Son môi là gì? Các loại son môi và kỹ thuật bào chế
Định nghĩa
Son môi là chế phẩm mỹ phẩm có tác dụng tạo ra màu, dưỡng và bảo vệ môi. Chúng thường có chứa các chất màu, dầu, sáp và các chất làm mềm.
Các loại son môi
Son trầm
hoặc
lỳ
Thành phần chứa nhiều màu vô cơ và sáp, ít các thành phần có tác dụng làm mềm. Son trầm/ lỳ thường cho màu đậm, và lưu giữ tốt hơn, ít bóng hơn (vì ít dầu mỡ hơn) và môi khô hơn. Son lỳ thường dùng cho các đối tượng ngoài 30 tuổi.
Son bóng
Ngược lại với son trầm, son bóng cho màu nhạt và môi bóng hơn. Thành phần của son bóng có chứa nhiều dầu, tạo độ bóng cho môi. Tuy nhiên các thành phần này cũng trôi nhanh khỏi môi không bám giữ lâu như các sáp. Son bóng cũng thường chứa các chất thơm. Son bóng thường dùng cho lứa tuổi teen (từ 13 đến 19).
Son kem
Có thể chất bán rắn và có cấu trúc hóa lý kiểu nhũ tương. Son kem thường chứa nhiều chất làm mềm (tạo độ bóng nhất định), chất màu (thường ở dạng bột rất mịn để tạo một lớp mỏng trên môi). Tuy nhiên cũng giống như son bóng, son kem cũng bị rửa trôi rất nhanh.
Son lấp lánh
Thường chứa các hạt phản xạ ánh sáng- là các hạt màu kích thước lớn, chúng được phủ mica để tạo hình và giữ lâu hơn. Son lấp lánh thường được sử dụng trong các buổi dạ hội.
Son lâu phai
Cấu tạo gồm 2 thành phần là son nền và son phủ. Son nền được cấu tạo từ các màu, silicon và các hydrocarbon để lưu giữ màu. Son nền thường gây khô cho môi, thường không màu và tạo độ bóng nhất định. Son nền giúp cho màu của son sẽ được lâu hơn và khó phai cho son phủ.
Son môi mọng
Thường chứa các thành phần có khả năng kích ứng nhẹ thư các tinh dầu của gừng, quế, ớt và bạc hà.
Son bay hơi
Ngoài các thành phần cơ bản của son môi, chúng có chứa các thành phần đặc trưng như:
Dung môi: Isododecan, alkyl silicon, cyclomethycon. Cần phối hợp các dung môi để tạo ra tốc độ bay hơi phù hợp, không nhanh quá do sẽ làm khô môi và cũng không được quá chậm.
Các chất làm mềm: phenyl trimethicon, alkyl silicon, dầu thực vật, các ester. Các chất mềm còn đóng vai trò là các dung môi bay hơi được.
Các sáp: PE, ceresin, ozokerit, paraffin, sáp ong, alkyl silicon
Chất hãm: nhựa silicon, silicon thêm polyme (SA 70-5, VS 70-5). Giữ màu cho son trên môi.
Các loại mỹ phẩm trang điểm môi:
Các thành phần cơ bản dùng trong son môi
Sáp
Giúp điều chỉnh thể chất và định hình. Các loại sáp hay được sử dụng là sáp ong, sáp lông cừu, sáp carnauba, các loại hydrocarbon như parafin, ozokerit.
Dầu mỡ và bơ
Chúng tạo độ trơn và mềm cho chế phẩm. Dầu mỡ và bơ còn có chức năng làm ẩm và mềm, chống khô và nứt nẻ cho môi. Các thành phần hay được sử dụng là dầu thầu dầu, dầu hạt nho, dầu hạnh, dầu olive, dầu cọ, triglyceride, bơ cacao, IPM, IPP, dầu khoáng, dimethicon, cyclomethicon…
Chất màu
Giúp tạo màu cho son môi, tạo sức hấp dẫn và tăng vẻ đẹp môi của người dùng. Các chất màu sử dụng cho son môi gồm dạng vô cơ và hữu cơ. Ngoài việc phối hợp các màu, việc thay đổi kích thước tiểu phân cũng tạo ra được các hiệu ứng màu khác như: kích thước nhỏ hơn 20 µm tạo màu mịn, mượt; xấp xỉ 120 µm tạo màu sáng lấp lánh… Tuy nhiên, việc sử dụng các chất màu cần được kiểm soát chặt chẽ.
Màu vô cơ:
Sắt oxid: tạo màu đỏ, vàng, nâu, đen
TiO2, ZnO: tạo màu nhạt
D&C: Red 6, red 7, red 21… tạo màu đỏ
Yellow 6, orange 5
Pearl (bột ngọc trai)
FD&C: Yellow#5, 6 Al Lake; Blue#1 Al Lake,
Các màu vô cơ này không tan, do đó cần có kỹ thuật bào chế phù hợp để phân tán đều màu cho chế phẩm và đều màu giữa các lô sản xuất.
Màu hữu cơ: Beetroot red, Anthocyanins, Lactoflavin … các màu này là các màu tan được, dễ dàng phân bố đều trong chế phẩm. Tuy nhiên, chúng rất dễ gây lem màu.
Các chất màu thường được phối hợp với nhau trong các công thức do tạo được màu mong muốn, khắc phục được các nhược điểm lem màu của các chất màu hữu cơ và không đồng đều màu của các chất màu vô cơ.
Các chất chống oxy hóa
BHA, BHT, acid citric, vitamin A. Làm tăng độ ổn định cho các thành phần có trong son môi đặc biệt là những chất dễ bị oxy hóa như dầu mỡ.
Chất bảo quản
Các paraben như propyl paraben, methyl paraben; phenoxyethanol hay các thành phần dịch chiết dược liệu như dịch chiết hương thảo. Các chất bảo quản này ức chất sự phát triển của nấm và vi khuẩn, giúp chế phẩm đạt yêu cầu về độ nhiễm khuẩn
Chất thơm
Tăng sức hấp dẫn cho chế phẩm và của người dùng
Chất điều vị
Vì chế phẩm bôi trên môi, nên người dùng có thể nuốt phải, nên cần có vị dễ chịu cho người dùng.
Chất tạo khung
Tạo khung, ổn định và định hình cấu trúc cho sản phẩm. Các chất tạo khung hay được sử dụng là các bột vô cơ như talc, silicam, mica, titan dioxide, bismuth oxychlorid…
Chất hãm
Tạo các lớp mỏng để lưu giữ son được lâu hơn trên môi và cũng chống phai màu. Các chất hay được sử dụng là các silicon
Các thành phần có hoạt tính khác như
Tocopheryl acetate, natri hyaluronat, ascorbyl palmitate, panthenol, amino acid, beta caroten, dịch chiết lô hội… các thành phần này giúp môi tươi trẻ và mọng hơn.
Kỹ thuật bào chế son môi
Kỹ thuật bào chế son môi gồm 2 phương pháp chính là kỹ thuật đổ khuôn và kỹ thuật đùn.
Kỹ thuật đổ khuôn
Chuẩn bị nguyên liệu: cũng như kỹ thuật đun chảy đổ khuôn sử dụng trong sản xuất thuốc đạn. Các nguyên liệu sử dụng cho son sẽ được tính dư 10% so với lượng cần dùng. Để bù lượng thất thoát do dính dụng cụ.
Quá trình nghiền: các chất màu cần được nghiền với kích thước phù hợp tùy theo mục đích. Kích thước nhỏ sẽ tạo ra được màu son mịn còn kích thước lớn sẽ cho màu lấp lánh. Ngoài ra, quá trình nghiền để tạo ra các tiểu phân màu đồng đều về kích thước hơn và tránh vón cục. Do đó màu của son sẽ được đồng đều trong chế phẩm và giữa các lô mẻ sản xuất.
Quá trình đun chảy: các dầu, mỡ, sáp sẽ được đun chảy để thuận lợi cho quá trình nhào trộn với các chất màu, do đó màu sẽ dễ đồng đều hơn.
Quá trình nhào trộn: các chất màu, chất bảo quản chất thơm, chất chống oxy hóa sẽ được nhào trộn với pha dầu đã được chuẩn bị ở trên. Trong quy mô nhỏ phòng thí nghiệm hoặc tự làm, quá trình cần được tiến hành theo nguyên tắc trộn đồng lượng để phân bố đều các thành phần, đặc biệt là các chất không tan trong pha dầu ví dụ các chất màu vô cơ. Quá trình nhào trộn cũng cần chú ý vấn đề lồng bọt khí vào trong hỗn hợp. Không được đảo trộn quá mạnh, sẽ tạo thành các thỏi son có chứa nhiều bọt khí. Son nhiều bọt khí sẽ dẫn đến màu không đều và ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền. Ngoài ra oxy cũng ảnh hưởng đến độ bền các thành phần trong son.
Đổ khuôn: để hỗn hợp trên nhiệt độ đông đặc khoảng 10 độ C và tiến hành đổ khuôn. Không tiến hành ở nhiệt độ quá cao, mức độ co gót của chế phẩm sẽ lớn và sẽ tạo ra các thỏi son bị lõm. Ngoài ra nhiệt độ cao còn giảm độ nhớt của chế phẩm, các tiểu phân rắn (đặc biệt là các chất màu không tan) sẽ bị sa lắng, phân bố không đều, dẫn đến không đồng đều trong thỏi son và giữa các thỏi son. Thực hiện nhiệt độ thấp quá, trong quá trình độ khuôn, hỗn hợp có thể đông ngay khi vừa tiếp xúc với khuôn. Hiện tượng này sẽ tạo ra các lớp khác nhau và các khía trên son. Trong quá trình độ khuôn hỗn hợp cần được khuấy trộn để phân tán đồng đều các hàm lượng, và quá trình đổ khuôn cần được tiến hành liên tục. Khi đổ khuôn, hỗn hợp cần được đổ tràn bề mặt khuôn, để tránh hiện tượng lõm đáy của chế phẩm trong quá trình làm đông đặc.
Quá trình đông đặc: thường được tiến hành ở nhiệt độ 5 đến 10 độ C. Không tiến hành ở nhiệt độ quá thấp vì với những hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy cao sẽ tạo ra độ chênh lệch nhiệt độ lớn, son dễ bị gãy và nứt.
Qua lửa: để điều chỉnh hình dạng đầu thỏi son theo nhu cầu và tạo ra bề mặt liên tục cho son.
Hoàn thiện sản phẩm: đóng vào bao bì và dán nhãn.
Kỹ thuật này thường được ứng dụng trong sản xuất các loại son thỏi, son viền môi, son bóng và mỹ phẩm bảo vệ môi.
Kỹ thuật đùn
Áp dụng trong bào chế son viền môi và son bóng dạng bút chì
Chuẩn bị nguyên liệu: chuẩn bị các thành phần, tiền hành nghiền cân.
Tạo hỗn hợp nguyên liệu: trộn các thành phần trong hỗn hợp để tạo hỗn hợp đồng đều.
Quá trình đùn: hỗn hợp các thành phần được đưa qua phễu và chảy xuống buồng đùn. Buồng đùn này có trục xoắn để vận chuyển và cũng tiến hành trộn hỗn hợp đồng thời. Buồng đùn này được gia nhiệt để các thành phần được chảy lỏng và phân tán đều các thành phần. Trục đùn ép hỗn hợp qua một lỗ đùn (ở lỗ đùn có buồng làm lạnh, để rắn hóa chế phẩm) để thu thỏi son. Tiến hành cắt phân đoạn theo kích thước phù hợp.
Đóng gói và dán nhãn: thỏi son tạo thành được tiến hành đóng gói và dán nhãn.
Các lỗi thường gặp trong bào chế son môi
(a) Son có chứa bọt khí: nguyên nhân do trong quá trình đảo trộn hỗn hợp. Cần chú ý thứ tự trộn, tốc độ trộn và tính liên tục của trộn. Với quy mô sản xuất lớn có thể tiến hành ở áp suất giảm để giảm hiện tượng lồng bọt khí trong quá trình trộn.
(b)Son có nhiều khía nứt ngang: nguyên nhân có thể do tiến hành đổ khuẩn ở nhiệt độ quá thấp (gần ở nhiệt độ đông đặc của hỗn hợp), làm son đông ngay khi vừa tiếp xúc với khuôn và như vậy sẽ tạo ra hiện tượng tách lớp và có các khía nứt ngang trên thân son. Ngoài ra, còn do quá trình đổ hỗn hợp vào khuôn không liên tục cũng tạo ra hiện tượng phân lớp cho son. Do đó cần chú ý nhiệt độ và kỹ thuật đổ khuôn.
(c)Son bị mẻ, sứt đầu: nguyên nhân do quá trình xây dựng công thức. Trong son có sự kết hợp không phù hợp các chất lỏng và rắn. Các chất rắn đông trước trong khi các chất lỏng ở giữa chưa kịp đông lại, nên có độ cứng không đều dễ bị mẻ và nứt đầu trong quá trình làm đông.
(d)Son bị biến dạng: do thành phần công thức có nhiều chất lỏng, các chất tạo khung ít, dẫn đến son có độ bền vật lý kém dễ bị biến dạng. Ngoài ra, vấn đề này còn liên quan đến kỹ thuật bào chế, do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các vị trí trên son khi tiến hành đông đặc, các vị trí ở bên trên son được đông đặc trước, trong khi bên dưới chậm đông hơn, dẫn đến sự co ngót diễn ra không đồng đều giữa các vị trí, tạo ra sự dịch chuyển và biến dạng trên son. Do đó cũng cần chú ý đến độ đồng đều nhiệt độ giữa các vị trí trên son.
(e)Son có chứa các vết rỗ: nguyên nhân do sự tách ra của các vết dầu trên bề mặt son. Do đó, cần quan tâm đến tỷ lệ dầu trong chế phẩm và cách phối hợp giữa chúng. Ngoài ra, với các chế phẩm dạng nhũ tương (dạng kem) cần quan tâm đến lượng chất nhũ hóa đã sử dụng phù hợp để tránh xảy ra hiện tượng tách pha dầu.
(f)Son có chứa các vệt màu: do kỹ thuật bào chế không phân bố đều màu đặc biệt với các màu không tan, quá trình thấm của các tiểu phân màu và môi trường phân tán không được tốt (thiếu chất gây thấm). Kích thước tiểu phân màu không đồng đều cũng gây ra hiện tượng này.
(g)Trên son xuất hiện các vệt dầu: cũng liên quan đến hiện tượng các giọt dầu bị tách ra, do dùng thừa pha dầu hoặc lượng chất nhũ hóa chưa phù hợp.
(h)Son bị gãy: nguyên nhân trong quá trình đổ khuôn, tiến hành đổ khuôn không liên tục dẫn đến sự phân lớp, quá trình khuấy trộn và đổ khuôn làm lồng bọt khí vào bên trong son làm giảm độ cứng của son. Ngoài ra, son bị gãy còn liên quan đến quá trình xây dựng công thức, công thức của son có tỉ lệ chất rắn quá cao cũng làm son giòn, dễ gãy.
(i)Son các vết via trên bề mặt: liên quan đến khuôn chưa được lắp ráp kín, để hở và tạo ra các vết via trên thân son. Do đó, cần kiểm tra khuôn trước khi đổ hỗn hợp.
Yêu cầu chất lượng son môi
-
Màu sắc hấp dẫn
-
Tạo màu đồng nhất khi sử dụng
-
Khả năng bao phủ tốt
-
Hiệu quả kéo dài
-
Có mùi, vị dễ chịu
-
Dễ sử dụng
-
Chống tia tử ngoại
-
Không lem màu
-
Đáp ứng đúng chức năng từng loại son.
-
Thể chất ổn định
-
An toàn khi sử dụng
Một số công thức son môi
Son lì
-
Loramine OM-101
15,0 %
(Mono Alkylolamide bán tổng hợp)
-
Lanolin
10,0 %
-
Bơ cacao
6,3 %
-
Sáp ong
4,0 %
-
Ozokerit
18,0 %
-
Sáp carnauba
5,2 %
-
Alcol oleic
6,5 %
-
Dầu paraffin
26,3 %
-
Chất thơm
2,0 %
-
Nhựa silicon
1,0 %
-
Blue
1,2 %
-
Red 15880
4,5 %
Phân tích công thức:
Đây là son lì vì trong thành phần có chứa tỉ lệ các chất sáp cao như lanolin, sáp ong, ozokerite, sáp carnauba (tổng hơn 30%) giúp tạo thể chất rắn. Lượng chất màu sử dụng trong công thức cũng khá cao blue và red 15880 chiếm khoảng gần 6%, nên màu của son khá đậm.
Trong công thức cũng sử dụng các chất dầu mỡ bơ như bơ cacao, alcol oleic, dầu parafin. Đây là các chất tạo độ trơn mềm, giữa ẩm chống khô và nứt nẻ cho môi.
Nhựa silicon trong công thức dùng với tỉ lệ 1%, giúp lưu giữ màu của son được lâu hơn, son sẽ lâu phai. Nếu trong công thức này tỉ lệ silicon cao hơn nữa, thì son trên có thể được được xếp vào dạng son lâu phai.
Các chất thơm giúp tăng sức hấp dẫn và sự thoải mái cho người sử dụng
Loramine OM-101 là một amin hữu cơ, có khả năng điều chỉnh và ổn định pH của chế phẩm, tạo pH phù hợp với niêm mạc môi tránh gây kích ứng.
Kỹ thuật bào chế: tiến hành đun chảy pha dầu gồm các chất sáp và các chất dầu mỡ bơ; nghiền mịn các chất màu vô cơ Blue và Red. Sau đó tiến hành trộn đều các thành phần và thực hiện các bước tiếp theo như kỹ thuật đùn khuôn như đã trình bày ở mục trên.
Son bóng
-
Dầu thầu dầu
30 %
-
Bột ngọc trai
1,5 %
-
Red 7 lake & Yellow 5 lake
2,5 %
-
Dầu paraffin
15 %
-
Sáp ong
12 %
-
Paraffin
10 %
-
Sáp carnauba
9 %
-
Cerezin
10 %
-
Dầu silicon L-45
10 %
-
Tinh dầu
vđ
Trong công thức trên sử dụng một tỉ lệ lớn các chất dầu mỡ và bơ như dầu thầu dầu, dầu parafin, dầu silicon L-45 chiếm hơn 50%. Các chất dầu này tạo độ bóng, trong mềm và giữ ẩm cho môi.
Trong công thức sử dụng bột ngọc trai, có tác dụng tạo độ óng ánh sang trọng của ngọc trai. Đồng thời trong ngọc trai còn giàu protein và các nguyên tố vi lương như canxi, magie rất tốt với niêm mạc của môi.
Vì là son bóng nên tỉ lệ chất màu trong công thức không cao chỉ khoảng 2.5 %
Son dưỡng môi
-
Vaselin
3,30 g
-
Sáp ong trắng
0,96 g
-
Dầu dừa
1,68 g
-
Vitamin E
0,03 g
-
Vitamin A
0,03 g
-
Hương trái cây
2 giọt
Son dưỡng môi nên trong thành phần có chứa dầu dừa, vitamin E và vitamin A rất tốt cho niêm mạc môi, giúp môi trẻ đẹp, giữ được ẩm cho môi, tránh môi bị nứt nẻ dưới tác dụng của môi trường, đặc biệt trong thời tiết khô hanh.
Son trang điểm màu
-
Sáp ong trắng
0,78 g
-
Parafin rắn
0,48 g
-
Lanolin
0,90
g
-
Dầu dừa
1,98 g
-
Dầu jojoba
0,60 g
-
Isopropyl myristate
0,60 g
-
Vitamin A
0,03 g
-
Vitamin E
0,03 g
-
Màu khoáng (hồng cánh sen và đỏ) 0,60 g
-
Hương trái cây
2 giọt
Tài liệu tham khảo
-
Slide học phần “mỹ phẩm” – PGS.TS – Vũ Thị Thu Giang.
-
Sách “kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc” – nhà xuất bản y học- chương 8 “các dạng thuốc đặt”.