Sợi Chỉ // Thread++ – Blog về Kiến trúc +++

Kiến trúc của Phê Bình: Đặt câu hỏi với quyền tự trị ( Phần 1)

Dịch:  The architecture of  Criticism: A question of Autonomy by Miriam Gusevich

1976-2

“Kiến Trúc Sư là người thợ xây đã học tiếng Latin” – Adolf Loos

Kiến trúc và Công Trình

Từ Kiến Trúc / Architecture có khởi điểm từ Hy Lạp và Latin, từ Công trình / Building, mặt khác có gốc của Anglo-Saxon. Trong cách nói thường ngày thì cả hai khái niệm đều ám chỉ một thứ ( kết cấu, xây dựng, công trình), chúng được nhìn nhận như từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, chúng có những hàm ý khác nhau và Kiến Trúc mang một ý nghĩa gì đó cao cấp hơn hẳn Công trình

Chúng ta đối mặt với nghịch lý vềhệ thống tồn tại song song, vừa bằng nhau vừa có thứ bậc, nơi mà hai cụm từ tương đồng nhưng mà trái ngược, khi một từ ( kiến trúc) thống trị từ còn lại ( Công trình). Nghịch lý này được dung giải nếu chúng ta nhận ra rằng “Kiến trúc” ám chỉ hai trạng thái (condition) khác nhau và không thể so sánh (incommensurable). Kiến trúc tương đương với Công trình khi đang được ám chỉ đến một tạo tác, một vật thể cho sự cư trú của con người; Kiến Trúc không tương đồng với Công Trình khi nó đang ám chỉ đến các luật lệ, tiêu chuẩn hoặc ám chỉ đến một tổ hợp sách, công trình, tranh vẽ mang ý nghĩa bền vững và kiểu mẫu, được  ủy quyền ( bởi Phê Bình) cho việc suy ngẫm, khâm phục, diễn dịch và quyết định ra giá trị (value)

Những tiêu chuẩn kiến trúc là hệ quả của Phê Bình, thứ thể chế hóa sự khác biệt giữa Kiến Trúc và Công Trình. Trong lịch sử, sự khác biệt được thiết lập rõ ràng: Kiến Trúc ám chỉ sự lớn lao mang tính kỷ niệm còn Công trình ám chỉ những kết cấu thông thường. Những thứ lớn lao ( nhà thờ hoặc cung điện) được xây dựng qua việc thi hành quyền lực và thể hiện và tán dương quyền lực đó. Kiến trúc, khi đó, đai diện cho tầng lớp ưu tú; nó được nói như tiếng Latin, ngôn ngữ của Nhà Thờ Thiên Chúa và tòa án tối cao. Chính vì thế, việc công nhận vị thế vượt trội của Kiến Trúc (*so với Công Trình) được ngầm ủng hộ bởi chính việc công nhận những vượt trội trong xã hội mà nó chứa đựng và thể hiện. Những tiêu chuẩn của những công trình mang tính quý tộc như đi song hành với dòng máu của đấng quý tộc. Bất cứ một quyển sách lịch sử kiến trúc truyền thống nào ví dụ như cuốn Lịch Sử Kiến Trúc của Bannister Fletcher tiết lộ cách mà những tiêu chuẩn Kiến Trúc được định nghĩa chỉ bằng những tiêu chuẩn của giới quý tộc.

07-fagus-factory-unidentified-photographer-12

Nhà máy Fagus

Bất cứ một cuốn sách về Kiến Trúc hiện đại nào cũng trình diện một cảnh tượng khác. Nhà thờ và cung điện rất hiếm. Thay vào đó, người đọc tìm thấy nhà máy ( ví dụ như nhà máy AEG của Peter Behrens hay nhà máy Fagus của Walter Gropius) trường học, bệnh vieecnm bảo tàng và nhà tư nhân bởi Le Corbusier, bởi Richard Neutra, bởi Alvar Aalto v.v… Nếu tiếp tục nhìn nhận theo sự phân loại như trước của Kiến Trúc và Công Trình, việc lựa chọn những công trình “bình thường” là đáng chú ý  và, sau khi suy ngẫm lại, đáng thất vọng. Chỉ có sự quen thuộc mới khuyến khích chúng ta bỏ qua và không đánh giá những điều này.

Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, của vô thần và của văn hóa trung lưu, Công Trình tiếp tục đại diện cho những tổ chức (institution) ưu tú. Thay vì những nhà thờ hay cung điện là ngân hàng, công ty bảo hiểm, sàn chứng khoán, bảo tàng, trường đại học và bệnh viện. Những tiêu chuẩn vẫn tồn tại nhưng những công trình nhất định được chọn lựa (để được coi là Kiến Trúc) không phải vì chức danh của tổ chức liên quan mà bởi vì chúng nhận được những đánh giá phê bình chuyên sâu.

villa-savoye-le-corbusier-france-modernist-house-flavio-bragaia_dezeen_1568_5

Villa Savoye

sleepless26

Empire State Building

Để lấy một ví dụ: Công trình Villa Savoye của Le Corbusier ở Poissy (1929-1931) hiện ra vô cùng nổi trội trong bổi cảnh kiến trúc, lệch ra so với kích thước thật hay tầm quan trọng trong đô thị của nó. Ngược lại, Công trình Chrysler của William Van Allen (1928-1930) và Empire State Building của Shreve, Lamb và Harmin (1931) không đạt được những tiêu chuẩn nói trên ngay cả khi chúng ta đáng giá về kích thước, tầm quan trọng trong đô thị , việc sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến và sự phổ biến của chúng như một công trình điểm nhấn.

Villa Savoye tỏa sáng trong một không gian ảo được thiết lập bởi Phê Bình; một không gian được hình thành bằng việc gạt bỏ bối cảnh của sự vật ( decontextualising) – nhấc nó ra khỏi những đặc tính về xã hội, chính trị, văn hóa và thỉnh thoảng chính bối cảnh vật chất của nó – và tái thiết bối cảnh (recontextualise) như một ” sự tương trưng” để được đánh giá trên những quan niệm mang tính đặc tính khác. Quá trình đặc biệt này góp phần sinh ra những thẩm mỹ hiện đại  ít nhất là trong thời đại của Emmanuel Kant, người, trong cuốn The Critique of Judgement, miêu tả rõ ràng mục đích và cách triển khai nó:

“Nếu như một ai đó hỏi tôi, tôi có cho rằng tòa lâu đài mà tôi từng thấy trước kia là đẹp hay không, tôi có lẽ sẽ trẻ lời rằng tôi không quan tâm lắm đến những thứ mà chỉ để làm người khác há hốc mồm ra. Hoặc tôi có thể trả lời cùng cái cách mà Iroquois Sachem, người đã từng nói chẳng có gì ở Paris có thể làm hài lòng ông ta  hơn là những cái nhà ăn. Có lẽ tôi còn đi xa hơn nữa và chửi thậm tệ như cách của Rousseau chửi những người dành quá nhiều mồ hôi công sức của họ vào những thứ vô dụng đó… Tất cả những thứ đó đều có thể được đón nhận và chấp nhận, chỉ có điều đó không phải là vấn đề. Ai cũng muốn biết vẻ bề ngoài / sự tượng trưng của một vật có được tội thích hay không.”

Không gian ảo thiết lập bởi Phê Bình tuy thế mà thật vì nó có một hiệu ứng tối hậu: những công trình được xếp vào không gian tiêu chuẩn này hoạt động như một thí dụ kiểu mẫu cho những thực hành tiếp theo.

Bằng cách nào mà Phê Bình xây dựng nên những tiêu chuẩn cốt yếu như vậy? Nói một cách khác dựa trên những tiêu chí nào mà một công trình cụ thể được nâng tầm lên trạng thái của Kiến Trúc? Một trong những tiêu chí để được chấp nhận một Công Trình như một tiêu chuẩn Kiến Trúc là chất lượng thẩm mỹ ( cái đẹp). Một trong những phát biểu chính thống về thẩm mỹ kiến trúc là bộ ba điểm của Vitruvius: sự chắc chắn (firmness), sử dụng/ công năng ( utility/commodity) và vui mừng/thoải mái (delight)

42259-004-b08c54f3

All Saints

Tuy thế, chất lượng thẩm mỹ không phải tiêu chí duy nhất trong quá trình đánh giá nói trên. Rất nhiều Công Trình nhận được sự chú ý và phê bình chuyên sâu, không màng đến việc  chúng có chất lượng thẩm mỹ đáng bị đặt câu hỏi mà bởi vì tính kiểu mẫu hoặc  tính đại diện cho một  thái độ hoặc một tư tưởng trí năng (hoặc thậm chí bởi vì sự xấu của một Công Trình). Một trong những ví dụ lịch sử phải nói đến Công Trình All Saints của William Butterfield tại phố Margaret, Westminster London. So với những người cùng thời của Butterfield, All Saints là một Công Trình gây tranh cãi. “Cái đáng quan sát ở đây là mầm mống của việc sợ hãi cái đẹp, chứ không phải là việc thích cái đẹp hơn cái xấu. …” là lời nhận xét của một nhà phê bình trên tờ Eclesiologist, tạp chí của Cambridge Camden Society. Ông ta không đánh giá vẻ đẹp của nhà thờ All Saints hay sự tao nhã và hoàn thiện của nó mà đánh giá những giá trị văn hóa đem lại bởi sự xấu của nó – giá trị mà chinh Camden Society đã đặt hàng người thiết kế.

guild_pa

Guild House

daisy_house_05

Daisy House

Cơ sở đánh giá tương đồng được ứng dụng cho những dự án hiện đại. Nhà Guild của Robert Venturi và Nhà Daisy của Stanley Tigerman đáng được nghiên cứu đặt trên cách nhìn nhận trên. Cả hai đều là những công trình tương đối nhỏ, xây dựng với những cách thức xây dựng của nhà ở thông thường. Cả hai đều có ý nghĩa lớn bởi những giá trị trí năng của chúng: Nhà Guild đại diện cho sự thừa nhận và ủng hộ của Venturi với những thứ bình dị hay Pop Art và Nhà Daisy đại diện cho lời kêu gọi của Tigerman cho sự hài hước và trớ trêu trong Kiến Trúc. Nhà Guild có mục tiêu của sự tầm thường và bình dị; mặt đứng phía sau nhà gần như không phân biệt được so với những dự án nhà nghèo cuối những năm 1960. Nhà Daisy, với mặt bằng hình dương vật, tham khảo trực tiếp từ Nhà Giải Trí của Claude-Nicholas Ledoux, phô trưng mạnh mẽ cái gọi là “thị hiếu tốt ” (good taste). Ngược lại, tuy rằng chúng có vẻ bề ngoài bình thường, những công trình trên có giá trị quan trọng vì chúng thách thức những quy tắc được thiết lập sẵn và sự đúng nghi thức; chúng xâm phạm sự đoan chính của kiến trúc hiện đại. Trớ trêu thay, Kiến Trúc Sư của những công trình này sự dụng chiến lược đối đầu (strategy of confrontation) để chỉ trích thiên vị thẩm mỹ cho sự tối giản cứng ngắc của kiến trúc tiên phong (*ám chí kiến trúc hiện đại) Thay vì sự tối giản, họtìm lại những thiên vị trung lưu dành cho sự tiện nghi bình thường và lối ra vào dễ dàng. Nghịch lý trên được hòa giải khi chúng ta nhận ra rằng, ngay cả khi những thành viên của chủ nghĩa dân túy tìm cách lý giải lựa chọn thẩm mỹ của Venturi hay Tigerman, ý nghĩa văn hóa trọng yếu của những công trình trên chỉ có thể được thiết lập từ sự uyên bác, đặt trong bối cảnh tinh hoa/ ưu tú. Với những người dân bình thường, những công trình trên chỉ rất bình thường. Thay vào đó, những công trình trên chỉ hấp dẫn những chuyên gia/ thành thạo (cognoscenti) những người nhận thức được sự khác nhau giữa ám hiệu của “hiện đại” và “hậu hiện đại”, người có thể hiểu và cảm nhận được những vi phạm có chủ đich này ( intended trangression)

tumblr_nmw1zkwxjy1uotgxio1_1280

Daisy House plan

Giá trị lớn lao và trạng thái của một Công Trình là Kiến Trúc không phụ thuộc vào một vài bộ tiêu chí và đặc tính hay trên một vài nét đặc sắc mà phụ thuộc vào trạng thái của nó như một vật thể văn hóa được hình thành qua quá trình đàm luận phê bình. Quá trình này không phủ nhận tầm quan trọng của tiêu chí thẩm mỹ nhưng nhấn mạnh đặc tính lịch sử của công trình; những đánh giá kiến trúc không xảy ra trong khoảng chân không mà ở một thời điểm cụ thể, địa điểm cụ thể và tình thế cụ thể. Trong thời hiện đại, những tiêu chí liên quan, bối cảnh, mục đích của việc đánh giá thẩm mỹ đã thay đổi. Chúng ta đang là nhân chững cho sự tái định nghĩa của kiến trúc, Nếu như Kiến trúc truyền thống cung cấp sự tượng trưng không gian cho một tổ chức trọng yếu (dominant institution) thì trong thời buổi hiện đại, kiến trúc chứa đựng những tổ chức (institution) nhưng lại công kích những kỳ vọng và giá trị.

Phê bình vạch ra ranh rối phân biệt Kiến Trúc với Công trình và, tiếp đó, định ra những thí dụ kiểu mẫu của nó để cung cấp những  phê bình văn hóa. Trong khi Phê Bình có thể không nhất thiết là phải xây, phê bình quyết định hành động định hình Kiến trúc như một Tổ chức Văn hóa ( cultural institution). Bởi vì lí do này, sẽ thật sự cần thiết để ta khám phá sự phụ thuộc lẫn nhau của Kiến trúc và Phê Bình.

(Tiếp tục ở Phần 2) 

Phần 1: Kiến trúc và Công Trình

Kiến trúc của Phê Bình: Đặt câu hỏi với quyền tự trị ( Phần 1)

Phần 2: Phê Bình

Kiến trúc của Phê Bình: Đặt câu hỏi với quyền tự trị ( Phần 2)