So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

TIÊU CHÍ

QUYỀN TÁC GIẢ

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Khái niệm

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đối tượng

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Quyền phát sinh

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ.

Hình thức bảo hộ

Bảo hộ hình thức thể hiện của sự sáng tạo; không cần phải được đánh giá và công nhận.

Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín thương mại; một số đối tượng phải được đánh giá và công nhận, một số đối tượng khác được xác định bảo hộ thông qua các vụ tranh chấp.

Văn bằng

Không cần phải có văn bằng bảo hộ

Một số phải được cấp văn bằng mới được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá)

Văn bằng bảo hộ: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Được cấp bởi Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và du lịch)

Văn bằng bảo hộ:

 l Bằng độc quyền sáng chế

l Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

l Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và công nghệ.

Điều kiện bảo hộ

Điều kiện bảo hộ: Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009)

l Điều kiện bảo hộ: Sáng chế: có tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp

l Kiểu dáng công nghiệp: có tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp

l Nhãn hiệu: dấu hiệu nhìn thấy được, có tính phân biệt (Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009)

l Tên thương mại: Có khả năng phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh (Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009)

l Chỉ dẫn địa lý: Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009

l Mạch tích hợp bán dẫn: có tính nguyên gốc, tính thương mại (Điều 68 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009)

l Bí mật kinh doanh: Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009

Nội dung bảo hộ

Quyền nhân thân, quyền tài sản

Quyền tài sản, trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ cả quyền của tác giả.

Chủ thể

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, , sửa đổi bổ sung 2009 Tổ chức, các nhân có tác phẩm được bảo hộ QTG gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định ở các Điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, , sửa đổi bổ sung 2009

Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, , sửa đổi bổ sung 2009 chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.

Thời hạn bảo

dài hơn: thường là hết cuộc đời tác giả và 50 (hoặc 60, 70) năm sau khi tác giả qua đời; một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố…)

ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác giả (5 năm đối với KDCN, 10 năm đối với nhãn hiệu, 20 năm đối với sáng chế – có thể gia hạn thêm 1 khoảng thời gian tương ứng với từng đối tượng).