ngọt như táo, mơ, lê, đào, mận,… Sorbitol có thể được phân tách và chiết xuất từ những loại quả này. Trong sản xuất công nghiệp hiện nay, sorbitol chủ yếu được sản xuất bằng cách hydro hóa glucose.

Sorbitol được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau như: thực phẩm, mỹ phẩm, y dược, sinh học…

Trong y học, sorbitol được dùng làm thuốc nhuận tràng để điều trị triệu chứng táo bón.

Ngoài ra, sorbitol được sử dụng để giữ độ ẩm, tạo thêm vị ngọt và tạo kết cấu cho sản phẩm, cũng như có khả năng hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và răng miệng.

2Lợi ích của sorbitol

Sorbitol được sử dụng rộng rãi vì một số lý do sau:

Lượng calo thấp, thay thế cho đường

Sorbitol được sử dụng để thay thế cho các loại đường khác trong chế biến thực phẩm

Sorbitol được sử dụng để thay thế cho các loại đường ăn thông thường trong chế biến thực phẩm

Trong ngành công nghiệp bánh kẹo, đồ uống sorbitol thường được sử dụng thay cho đường truyền thống để giảm hàm lượng calo. Sorbitol chứa khoảng 2/3 calo của đường ăn và cung cấp khoảng 60% độ ngọt [1].

Sorbitol còn có tính khử, không bị lên men, rất bền trước sự tấn công của vi khuẩn. Cơ thể con người hấp thụ sorbitol chậm, cho phép một phần sorbitol ăn vào đến ruột già, nơi quá trình trao đổi chất tạo ra ít calo hơn. Vậy nên lượng calo trong sorbitol được hấp thụ ít hơn.

Trong mỗi gram sorbitol chỉ chứa 2.6 calo, không giống như đường, đường chứa 4 calo mỗi gam.

Chất tạo ngọt có thể sử dụng cho người bệnh nhân tiểu đường

Sorbitol ít gây ảnh hưởng đến đường trong máu hơn so với đường ăn bình thường

Sorbitol ít gây ảnh hưởng đến đường trong máu hơn so với đường ăn bình thường

Kiểm soát đường huyết, lipid và cân nặng là ba mục tiêu chính của quản lý bệnh tiểu đường hiện nay.

Trên thị trường, sorbitol được thêm vào rất nhiều thực phẩm để bán cho người tiểu đường với công dụng tạo ngọt. Do sorbitol được hấp thu chậm nên ít gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và sự đáp ứng insulin do dùng glucose. Hơn nữa, lượng calo thấp của sorbitol sẽ phù hợp với các mục tiêu kiểm soát cân nặng của nhiều người mắc bệnh tiểu đường.

Thế nhưng bạn nên lưu ý rằng, có thể một số thực phẩm chứa các thành phần khác cũng đóng góp calo và các chất dinh dưỡng khác ngoài sorbitol, vậy nên hãy xem xét trước khi đưa vào bữa ăn.

Không hình thành sâu răng

Sorbitol không ảnh hưởng nhiều đến men răng như các loại đường ăn bình thường

Sorbitol không ảnh hưởng nhiều đến men răng như các loại đường ăn bình thường

Các loại rượu đường, bao gồm sorbitol, có khả năng chống lại sự trao đổi chất của vi khuẩn đường miệng. Những vi khuẩn này phân hủy đường và tinh bột để giải phóng axit có thể dẫn đến sâu răng hoặc ăn mòn men răng. Thế nhưng sorbitol lại bền trước sự tấn công của vi khuẩn, không bị lên men. Nên, sorbitol không gây ăn mòn men răng của chúng ta.

Tính hữu ích của polyols-rượu đường, bao gồm sorbitol là chất thay thế cho đường và là một phần của chương trình toàn diện bao gồm vệ sinh răng miệng đúng cách đã được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ công nhận.

FDA đã chấp thuận việc sử dụng công bố “không thúc đẩy sâu răng” trong ghi nhãn cho thực phẩm không đường có chứa sorbitol hoặc các rượu đường khác. Điều này dựa trên một nghiên cứu phát hiện ra rằng sorbitol có thể làm giảm nguy cơ sâu răng so với đường ăn, mặc dù có thể sorbitol không ở mức độ tương tự như các loại rượu đường khác [2].

Sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng

Trong y học, sorbitol được dùng làm thuốc nhuận tràng

Trong y học, sorbitol được dùng làm thuốc nhuận tràng

Sorbitol được sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng để chống táo bón. Nó được xếp vào nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Chúng hoạt động bằng cách hút nước vào lòng ruột từ các mô xung quanh để thúc đẩy nhu động ruột từ 15 phút đến 1 giờ sau khi uống. Việc này khiến phân mềm hơn, và khiến việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn.

Sorbitol cũng được đánh giá là an toàn cho cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên cần tuân thủ về liều lượng để tránh các tác dụng phụ.

3Cách dùng Sorbitol

Có thể pha gói bột thuốc sorbitol với một ly nước, khuấy đều và uống

Có thể pha gói bột thuốc sorbitol với một ly nước, khuấy đều và uống trước khi ăn

Sorbitol sử dụng để nhuận tràng có thể được tìm thấy dưới dạng thuốc bột pha hoặc dung dịch lỏng để uống. Bạn có thể uống với một cốc nước hoặc pha vào đồ uống như nước hoa quả.

Liều lượng khuyến nghị khác nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các tác dụng phụ không mong muốn có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn tiêu thụ 10g trở lên mỗi ngày [3]. Ngoài ra, một đánh giá cho thấy sự kém hấp thu nếu dùng với liều lớn hơn 10g/ngày [4].

Liều dùng của Sorbitol:

Sorbitol được bào chế dưới dạng uống hoặc đặt trực tràng. Thuốc bột pha uống được đóng gói chứa 5g sorbitol hoặc dung dịch lỏng để uống chứa 70% sorbitol.

Điều trị triệu chứng táo bón:

– Người lớn, trẻ em từ 12 tuổi:

+ Uống: 30-150 ml (dung dịch 70%) một lần, uống trước bữa sáng.

+ Thụt trực tràng: 120 ml dung dịch 25-30% một lần

– Trẻ em 2-11 tuổi:

+ Uống: 2 ml/ kg, thường là 1/2 liều người lớn (dưới dạng dung dịch 70%) một lần

+ Thuốc thụt trực tràng: 30-60ml dạng dung dịch 25-30%

– Trẻ em dưới 2 tuổi: Chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả.

Điều trị phụ trợ chứng khó tiêu ở người lớn:

– Với gói 5g sorbitol, 1-3 gói/ngày, dùng trước bữa ăn hoặc khi đang bị các triệu chứng.

Chưa có dữ liệu đầy đủ về sorbitol dùng ở phụ nữa có thai, nhưng sorbitol vẫn là loại thuốc chống táo bón hay được các bác sĩ dùng cho phụ nữ thời kỳ này.

Sorbitol nên được uống trước ăn, ít nhất là 10 phút, nếu bạn bị táo bón bạn có thể uống thuốc trước khi ăn sáng, lúc bụng đói. Nên pha thuốc bột vào một ly nước, khuấy tan và uống, nếu ở dạng dung dịch, bạn vẫn nên pha loãng tỉ lệ 1:1 rồi uống.

Cuối cùng, tốt nhất là làm theo hướng dẫn trên bao bì, hoặc theo chỉ dẫn của người có chuyên môn như dược sĩ, bác sĩ.

4Tác dụng phụ khi sử dụng Sorbitol

Sorbitol nếu dùng quá nhiều gây đau bụng, tiêu chảy,.. có thể dẫn tới mất cân bằng điện giải.

Sorbitol nếu dùng quá nhiều gây đau bụng, tiêu chảy,.. có thể dẫn tới mất cân bằng điện giải.

Dùng quá nhiều sorbitol có thể gây đầy hơi và tiêu chảy, mất nước, khô miệng, khó chịu ở bụng… đặc biệt nếu bạn không quen sử dụng chúng thường xuyên. Đây có thể là một kết quả không mong muốn đối với một số người, nhưng hiệu quả mong muốn đối với những người sử dụng nó để điều trị táo bón.

Ngoài ra còn có các tác dụng phụ khác ít gặp hơn như buồn nôn, co thắt dạ dày, đau quặn bụng hoặc kích ứng hậu môn. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu các tác dụng phụ này tiến triển nặng và kéo dài.

Phản ứng dị ứng với thuốc sorbitol là khó xảy ra, nhưng nếu bạn dị ứng với thuốc, bạn phải lập tức đến bệnh viện. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng bao gồm: phát ban, ngứa, sưng (đặc biệt là mặt / lưỡi / cổ họng), chóng mặt, khó thở.

Sự tiêu thụ quá mức sorbitol cũng có thể xảy ra nếu bạn ăn nhiều thực phẩm bánh kẹo, đồ uống được thêm chất này để tạo ngọt.

5Tương tác khi sử dụng Sorbitol

Sorbitol tuy khá an toàn nhưng vẫn có thể tương tác với một số thuốc

Sorbitol tuy khá an toàn nhưng vẫn có thể tương tác với một số thuốc

Khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới, bao gồm cả sorbitol, hãy cho dược sĩ và bác sĩ biết bạn đang dùng những thuốc gì, để họ có thể phòng tránh một số các tương tác có thể xảy ra giữa các thuốc.

Tuy rằng sorbitol thường ít gây tương tác nghiêm trọng với các thuốc khác, nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra. Đặc biệt bạn lưu ý dùng sorbitol cùng một số loại thuốc sau [5]:

Natri polystyren sulfonat: nên tránh phối hợp cùng sorbitol vì có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc này, hơn nữa một số nghiên cứu cho rằng sự phối hợp này có khả năng hoại tử đại tràng [6].

Deflazacort: nên thận trọng vì cả sorbitol và thuốc này đều làm giảm kali huyết thanh.

Dichlorphenamide: làm tăng độc tính của chất kia bằng hiệp đồng dược lực học. Sử dụng thận trọng. Cả 2 thuốc đều có thể gây nhiễm toan chuyển hóa.

Lamivudine: sorbitol sẽ làm giảm mức độ hoặc tác dụng của lamivudine

Ngoài ra khi sử dụng sorbitol bạn cũng nên lưu ý nếu dùng chung với các thuốc nhuận tràng khác hoặc thuốc làm mềm phân vì có thể tăng triệu chứng tiêu chảy, gây mất nước, mất cân bằng điện giải…

Mong rằng qua bài viết trên bạn nắm thêm các thông tin về sorbitol cũng như lợi ích, cách dùng của sorbitol. Tuy nhiên hãy luôn tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng sorbitol để điều trị bệnh.

Nguồn: caloriecontrol.org, healthline, webmd

Có thể bạn quan tâm: Sorbitol có dùng được cho phụ nữ có thai không?

Nguồn tham khảo
  • Sorbitol

    https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Sorbitol

  • Sugar Substitutes: Mechanism, Availability, Current Use and Safety Concerns-An Update

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6236052/

  • Sorbitol

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6693595/

  • A Systematic Review of the Effects of Polyols on Gastrointestinal Health and Irritable Bowel Syndrome

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28710145/

  • Sorbitol

    https://reference.medscape.com/drug/sorbitol-342033

  • Colon Necrosis Due to Sodium Polystyrene Sulfonate with and without Sorbitol: An Experimental Study in Rats

    https://journals.plos.org/plosone/article?id:10.1371/journal.pone.0137636

Theo TTV

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

3 tháng trước

325

Từ khoá:
sorbitol