Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình hay, ngắn gọn | Soạn văn 9
Hướng dẫn soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Ngữ văn 9
A. Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ngắn gọn
Phần đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1)
* Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
– Hệ thống luận cứ khá toàn diện:
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
+ Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người.
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
+ Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1)
– Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên thế giới được tác giả chỉ thông qua lập luận chặt chẽ:
+ Thời điểm cụ thể: 8 – 8 – 1996
+ Số liệu cụ thể: Hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh
+ Khả năng huỷ diệt của nó: huỷ diệt 12 lần toàn bộ sự sống trên Trái Đất, tàn phá tất cả các hành tinh.
→ Thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1)
– Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tác giả đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang:
+ Chương trình cứu trợ cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không thực hiện được, phòng bệnh 14 năm đồng thời bảo vệ 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em…
+ Tiền làm 27 tên lửa MX đủ trả tiền công cụ cho các nước nghèo
+ Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đã đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1)
– Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì chiến tranh hạt nhân xảy ra, nó sẽ thiêu hủy toàn bộ thành quả mà loài người dày công xây dựng, sáng tạo nên. Nó cũng đi ngược lại lí trí của tự nhiên, bởi vì nó hủy diệt tự nhiên, đưa quá trình tiến hóa của tự nhiên trở lại điểm xuất phát.
– Chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1)
Văn bản có tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” vì: vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người.
Phần luyện tập
Câu hỏi (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1)
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản trên.
* Gợi ý:
– Đánh giá về quan điểm của nhà văn: Hoàn toàn đúng đắn, hợp lí trong bối cảnh thế giới đương thời.
– Cảm nhận về bài viết:
+ Thấy được nguy cơ nếu như con người tiếp tục chạy đua vũ khí hạt nhân.
+ Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong công cuộc chống lại chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình thế giới.
+ Đánh giá bài viết: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, rất hấp dẫn, dễ hiểu.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
I. Tác giả
a. Cuộc đời
– Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (1928 – 2014)
– Quê quán: Aracataca – một thị trấn bên bờ biển Caribê, thuộc miền Bắc Colombia.
b. Sự nghiệp văn học
– Phong cách nghệ thuật:
+ Ông thương viết nhiều tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng.
+ Toàn bộ những sáng tác của G.G Mác – két xoay quanh các chủ đề chính như: sự cô đơn – mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người…Tất cả đều mang đậm giá trị hiện thực nhưng giàu tính nhân văn sâu sắc.
– Tác phẩm tiêu biểu: Tình yêu thời thổ tả, Mùa thu của vị trưởng lão, Tướng quân giữa mê hồn trận và nổi tiếng hơn cả là Trăm năm cô đơn,…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ
– Tác phẩm được trích từ bài tham luận của G.G Mác – két trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới.
2. Thể loại
– Văn bản nhật dụng.
3. Bố cục
– Đoạn 1 (Từ đầu đến “mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”) : Chiến tranh hạt nhân là mối nguy hại khủng khiếp đe dọa đến loài người và mọi sinh vật sinh sống trên Trái đất
– Đoạn 2 (Từ tiếp đến “trở lại điểm xuất phát của nó”: Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn, chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên
– Đoạn 3 (Từ tiếp đến hết): Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hướng đến một thế giới hòa bình, văn minh.
4. Tóm tắt
Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két đề cập đến vấn đề mang tính thời sự của toàn nhân loại: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển. Từ đó tác giả đặt ra vấn đề: nhân loại cần phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
5. Giá trị nội dung
Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đáu tranh cho một thế giới hòa bình.
6. Giá trị nghệ thuật
– Lập luận chặt chẽ
– Dẫn cứ cụ thể, xác thực
– Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc xảo, giàu sức thuyết phục
Bài giảng Ngữ văn 9 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:
Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Các phương châm hội thoại (tiếp theo)