So sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Mỹ | IBID

So sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Mỹ

“Nếu bạn là cố vấn cao cấp của Tổng thống Harry S. Truman, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”

Câu hỏi này nằm trong đề kiểm tra của học sinh tiểu học tại Mỹ. Có người cho rằng đề bài này nghe có vẻ cao siêu và “quá đà” so với trẻ em tiểu học, lại có ý kiến cho rằng đề này thực tế và lột tả chính xác những tinh túy của nền giáo dục Mỹ. Vậy đâu là câu trả lời?

Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang định cư Mỹ EB-5

10 điều phải biết khi tìm hiểu về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5

Tôi muốn nhận

Cẩm nang đầu tư định cư Mỹ EB-5

Những con số biết nói

Theo thống kê của Forbes năm 2016, cả thế giới có 1,810 tỷ phú, trong đó tỷ phú người Mỹ chiếm đến 93% với con số 1,694 người. Như vậy, cứ trong 10 người giàu nhất thế giới thì có đến 7 người là người Mỹ.

Theo một thống kê khác vào năm 2015, nước Mỹ có 589,410 bằng sáng chế, chiếm hơn 20% số bằng sáng chế trên thế giới. Trong nhiều năm, Mỹ luôn nằm trong top đầu những nước có nhiều bằng sáng chế nhất thế giới.

Phải thừa nhận rằng, thành quả mà nền giáo dục Mỹ mang đến là quá vượt trội và ấn tượng. Khó trách vì sao Mỹ luôn là môi trường giáo dục được lựa chọn số 1 của nhiều phụ huynh và học sinh quốc tế.
Khách quan mà nói, nếu so sánh với Việt Nam thì nền giáo dục của chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều.

Đâu là điểm khác biệt giữa hai nền giáo dục: Mỹ – Việt?

Với câu hỏi trong đề kiểm tra mà chúng ta đã đề cập ở phần mở đầu, đối với học sinh Mỹ, đó là điều rất bình thường và những đứa trẻ ở đây sẵn sàng nói lên ý kiến, cách nhìn và suy nghĩ của mình cho vấn đề đó. Nhưng, nếu đề bài đó được đưa cho học sinh Việt Nam thì sẽ là một sự lạ lùng đáng ngạc nhiên, thậm chí sẽ có bài để giấy trắng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai nền giáo dục là ở đó.

  •  Phương pháp dạy và học

Tại Mỹ, các bậc phụ huynh và thầy cô đều khuyến khích trẻ em (từ mầm non đến giáo dục phổ thông) bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong mọi vấn đề, khuyến khích tính tư duy độc lập, tự làm chủ suy nghĩ, chất vấn, thảo luận, trau đồi khả năng diễn đạt, giao tiếp và tinh thần sáng tạo.

Theo tư tưởng “tự do ngôn luận”, các em được chất vấn và phát biểu những gì mình thích hay bức xúc mà không bị chính quyền, nhà trường hay thầy cô cấm đoán hay phạt đình chỉ học. Một điều rất bình thường nữa ở Mỹ là giáo viên vui vẻ cám ơn mỗi khi học sinh chỉ ra điểm sai trong bài giảng, thậm chí học sinh còn được cộng điểm mỗi lần như vậy để khuyến khích tinh thần tự tin phát biểu. Phương pháp giảng dạy tại Mỹ cũng chú trọng hướng dẫn và kích thích sự hứng thú để thúc đẩy học sinh tự tìm tòi, khám phá và rút ra bài học cho mình.

Khác với Việt Nam, học sinh phải học ban ngày trên trường tối học thêm theo cách “thầy đọc, trò chép” và làm bài tập về nhà đến mờ mắt… dẫn đến việc học nhiều nhưng không có chất lượng. Phương pháp dạy khá độc đoán này sẽ làm học sinh thường chấp nhận tuyệt đối những kiến thức từ sách giáo khoa và thầy cô, từ đó, làm trẻ mất dần khả năng phản biện, tư duy sáng tạo và giao tiếp. Đây là phương pháp dạy – học hoàn toàn không có ở Mỹ. Phải chăng chúng ta – ngay cả các bậc phụ huynh cũng bị áp lực thi cử, điểm số và bằng cấp đè nặng đến quên mất rằng học sinh, con trẻ cần được nói lên suy nghĩ?

  • Cách trao đổi giữa giáo viên và học sinh

Tại Mỹ, mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh rất bình đẳng và thân thiện. Học sinh giao tiếp với giáo viên của mình một cách tự do. Từ đó, giáo viên tiếp nhận và đánh giá ý kiến của học sinh mà không hề có bất kỳ thái độ mang tính cá nhân nào.

Giáo dục Việt Nam mang đặc trưng của một hệ thống có tính thứ bậc, phân cấp. Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh đòi hỏi sự nghiêm túc, cả nể. Sự cởi mở, gần gũi để trao đổi học hỏi giữa thầy – trò còn khá hạn chế.

  •  Ai là người chủ động định hướng việc học?

Ở Mỹ, học sinh rất chủ động về thời gian học cũng như được phép lựa chọn giáo viên cho mình, lượng bài tập về nhà cao như núi cũng là điều ít khi xảy ra với học sinh. Giống như những nền giáo dục tiên tiến khác như Đức, Pháp, Anh… nền giáo dục Mỹ chú trọng phát triển tư cách và khả năng thiên phú của con người thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa. Theo đó, giáo viên sẽ theo dõi và phát hiện được tố chất của mỗi học sinh để từ đó có đinh hướng tập trung và phát triển tố chất đó. Hoặc, nhà trường và gia đình sẽ tạo điều kiện để học sinh được theo đuổi sở thích, nguyện vọng tương lai.

Việt Nam, các bậc cha mẹ hay thầy cô đều nhồi nhét và “làm tư tưởng” cho con em định hướng học các môn theo ý muốn của bố mẹ. Tuy những năm gần đây nước ta đẩy mạnh tổ chức các hoạt động ngoại khóa, nhưng còn hạn chế trong việc phát hiện tố chất và định hướng theo nguyện vọng hoặc sở thích của học sinh. Ví dụ, cha mẹ muốn con lớn lên làm bác sĩ thì nhồi nhét thật nhiều toán, hóa, sinh với những buổi học thêm để đủ “chuẩn bác sĩ”… Các môn phụ như mỹ thuật, lịch sử, địa lý… lại thường ít được coi trọng, do đó, mặc dù các em quan tâm và thích những lĩnh vực này nhưng cũng đành chạy theo sự “xô đẩy” của bố mẹ. Liệu rằng những em bé không thích làm bác sĩ lớn lên sẽ hành nghề nhiệt huyết và có tâm với nghề, với bệnh nhân hay không?

  • Học sinh Mỹ học vì điều đó cần thiết cho tương lai, học sinh Việt Nam học vì điểm.

Trường học Mỹ chú trọng đến thành tựu, trường học Việt quan tâm đến thành tích.

Bất kì sự so sánh nào cũng sẽ có những khập khiễng vì còn tùy thuộc vào chặng đường lịch sử, mức sống và nền văn hóa mỗi nước nhưng nhìn nhận thực tế: để đạt được những ưu điểm trong giáo dục của các nước tiên tiến và đem đến tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em cũng như góp phần làm đẹp hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới, nền giáo dục nước nhà cần học tập và tiếp thu rất nhiều.