Soạn bài: Tổng kết phần văn bản nhật dụng (chi tiết nhất) – Edison Schools

Trong bài học này, các em sẽ được ôn tập, tổng kết phần văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Trung học cơ sở. Thông qua việc tìm hiểu các văn bản, bài học sẽ giúp các em nắm vững khái niệm, nội dung, hình thức của văn bản nhật dụng, từ đó rút ra những phương pháp học văn bản nhật dụng hiệu quả nhất.

     I.  Khái niệm:

Văn bản nhật dụng không phải là một thể loại cũng không phải là kiểu văn bản. Văn bản nhật dụng là để đề cập tới đề tài của văn bản, chức năngtính cập nhật của nội dung văn bản.

Chức năng: đề cập, bàn luận, thuyết minh, miêu tả, đánh giá,…

Đề tài: những vấn đề, những hiện tượng,… thường nhật, gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng. (Những vấn đề thường xuyên được báo đài, các phương tiện truyền thông nhắc đến, ví dụ như tình hình đại dịch Covid, các vấn đề tệ nạn xã hội,…)

Tính cập nhật: Nhanh chóng, kịp thời nắm bắt những vấn đề của xã hội.

   II. Tổng kết nội dung các văn bản nhật dụng:

LớpTên văn bảnTác giảHình thức văn bảnPhương thức biểu đạtNội dung văn bản 

 

 

Lớp 6

Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sửThúy LanBút ký nhưng mang nhiều yếu tố hồi kýTự sự  (biểu cảm và miêu tả là phụ)Bảo vệ di tích lịch sửBức thư của thủ lĩnh da đỏXi – át –  tơnThưNghị luận và biểu cảmMối quan hệ gắn kết giữa thiên nhiên với con người.

Bảo vệ thiên nhiên

Động Phong NhaTrần HoàngBút kýThuyết minh kết hợp miêu tảGiới thiệu danh lam thắng cảnh 

 

 

 

Lớp 7

Cổng trường mở raLý LanTùy bútTự sự kết hợp với biểu cảmGiáo dục trẻ emMẹ tôiEt  mon đô Đơ A – mi – xiTùy bútTự sựVai trò của người phụ nữCuộc chia tay của những con búp bê

 

Khánh HoàiTruyện ngắnTự sự (có sự kết hợp với phương thức biểu cảm và miêu tả)Mái ấm gia đình và quyền được học tập của trẻ emCa Huế trên sông HươngHà Ánh MinhBút kýThuyết minh kết hợp miêu tảGiữ gìn những di sản văn hóa dân tộc và phát huy nó 

 

 

Lớp 8

Thông tin về ngày trái đất năm 2000Từ tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà NộiThông báoVăn bản hành chính mang nhiều yếu tố nghị luậnÔ nhiễm môi trườngÔn dịch, thuốc láNguyễn Khắc ViệnXã LuậnThuyết minh kết hợp nghị luận và biểu cảmTệ nạn hút thuốc lá, ma túyBài toán dân sốThái AnVăn nghị luậnNghị luận kết hợp tự sựVấn đề dân số và tương lai của loài người 

 

 

 

Lớp 9

Phong cách hồ Chí MinhLê Anh TràVăn nghị luậnNghị luận, biểu cảmHội nhập toàn cầu và giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộcĐấu tranh cho một thế giới hòa bìnhG.G Mác-kétTham luậnNghị luận, biểu cảmVấn đề bảo vệ hòa bình thế giới, chống chiến tranhTuyên bố Thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát  triển của trẻ emThuộc phần tuyên bố trong Hội nghị cấp cao của thế giới về trẻ emBản tuyên bốVăn bản hành chính có yếu tố nghị luậnQuyền trẻ em (quyền sống, được bảo vệ và phát triển)

 

  III. Hình thức văn bản nhật dụng:

Văn bản nhật dụng được thể hiện, trình bày dưới các hình thức văn bản đa dạng và các phương thức biểu đạt khác nhau.

Hình thức văn bản: Thư, bút ký, hồi ký, thông báo, công bố, xã luận, tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu,…

Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,… Một số văn bản có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt (tự sự kết hợp biểu cảm, thuyết minh kết hợp miêu tả, thuyết minh kết hợp nghị luận,…)

  IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng:

  1. Đọc chú thích, đặc biệt là chú thích về các sự kiện (lịch sử, xã hội, chính trị, khoa học,…) có liên quan đến vấn đề được đặt ra trong văn bản.
  2. Liên hệ các vấn đề trong văn bản với cuộc sống bản thân và đời sống xã hội.
  3. Có quan điểm, kiến giải riêng, có thể đề xuất những giải pháp để giải quyết một số vấn đề.
  4. Sử dụng các kiến thức của những môn học khác để hiểu sâu hơn và làm rõ được vấn đề nhắc đến trong văn bản nhật dụng và sử dụng kiến thức đã học của văn bản nhật dụng để tìm hiểu các môn học khác.
  5. Căn cứ vào những đặc điểm về hình thức và phương thức biểu đạt của văn bản để phân tích và hiểu nội dung.