So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

1. Điểm giống nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính là hai loại văn bản thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai loại văn bản này. Do đó, HILAW  gửi đến bạn đọc bài viết so sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính để chỉ ra sự giống và khác nhau cơ bản giữa 02 loại văn bản này.

1. Điểm giống nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

– Đều được xác lập bằng ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của các chủ thể ban hành về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp cho đối tượng thi hành biết, hiểu và thực hiện, đồng thời còn giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước nhanh chóng tiện lợi.

– Đều được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền;

– Đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý;

– Đều có hình thức do pháp luật quy định;

– Đều được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định;

– Đều là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

2. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

Tiêu chí

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản hành chính

Khái niệm
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền,hình thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật.

(Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).

Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính chất thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc của cơ quan.

Hiệu lực pháp lý
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn  văn bản hành chính.
Có hiệu lực thấp hơn văn bản quy phạm pháp luật.

Nội dung
Chứa những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng.
Nội dung chỉ mang tính chất thông tin để giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi, ghi chép công việc…

Thủ tục xây dựng, ban hành
Phải được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Các cơ quan, đơn vị, cá nhân nào ban hành thì sẽ tự soạn thảo và ban hành mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục luật định nào.

Thể thức trình bày
Văn bản quy phạm pháp luật được trình bày theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
Văn bản hành chính thông thường được trình bày theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Ví dụ
Bộ luật, luật, nghị định, thông tư…
Quyết định, thông báo, công văn, kế hoạch, tờ trình, đề nghị…

Xem thêm: Quy phạm pháp luật là gì

Xem thêm: Cấu trúc của quy phạm pháp luật

4.9/5 – (172 bình chọn)