Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé

Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (trong 10 phút)

Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu … vận mệnh thế giới): Chiến tranh hạt nhân đe doạ nghiêm trọng đến vận mệnh thế giới

– Phần 2 (tiếp … cho toàn thế giới): Sự tiêu tốn khổng lồ về kinh tế của chiến tranh hạt nhân – hủy hoại đời sống con người

– Phần 3 (tiếp … điểm xuất phát của nó): Chạy đua vũ trang hủy hoại đời sống tự nhiên

– Phần 4: phần còn lại: Đề xuất biện pháp nhằm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm

Soạn văn 9 siêu ngắn: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình | Soạn văn 9

Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1.

Hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản:

– Luận điểm: Hiểm họa của chiến tranh hạt nhân và lời kêu gọi thực hiện nhiệm vụ cấp bách chống chiến tranh hạt nhân

+ Luận cứ 1: Hệ quả hủy diệt của chiến tranh hạt nhân nếu xảy ra

+ Luận cứ 2: Sự tốn kém của chạy đua vũ trang

+ Luận cứ 3: Chiến tranh hạt nhân hủy diệt tự nhiên

+ Luận cứ 4: Đề xuất biện pháp mở nhà băng lưu trữ.

Câu 2. 

Tác giả sử dụng cách lập luận chứng minh để chỉ rõ mối nguy cơ đe doạ của chiến tranh hạt nhân lên cơn người và sự sống của trái đất.

+ Mở đầu bằng câu hỏi nhằm nhấn mạnh đồng thời thu hút sự chú ý của người nghe

+ Mốc thời gian: 8-8-1986

+ Số liệu: 50 000 đầu đạn hạt nhân, 4 tấn thuốc nổ

+ Hậu quả sẽ xảy ra: làm biến mất mọi dấu vết của sự sống trên trái đất, hủy diệt tất cả các hành tinh, phá hủy thế thăng bằng hệ mặt trời

+ Sử dụng cách nói phủ định để khẳng định sự hủy hoại khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân: …….không…không….

=> Câu hỏi đặt ra khiến ai cũng phải suy ngẫm để tìm câu trả lời, cách nói trực tiếp, dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục, lập luận chặt chẽ thu hút được sự quan tâm đồng thời nêu lên được tính chất hệ trọng của vấn đề đang trình bày.

Câu 3. 

Chiến tranh hạt nhân

** Gây tốn kém:

+ Trên lĩnh vực y tế, giáo dục: Chương trình cứu trợ cho 500 triệu trẻ em nghèo của UNICEF không thể thực hiện được vì không có chi phí trong khi mức phí ấy chưa bằng số tiền chi cho 100 máy bay chiến lược của quân đội mỹ

+ Số tiền chi đóng 10 tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân cũng đủ để bảo vệ hơn 1 tỉ người sốt rét và hàng triệu những trẻ em nghèo đói ở châu Phi

+ Trong lĩnh vực thực phẩm:

Nhân dân nghèo đói, suy dinh dưỡng hàng trăm triệu người trong khi chi phí bỏ ra sản xuất tên lửa là rất lớn

+ Trong lĩnh vực giáo dục:

Người nghèo không có điều kiện học chữ, trong khi đó chỉ hai chiếc tàu mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền để có thể xoá mù chữ cho tất cả mọi người trên thế giới

** Sự phi lý: Số tiền bỏ ra để sản xuất các phương tiện cho vũ khí hạt nhân là rất lớn, gây tốn kém kinh khủng. Trái ngược hoàn toàn với những khó khăn, thiếu thốn, vấn nạn về bệnh tật khắp nơi vẫn đang xảy ra mà không có nguồn kinh phí hỗ trợ.

 => Kinh phí đầu tư cho chiến tranh hủy diệt lớn gấp hàng trăm triệu lần so với kinh phí để phục hồi và phát triển sự sống.

 Câu 4.

   Chiến tranh không chỉ đi ngược lại với lý trí của con người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên nữa. Bởi khi nó xảy ra sẽ hủy diệt mọi sự sống của sinh vật trên Đất, sự tiến hoá của động vật, sự phục hồi và phát triền thiên nhiên qua hàng triệu năm cũng không thể tồn tại.

   Lời cảnh báo cũng là lời hiệu triệu, kêu gọi mọi người phải chung tay đoàn kết, cùng nhau quyết chí vững lòng ngăn chặn mối nguy cơ đe doạ của chiến tranh hạt nhân, kiên quyết đấu tranh cho một thế giới hoà bình, tươi đẹp và phát triển.

Văn bản được đặt tên là “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”. Bởi vì:

+ Hoà bình luôn là niềm mơ ước của mọi người dân, mọi quốc gia trên thế giới. Để có được hoà bình, mỗi người phải cùng nhau góp sức của mình vào công cuộc đấu tranh chống lại chiến tranh hạt nhân. Mục đích không chỉ là đưa ra những hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân mà còn là nhấn mạnh đến tính cấp thiết của nhiệm vụ chống chiến tranh hủy diệt

+ Nhan đề như một lời tuyên truyền thức tỉnh mọi người hãy đứng lên hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Phương thức biểu đạt của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là gì?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được coi là một văn bản nhật dụng?

Trả lời:

Nói “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là văn bản nhật dụng vì:

– Văn bản đề cập, bàn luận về vấn đề gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng, đó là chiến tranh.

– Tính cập nhật của văn bản: vấn đề mang tính thời sự, gắn với cuộc sống con người, là vấn đề luôn nóng bỏng trong xã hội.

 Thái độ của tác giả trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Thái độ của tác giả:

– Quan tâm, lo lắng đến nền hòa bình của thế giới.

– Lên án mạnh mẽ đối với cuộc chạy đua vũ trang chiến tranh hạt nhân, nhất là các cuộc thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân.

– Là một người yêu chuộng hòa bình.

– Ra sức kêu gọi con người chung tay đẩy lùi mối nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Trình bày bố cục của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.

Trả lời:

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu… mất khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống toàn nhân loại.

– Phần 2 ( tiếp… trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội

– Phần 3 (còn lại): Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

Nêu xuất xứ của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.

Trả lời:

– Tác phẩm được trích từ bài tham luận của G.G Mác – két trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới

Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có nội dung gì?

Trả lời:

– Văn bản chỉ rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa toàn thể loài người cũng như mọi sự sống trên trái đất. Vì thế nhiệm vụ của tất cả mọi người là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Trình bày nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”

Trả lời:

Nghệ thuật nghị luận của văn bản có nhiều điểm đặc sắc.

– Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện, chặt chẽ.

– Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.

– Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.

– Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú và đặc biệt là lòng nhiệt tình mạnh mẽ của tác giả.

Chủ đề của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là gì?

Trả lời:

Chủ đề:

– Văn bản kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.

Vì sao có thể nói: chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”?

Trả lời:

– Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại cả lí trí của tự nhiên. Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt toàn nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, nó phản tiến hoá, phản lại “lí trí tự nhiên” như cách nói của Mác-két. (“Lí trí tự nhiên” ở đây có thể hiểu là quy luật của tự nhiên, logic tất yếu của tự nhiên.)

– Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy, sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính bằng hàng triệu năm: “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi”.

– Từ đó, tác giả dẫn người đọc đến một nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân: nếu nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở vể điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên. Với luận điểm này, hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó.

Các dạng đề tác phẩm: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm

Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) đánh giá cách vào đề của nhà văn G. Mác- két qua đoạn đầu của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”

Trả lời:

1- Mở đoạn:

– Giới thiệu khái quát về cách lập luận vào đề của nhà văn Mác-két trong đoạn đầu của văn bản.

2- Thân đoạn:

– Nêu thời gian địa điểm: Chúng ta đang ở đâu ? Hôm nay ngày 8/8/1986.

– Nêu thẳng nguy cơ chiến tranh hạt nhân như một sự thật hiển nhiên bằng những con số cụ thể về đầu đạn hạt nhân.

– Tác giả làm phép tính đơn giản nhưng thật rõ ràng để mọi người có thể hình dung được sức mạnh tàn phá khủng khiếp của lượng vũ khí hạt nhân

– Sử dụng điển tích trong thần thoại Hy Lạp so sánh sự lan truyền và chết người hàng loạt.

3- Kết đoạn :

– Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ cụ thể rõ ràng, trí tưởng tượng khoa học mạnh mẽ thu hút người đọc, người nghe thấy rõ sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.

Đề 2: Hệ thống dẫn chứng mà tác giả dùng làm sáng tỏ luận cứ “Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn”.

Trả lời:

– Tác giả đưa ra hàng loạt các dẫn chứng với những so sánh đầy thuyết phục trong các lĩnh vực: xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục…

– UNICEF cần 100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới gần bằng những chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược Mĩ và dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.

– Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em châu phi bằng giá 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu Ni-mít dự định đóng từ 1986- 2000.

– Số tiền cứu 575 triệu người thiếu dinh dưỡng không bằng 149 tên lửa MX.

– Tiền trả nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm bằng tiền sản xuất 27 tên lửa MX.

– Tiền đủ xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới bằng tiền đóng góp 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.

Đề 3: Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay.

Trả lời:

Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh thể hiện vấn đề nêu trong bài viết có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi người cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Cụ thể đảm bảo một số ý chính sau :

– Trong những năm qua thế giới có những đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chẳng hạn :

– Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa.

– Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến.

– Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy thông điệp của G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm

Đề 1 : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn G.Mác -két.

Trả lời:

1- Mở bài:

– Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa các cường quốc.

– G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a. Ông đã viết bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.

2- Thân bài:

a) Cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân :

– Tác giả đưa ra một con số khủng khiếp để cụ thể hóa nguy cơ đó :

   + Tính đến ngày 8/8/1986, 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.

   + Bình quân, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.

   + Nếu tất cả nổ tung thì sẽ tan biến mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.

b) Sự chi phí đến mức vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân:

– Chứng minh bằng hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện, có tính chất tương phản rất rõ:

– Dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền 100 tỉ đô la.

– Số tiền này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 500 máy bay ném bom chiến lược của Mĩ và 7000 tên lửa vượt đại châu.

– Giá 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm…

– Chỉ cần số tiền chế tạo 27 tên lửa MX là đủ cho các nước nghèo có thực phẩm dùng trong 4 năm …

– 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có giá trị tương đương với số tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…

c) Lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là đi ngược lại lý trí của con người và quá trình tiến hóa của tự nhiên :

– Sự bức xúc cao độ của nhà văn thể hiện qua lập luận sắc bén, đầy sức thuyết phục.

– Từ lúc nhen nhóm sự sống trên trái đất cho đến nay, đã trải qua mấy trăm triệu năm.

– Chỉ cần nhấn một nút hạt nhân là cả quá trình tiến hóa vĩ đại ấy trở về điểm xuất phát đầu tiên, có nghĩa là sự sống hoàn toàn bị tiêu diệt.

d) Lời kêu gọi toàn nhân loại hãy đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân :

– Mọi người hãy đoàn kết, đồng thanh phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.

3- Kết bài:

– Bài viết chứa đựng ý nghĩa thời sự và nhân đạo to lớn, sâu sắc.

– Mác -két xứng đáng là người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình của nhân loại.

Đề 2. Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của nhà văn G.Mác -két trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”

Trả lời:

1- Mở bài

– Giới thiệu về nhà văn G.Mác -két và nghệ thuật nghị luận của văn bản.

– Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, toàn diện, chứng cứ phong phú, cụ thể, so sánh có hiệu quả cao. Kết hợp lí lẽ sắc bén với tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.

2- Thân bài

– Cách lập luận của nhà văn hợp lí : Tác giả nêu nguy cơ, sức hủy diệt của chiến tranh hạt nhân trên nhiều phương diện khác nhau (hủy diệt tính mạng con người, hủy diệt toàn bộ sự sống.

– Cuộc chạy đua vũ trang không những khiến loài người lâm vào tình trạng nghèo đói, khổ cực mà còn đi ngược lí trí con người, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.

– Hệ thống lý lẽ gắn liền với hệ thống dẫn chứng phong phú, chính xác cụ thể đảm bảo tính thuyết phục cao.

   + Dẫn chứng về thời gian, địa điểm, con số.

   + Dẫn chứng so sánh trên các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm

   + Dẫn chứng khoa học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất.

   + Lí lẽ sắc bén, tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả cảnh báo hiểm họa của chiến tranh hạt nhân.

– Văn bản kết hợp nghị luận, yếu tố biểu cảm → lời kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân. Hội nghị quốc tế là nơi các đại biểu cất cao tiếng nói chống chiến tranh, đòi quyền được sống trong một thế giới hòa bình.

3- Kết bài

– Bài viết giàu sức thuyết phục bởi cách lập luận chặt chẽ khoa học, hệ thống dẫn chứng chính xác, chọn lọc.

– Nhiệt huyết và cảm xúc chân thành của tác giả đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của người đọc khiến mọi người nhận ra hiểm họa chiến tranh hạt nhân là có thật, cần phải loại trừ nó ra khỏi đời sống của nhân loại.