Soạn bài Ca dao hài hước – chuabaitap.com

Trong xã hội xưa, việc thách cưới là một điểm đáng quan tâm trong phong tục cưới hỏi. Đây là việc nhà gái đưa ra yêu cầu với nhà trai về khoản tiền- lễ vật mà nhà trai góp vào cho việc sắm sửa, chuẩn bị của cô dâu mới trước đám cưới về nhà chồng. Việc này thường được chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Thế nhưng việc dẫn cưới và thách cưới ở bài ca dao đều rất khác thường, mang những tiêu biểu cho cảnh nghèo của người lao động.

+ Sự khác thường trong việc dẫn cưới và thách cưới:

Trái với phong tục thường lệ, nhà gái sẽ thách cưới trước, rồi nhà trai theo đó mới dẫn cưới. Tuy nhiên, trong bài ca dao này, chàng trai lại đưa ra những dự tính về lễ vật dẫn cưới trước là đem đến “một con chuột béo”, với lí do: “miễn là có thú bốn chân”. 

Cách thách cưới của cô gái: 

Người ta thách lợn thách gà

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang

+ Sự đặc biệt trong cách nói của chàng trai và cô gái: đều có cái gì không bình thường, với những vật dẫn cưới và thách cưới chẳng giống ai, khác xa với thuần phong mỹ tục về chuyện cưới xin của nhân dân ta từ xưa đến nay. 

+ Cảm nhận về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo: Cả chàng trai và cô gái đều tập trung trào lộng cảnh nghèo của nhà mình. Dù có đôi chút chua chát về cảnh nghèo khó, nhưng nổi bậy hơn cả vẫn là sự hài hước, vui vẻ, hóm hỉnh và tinh thần lạc quan trong cuộc sống của người lao động.

+ Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ yếu tố nghệ thuật là: 

+ Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn cưới bằng voi, dẫn trâu, dẫn bò. 

+ Lối nói đối lập: đối lập giữa mơ ước với thực tế nghèo khó: mong muốn dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò đối lập với hoàn cảnh chỉ có thể dẫn cưới bằng “con chuột béo”. 

+ Lối nói giảm dần:

     ● Voi ⟶ trâu ⟶ bò: Chàng trai dần hướng đến hoàn cảnh khó khăn của mình. 

     ● Củ to ⟶ củ nhỏ ⟶ củ mẻ ⟶ củ rím, củ hà: Cô gái gợi nên điểm tận cùng trong cảnh nghèo

 

Câu 2: Các bài 2,3,4: Tiếng cười trong ba bài ca dao có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹo riêng của mỗi bài ca dao.

 

Trả lời:

  Khác với bài ca dao 1 là tiếng cười tự trào, tự vui với những hoàn cảnh, tâm sự của chính mình; thì bài ca dao 2,3,4 là tiếng cười phê phán những loại người khác nhau với những thói hư, tật xấu đáng cười trong xã hội. 

Bài ca dao 2: 

+Nội dung: Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, dù có sức khỏe nhưng những hành động và việc làm lại không đáng. Có thể có những người yếu đuối về thể chất, nhưng không ai yếu đến mức chỉ gánh nổi hai hạt vừng mà vẫn phải khom lưng chống gối (có nghĩa là đang cố gắng hết sức). 

Nhờ biện pháp đối lập, nói quá, tiếng cười sâu sắc đã được tạo nên đầy sảng khoái. 

Bài ca dao 3:

+ Nội dung: Chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có ý chí trong cuộc sống. Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” thể hiện sự lười nhác, thụ động, chỉ biết ngồi ở xó nhà, ăn bám vợ. 

 

Câu ca dao sử dụng biện pháp sự đối lập giữa “chồng người” với “chồng em”, vừa mang ý nghĩa phê phán sâu sắc, vừa thể hiện sự hài hước. 

Bài ca dao 4: 

+ Nội dung: Chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên nhưng lại không hề nhận ra những điểm xấu đó của mình.  Sự liệt kê các điểm xấu cả về hình thức và tính cách đã thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng tới loại phụ nữ vô duyên nhưng ưa nịnh, đỏng đảnh – một loại người không hiếm gặp trong xã hội.

Câu ca dao sử dụng biện pháp phóng đại và những hình ảnh liên tưởng phong phú. 

 

Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước.

 

Trả lời:

Qua các bài ca dao trên , có thể thấy ca dao hài hước thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật như sau:

+ Lối nói cường điệu hóa, khoa trương, phóng đại, sự tương phản đối lập.

+ Sử dụng các hình ảnh hài hước, chi tiết hàm chứa ý nghĩa.

+ Cách nói hóm hỉnh, ý nhị, sâu sắc nhưng vẫn gần gữi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. 

+ Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, lí thú.

  

GHI NHỚ

Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tự cười mình) và tiếng cười châm biếm, phê phán – thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân. 

 

LUYỆN TẬP 

 

Câu 1: Nêu cảm nghĩ thật của mình về lời thách cưới của cô gái: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.

Qua đó, anh (chị) thấy tiếng cười tự trào của người dân lao đông trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng như thế nào?

 

Trả lời:

+ Sau những dự định về sính lễ của chàng trai, cô gái đưa ra sự trả lời ý nhị với các bày tỏ đầy thông minh, kín đáo về sự bằng lòng với tình yêu mà mình đã chọn:

Chàng dẫn thế em lấy làm sang

+ Tiếp đó, cô gái thách cưới: 

Người ta thách lợn thách gà

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.

Cách trả lời của cô gái thật khéo léo, thông minh, không làm cho người mình yêu phải mất mặt vì gia cảnh nghèo khó. Có lẽ, vì đã quá hiểu và cảm thông với hoàn cảnh gia đình của chàng trai, cô lại thể hiện niềm vui lứa đôi, và sự ủng hộ với những lời nói đùa của người yêu. 

 + Lời thách cưới của cô gái khiến ta vừa có chút cảm thương cho sự nghèo khó của gia đình, nhưng lại vừa trân trọng vì sự thông minh, hóm hỉnh và cảm thông trong cách nói hài hước của cô. 

+ Đằng sau sự bàn tính về chuyện thách cưới – dẫn cưới là sự thật về việc thách cưới nặng nề của người xưa.

+ Qua đó, ta thấy được tiếng cười tự trào của người dân lao đông trong cảnh nghèo thật đáng yêu, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện sự lạc quan của con người trước hoàn cảnh sống còn nhiều khó khăn, nhưng đồng thời cũng biểu hiện sự thông minh, sắc xảo, hóm hỉnh của những tiếng cười lao động. 

 

Câu 2: Tìm các bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rượu chè, tệ nạn tảo hôn, đa thê, phê pháp thầy bói thầy cúng, thầy phù thủy trong xã hội cũ.

 

Trả lời:

Phê phán thói lười nhác

Cái cò là cái cò kì

Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô

Đêm nằm thì gáy o o

Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà

 

Phê phán nạn tảo hôn:

Bồng bồng cõng chồng đi chơi,

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.

Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng,

Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên.

 

Phê phán thầy bói, thầy cúng:

Bói cho một quẻ trong nhà

Con heo bốn cẳng, con gà hai chân

 

Phê phán thói rượu chè, cờ bạc: 

Rượu chè cờ bạc lu bù

Hết tiền, đã có mẹ cu bán hàng.