So sánh sự giống – Khác nhau của phiên mã và dịch mã | Hải Tiến

Bạn hãy cùng giấy Hải Tiến so sánh điểm giống cũng như khác nhau cơ bản của phiên mã và dịch mã để hiểu rõ hơn về hai cơ chế này ở nội dung sau đây.

Chắc hẳn bạn đã biết phiên mã và dịch mã là hai cơ chế quan trọng có liên quan mật thiết đến tính chất, đặc điểm của hiện tượng di truyền. Bài viết sau đây của giấy Hải Tiến sẽ giúp bạn hiểu hơn về hai cơ chế này cũng như phân tích, so sánh điểm giống và khác nhau, bạn cùng theo dõi nhé.

Khái niệm phiên mã và dịch mã

Để hiểu rõ hơn về phiên mã cũng như dịch mã, bạn hãy cùng tham khảo về khái niệm của hai cơ chế này ở nội dung sau:

Phiên mã là gì?

Phiên mã chính là quá trình tổng hợp ARN khác nhau như mARN, tARN, rARN,… hay có cách nói khác là hiện tượng di truyền sẽ được truyền từ ADN mạch kép sang ARN mạch đơn. Cụ thể như sau:

  • Đối với sinh vật nhân sơ: Cơ chế phiên mã được diễn ra ở tế bào chất bởi sinh vật nhân sơ không có màng nhân.

  • Đối với sinh vật nhân thực: Việc tổng hợp ARN được thực hiện ở nhân của tế bào, lúc này nhiễm sắc thể đang trong tình trạng tháo xoắn.

Phiên mã chính là quá trình tổng hợp ARN

Phiên mã chính là quá trình tổng hợp ARN

Dịch mã là gì?

Dịch mã chính là việc tổng hợp các protein, đây là cơ chế xảy ra tại tế bào chất và được thực hiện ngay sau cơ chế phiên mã. Hiểu theo một cách khác thì dịch mã là hiện tượng mã di truyền có trong mARN sẽ được thay đổi thành axit amin nằm trong chuỗi polipeptit của protein.

Dịch mã chính là việc tổng hợp các protein

Dịch mã chính là việc tổng hợp các protein

Cơ chế phiên mã và dịch mã

Khi đã hiểu hơn về khái niệm, bạn cùng tham khảo về cơ chế hoạt của phiên mã cũng như dịch mã để có đánh giá sơ bộ về giống và khác nhau.

Cơ chế phiên mã

Quá trình phiên mã sẽ có 3 thành phần cơ bản như: ADN khuôn, Ribonucleotit tự do và Enzim ARN polimeraza. Cơ chế hoạt động của quá trình phiên mã:

  • Khởi đầu phiên mã: Trước khi bắt đầu phiên mã tháo xoắn ADN thì ADN sẽ ở trạng thái xoắn và kết nối cùng protein.

  • Kéo dài chuỗi ARN: Enzim ARN polimeraza di chuyển theo mạch ADN, dựa theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X, T-A, X-G.

  • Kết thúc phiên mã: Khi được phát tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã thì ARN polimeraza sẽ đi ra khỏi ADN, lúc này sẽ có sự kết nối lại với sigma. Các hoạt động này có thể dùng được trong quá trình phiên mã sau.

Quá trình phiên mã

Quá trình phiên mã

Cơ chế dịch mã

Quá trình diễn ra cơ chế dịch mã gồm các thành phần chủ yếu: mARN, tARN, riboxom, axit amin,… Quá trình dịch mã diễn ra qua các giai đoạn sau đây:

  • Khởi đầu dịch mã: Riboxom gắn vào mARN, tARN hoặc fMet khớp với bộ ba mở đầu đã được tìm dựa theo nguyên tắc bổ sung.

  • Kéo dài chuỗi: tARN di chuyển axit amin sao cho khớp với codon chứa trong mARN.

  • Kết thúc dịch mã: Khi kết thúc quá trình chuyển riboxom đến codon thì axit amin không được thực hiện mã hóa.

So sánh phiên mã và dịch mã

Để tìm hiểu phiên mã cũng như dịch mã có điểm gì giống và khác nhau, bạn hãy theo dõi nội dung so sánh chi tiết sau đây được tổng hợp bởi giấy Hải Tiến:

So sánh phiên mã và dịch mã

So sánh phiên mã và dịch mã

Giống nhau

Hai cơ chế phiên mã, dịch mã có một số điểm giống nhau nổi bật cơ bản sau đây:

  • Hai cơ chế này đều có mặt trong quá trình diễn ra biểu hiện gen.

  • Đều có liên quan mật thiết đến ARN.

  • Luôn được thực hiện khi căn cứ vào nguyên tắc bổ sung.

  • Cơ chế hoạt động của cả phiên mã hay dịch mã cũng đều diễn ra với ba giai đoạn cơ bản: Khởi đầu, kéo dài và kết thúc.

  • Đều được thực hiện ở tế bào chất của sinh vật nhân sơ, bởi tính chất không có màng nhân của loại sinh vật này.

  • Cả hai cơ chế phiên mã, dịch mã đều có nhiệm vụ tạo ra protein cần thiết cho tất cả các cơ thể sống.

Khác nhau

Điểm qua một số điểm khác nhau của hai cơ chế phiên mã, dịch mã:

Phiên mã

Dịch mã

Trong quá trình biểu hiện gen, phiên mã được thực hiện đầu tiên. Các thông tin di truyền sẽ đi từ ADN qua mARN.

Sau phiên mã, dịch mã sẽ diễn ra do đó đứng thứ 2 trong quá trình biểu hiện gen. Cơ chế này sẽ sinh ra protein.

Đối với sinh vật nhân thực, cơ chế này diễn ra trong nhân của tế bào.

Đối với sinh vật nhân thực thì cơ chế dịch mã sẽ được diễn ra ở tế bào chất.

Dùng mạch khuôn ADN.

Dùng mạch khuôn mARN.

Sử dụng thành phần chủ yếu là A, U, G, X.

Sử dụng thành phần chính là 20 axit amin.

Loại enzim chủ đạo là ARN polimeraza.

Enzim chính là axit amin với tARN. 

Sản phẩm của cơ chế hình thành nên mARN.

Sản phẩm của cơ chế này là hình thành nên chuỗi peptit.

Được điều hòa bởi xoắn nhiễm sắc thể.

Được điều hòa bằng sự liên kết riboxom.

Như vậy, bài viết trên của giấy Hải Tiến đã chia sẻ tới bạn khái niệm cũng như điểm giống, khác nhau của hai cơ chế phiên mã và dịch mã. Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình tìm hiểu về hai cơ chế quan trọng có liên quan đến hiện tượng di truyền này.