Soạn Giáo Dục Công Dân Lớp 6, Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn soạn Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sách giáo khoa GDCD lớp 6. Nội dung bài Soạn Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sgk GDCD 6 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 6.

Bạn đang xem: Soạn giáo dục công dân lớp 6

Bạn đang xem: Soạn giáo dục công dân lớp 6

Lý thuyết

1. Tình huống

*
Soạn Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sgk GDCD 6

Soạn Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sgk GDCD 6

Trong lần tham dự trại hè quốc tế ở Liên Bang Nga, Nam và các bạn gặp một bạn gái cao, to, da trắng, mắt nâu, mái tóc đen rất đẹp. Cô bé nói tiếng Việt rất tốt. Nam và các bạn xúm lại làm quen, hỏi chuyện: “Bạn tên gì? Bạn là người nước nào? Bạn học tiếng Việt ở đâu mà tốt thế?”. Cô bé mỉm cười trả lời: “Tớ là A-li-a. Tớ là công dân Việt Nam đấy, vì bố tớ là người Việt Nam mà.”

• Truyện đọc: Cô gái vàng của thể thao Việt Nam

*

2. Nội dung bài học

*
1. Công dân là gì?

1. Công dân là gì?

Công dân là người dân của một nước.

2. Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước

2. Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước

Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước thể hiện mối liên hệ giữa nhà nước với công dân của nước đó.

3. Điều kiện để có Quốc tịch Việt Nam

3. Điều kiện để có Quốc tịch Việt Nam

Theo Luật Quốc tịch:

– Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam

– Đối với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch:

+ Phải đủ từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam.

+ Là người có công lao đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

+ Là vợ, chồng, con, bố, mẹ, (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam

– Đối với trẻ em:

+ Trẻ em có cha mẹ là người Việt Nam

+ Trẻ em sinh ra ở Việt Nam và xin thường trú tại Việt Nam

+ Trẻ em có cha hoặc mẹ là người Việt Nam

+ Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.

4. Công dân nước CHXHCNVN

4. Công dân nước CHXHCNVN

– Là người có quốc tịch Việt Nam

– Mọi công dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.

5. Trường hợp không phải là công dân Việt Nam

5. Trường hợp không phải là công dân Việt Nam

– Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài

– Dân tộc thiểu số có quốc tịch Việt Nam

– Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam

– Người Việt Nam dưới 18 tuổi

6. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

6. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

– Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước

– Công dân được nhà nước bảo vệ và đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 32 33 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý

1. Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 32 sgk GDCD 6

• Theo em, bạn A-li-a nói như vậy có đúng hay không? Vì sao?

Trả lời:

Bạn A-li-a nói như vậy là đúng, vì Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam (nguyên tắc huyết thống), vì thế A-li-a là công dân Việt Nam.

• Trong trường hợp sau đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam?

a) Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam.

b) Trẻ em khi sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người nước ngoài.

b) Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là người nước ngoài.

d) Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bố, mẹ là ai.

Trả lời:

Tất cả 4 trường hợp trên đều là công dân Việt Nam.

2. Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 33 sgk GDCD 6

Tấm gương rèn luyện phấn đấu của Thuý Hiền gợi cho em suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước?

Trả lời:

Em phải cố gắng phấn đấu học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước. Xác định đúng mục tiêu, mơ ước của mình và cố gắng thực hiện nó.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 34 35 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Giải bài tập trang 34 35 sgk GDCD 6

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những trường hợp là công dân Việt Nam:

– Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.– Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.– Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam.– Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.– Người Việt Nam dưới 18 tuổi.

Xem thêm: +3 Cách Làm Âm Đạo Giả Tại Nhà (Đơn Giản, Cách Làm Âm Đạo Giả Tại Nhà (Đơn Giản

Trả lời:

b) Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ : “Mình có phải là công dân Việt Nam không ?” Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

Trả lời:

Hoa là công dân Việt Nam, vì Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Bố mẹ và Hoa đã làm ăn sinh sống ở Việt Nam nhiều năm.

c) Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết.

Trả lời:

– Quyền của công dân:

+Quyền học tập.

+ Quyền được phát triển.

+ Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe…

+ Quyền bầu cử, ứng cử.

+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

– Nghĩa vụ của công dân:

+ Nghĩa vụ học tập.

+ Làm nghĩa vụ quân sự.

+ Nghĩa vụ nuôi sống bản thân, gia đình.

+ Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

+ Nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích.

– Các quyền của trẻ em như:

+ Trẻ em có quyền dược khai sinh và có quốc tịch.

+ Trẻ em có quyền được học tập, nuôi dưỡng, chăm sóc.

+ Trẻ em có quyền tố cáo, quyền được phát triển tài năng…

+ Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến…

– Các bổn phận của trẻ em:

+ Trẻ em có bổn phận học tập, chăm sóc bản thân.

+ Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân…

d) Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Em có thể kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao mà em đã biết trên tivi, báo chí, đài radio mà em đọc được, nghe được đã đem lại vinh quang cho dân tộc.

Ví dụ: đội tuyển U23 Việt Nam, giáo sư Ngô Bảo Châu, Đỗ Nhật Nam.

đ) Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước?

Trả lời:

– Rèn luyện phẩm chất đạo đức, tu dưỡng bản thân, trau dồi pháp luật.

Xem thêm: Phân Tích Môi Trường Bên Trong Doanh Nghiệp, Và Cạnh Tranh Của Ngành

– Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Trên đây là phần Soạn Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sgk GDCD 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 6 thật tốt!