So sánh luật tố tụng hành chính 2010 và 2015

Ngày 25-11-2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã thông qua Luật tố tụng hành chính mới (Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 – sau đây gọi tắt là Luật TTHC 2015). Đây là một trong những đạo luật quan trọng về tố tụng được Quốc hội thông qua theo tinh thần Hiến pháp mới, là đạo luật trực tiếp liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc nắm bắt những quy định của các luật này, đặc biệt là những điểm mới của Luật tố tụng hành chính mới là hết sức cần thiết đối với cán bộ, công chức, viên chức Toà án nhân dân. Vậy hai văn bản luật này có gì khác biệt, ACC kính gửi đến Quý bạn đọc bài viết So sánh luật tố tụng hành chính 2010 và 2015.

Bàn về thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính - Kiểm Sát Online

So sánh luật tố tụng hành chính 2010 và 2015.

1. So sánh Luật tố tụng hành chính 2010 và 2015

Luật TTHC năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016; riêng các quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; pháp nhân là người đại diện, người giám hộ; hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân có liên quan đến Bộ luật dân sự năm 2015, thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. So với Luật tố tụng hành chính 2010 thì Luật tố tụng hành chính 2015 đã có nhiều sự khác biệt:

Một là, Luật TTHC 2015, quy định từ ngày 01/7/2016 trở đi những yêu cầu khởi kiện đối với các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) của UBND và Chủ tịch UBND cấp huyện do TAND cấp tỉnh thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Đây là quy định mới trong TTHC, người khởi kiện cần lưu ý để thực hiện quyền khởi kiện của mình đúng quy định của pháp luật.

Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do QĐHC, HVHC gây ra và phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Trường hợp bên có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Tòa án có thể tách việc yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo pháp luật về tố tụng dân sự.

Thời hiệu khởi kiện là vụ án hành chính 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được QĐHC, HVHC (kể cả quyết định kỷ luật buộc thôi việc); 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn nêu trên, thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện. Các quy định của Bộ luật Dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong TTHC.

Hai là, cơ quan tiến hành tố tụng là: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Những người tiến hành TTHC gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên. Ngoài ra, Luật còn bổ sung thêm địa vị pháp lý trong TTHC đối với Thẩm tra viên ngành Tòa án và Kiểm tra viên ngành Kiểm sát để thực hiện chức năng pháp lý khi được phân công tiến hành tố tụng. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng được quy định rõ ràng cụ thể tại Chương III của Luật TTHC.

Ba là, vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong TTHC. Kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, phải có nhiệm vụ tham gia phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không phải hoãn phiên tòa như Luật TTHC hiện hành. Khi tham gia phiên tòa, phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. Đồng thời, gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. Trong các phiên họp xét kháng cáo quá hạn có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp Kiểm sát viên, người kháng cáo quá hạn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp. Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp được phân công phải có nhiệm vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị mà Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Bốn là, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án xử lý, như sau: 1) Nếu chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó kiến nghị theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền thực hiện việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. 2) Nếu đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền thực hiện việc kiến nghị. 3) Tại phiên tòa, nếu Hội đồng xét xử phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật thì Hội đồng xét xử có văn bản báo cáo Chánh án Tòa án để thực hiện quyền kiến nghị. Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền.

Năm là, giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm là thủ tục giải quyết vụ án hành chính khi có các điều kiện: Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn, nhằm rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật. Tuy nhiên, Tòa án có thể quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu thấy phát sinh các tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất và cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định; cần phải định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về giá; cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; phát sinh yêu cầu độc lập; phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Sáu là, thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết công khai. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định: Tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm như thủ tục thông thường. Việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được tiến hành như thủ tục thông thường, nhưng do một Thẩm phán thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử và Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm. Phiên tòa có mặt các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.

Bảy là, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là: Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Tám là, thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài là vụ án thuộc một trong các trường hợp: Có đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; có đương sự là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài; việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính đó xảy ra ở nước ngoài; có liên quan đến tài sản ở nước ngoài. Trình tự thủ tục thụ lý giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài được quy định riêng tại Chương XVIII của Luật này. Trong trường hợp Chương này không có quy định thì được áp dụng các quy định khác có liên quan của Luật này để giải quyết.

Chín là, nghĩa vụ tài chính đối với các đương sự trong vụ án hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về án phí, lệ phí Tòa án; mức thu án phí, lệ phí Tòa án đối với mỗi loại vụ án; các trường hợp được miễn, giảm hoặc không phải nộp án phí và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến án phí, lệ phí Tòa án. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn quy định cụ thể các chi phí tố tụng khác về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án và được quy định tại Chương XXII của Luật này.

Mười là, xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính đối với các hành vi: Vi phạm nội quy phiên tòa; xúc phạm uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ của những người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án; cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án; cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; can thiệp vào việc giải quyết vụ án; cản trở việc giao, nhận, cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án; cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án; đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án; của cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.

Ngoài ra, trong hoạt động tố tụng hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người khiếu nại, tố cáo có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Chương XXI của Luật này.

2. Các câu hỏi liên quan thường gặp

2.1 Nguyên tắc đối thoại trong vụ án hành chính là gì?

Đáp: Đối với vụ án dân sự, lao động, kinh tế… trong quá trình chuẩn bị xét xử thì có hòa giải, còn trong vụ án hành chính thì không có hòa giải mà tổ chức đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án. Nguyên tắc đối thoại là bắt buộc. Trường hợp đối thoại thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

2.2 Người đại diện theo ủy quyền của Luật TTHC năm 2015 có gì mới?

Đáp:  Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.

Theo văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vướng mắc, đối với những trường hợp người bị kiện là UBND hoặc Chủ tịch UBND thì Chủ tịch UBND chỉ được ủy quyền cho Phó chủ tịch UBND đại diện tham gia tố tụng. Phó chủ tịch UBND không được ủy quyền lại cho người thứ ba tham gia tố tụng.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về So sánh luật tố tụng hành chính 2010 và 2015. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến So sánh luật tố tụng hành chính 2010 và 2015quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

5/5 – (2583 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin