So sánh doanh số và doanh thu và 4 cách thúc đẩy doanh số
Doanh số và doanh thu chính là thước đo chính xác nhất để xác định thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người còn nhầm lẫn giữa doanh số và doanh thu. Cùng FASTDO tìm hiểu khái niệm doanh số và doanh thu là gì? Bí quyết để thúc đẩy doanh số trong tương lai là gì?
>>> XEM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
Mục Lục
1. Doanh số và doanh thu là gì?
Về khái niệm, doanh số (Sale) được hiểu là số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra trong một thời điểm nhất định. Khoảng thời gian này có thể được xác lập trong theo tháng, quý hoặc theo năm. Để xác định được doanh số, các doanh nghiệp sẽ tính toán tổng cả tiền thu được và chưa thu được (Ví dụ như các đơn hàng chưa thanh toán hoặc bán qua đại lý ký gửi,..).
Khác biệt với doanh số, doanh thu (Revenue) được xác định là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh. Doanh thu trong hoạt động kinh doanh là căn cứ quan trọng phản ánh quá trình kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nhờ có doanh thu, doanh nghiệp sẽ đánh giá đúng hiện trạng của hoạt động kinh doanh. Doanh thu được được tạo nên từ nhiều hoạt động khác nhau như tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ,..
>>> XEM THÊM: Mô tả công việc Kế toán trưởng trong Doanh nghiệp
2. Doanh số và doanh thu bản chất được hiểu như thế nào?
Bạn vẫn đang còn thắc mắc về bản chất của doanh số và doanh thu? Hãy cùng điểm qua một vài tiêu chí sau để có cái nhìn tổng quan hơn về hai khái niệm này!
2.1 Ví dụ thực tế
A là chủ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán vé xe, A đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh vào tháng 11 năm 2021 là 700 triệu. Việc đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu doanh số trong tháng 11/2021 là 700 triệu hay doanh thu là 700 triệu.
-
Nếu mục tiêu doanh số tháng 11 là 700 triệu: Từ thời điểm ngày 1/11/2021 đến 30/11/2022 bạn phải bán được tổng giá trị là 700 triệu đồng (Bao gồm các hoạt động bán lẻ, đại lý,..). Tổng số giá trị này chỉ tính trên tổng số vé xe bán ra trong tháng mà không tính đến chi phí đầu tư, chi phí cho đại lý,…
-
Nếu mục tiêu doanh thu tháng 11 là 700 triệu: Từ thời điểm ngày 1/11/2021 đến 30/11/2022, hoạt động bán vé xe đem về cho bạn 700 triệu. Doanh thu có thể bao gồm cả số tiền thu về trong tháng và cả tiền thu về từ các khách hàng đã mua từ những tháng trước đó nhưng chưa thanh toán.
>>> XEM THÊM: Điều kiện để công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
2.2 Bảng so sánh cụ thể
Để nhận biết doanh thu và doanh số, bạn cần tìm hiểu cụ thể thông qua bảng so sánh với tiêu chí. Dưới đây là một số yếu tố để phân biệt doanh số, doanh thu:
Tiêu chí
Doanh số
Doanh thu
Cách xác định
Là thu nhập doanh nghiệp tạo ra từ các hoạt động như bán buôn, bán lẻ, ký hợp đồng,…. Số tiền thu được sẽ chưa được trừ đi các chi phí khác (như khấu hao, thuế,..)
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế được xác định trong kỳ kế toán. Chúng thường được tính bằng cách lấy doanh số trừ đi chi phí khác
Vai trò đối với doanh nghiệp
Biểu hiện cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp và là minh chứng cho các chiến lược kinh doanh trong thời gian nhất định.
Là thước đo để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây còn là thước đo để đánh giá hiệu quả của nhân viên sale, khả năng đàm phán giá, hiệu quả hoạt động kế toán thu,..
Vị trí trong báo cáo tài chính
Dòng đầu tiên
Dòng cuối cùng
>>> ĐỌC NGAY: Hạn nộp tờ khai quý chi tiết mà Doanh nghiệp cần nắm
2.3 Tác hại của việc không phân biệt doanh số và doanh thu
Việc nhầm lẫn giữa hai khái niệm doanh số và doanh thu trong báo cáo tài chính có thể khiến doanh nghiệp gặp phải những tác hại khôn lường như:
-
Khi thấy doanh số quá cao, doanh nghiệp nhầm tưởng hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao mà bỏ quên đi các chi phí phát sinh. Từ đó, lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh mà không tính toán để các khoản chi phí đầu tư có liên quan.
-
Đánh giá thấp vai trò hoạt động kế toán thu trong hoạt động của doanh nghiệp.
-
Không tính toán được tiền dòng ( sự chuyển động của tiền và ra của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định).
-
Bỏ quên khái niệm về tính thanh khoản doanh nghiệp.
>>> XEM NGAY: Hướng dẫn sử dụng luật hấp dẫn thu hút khách hàng chi tiết
3. Cách thúc đẩy tăng doanh số cho doanh nghiệp
Để tăng doanh số cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, bạn không thể bỏ qua các bí quyết sau:
- Chiết khấu đúng thời điểm:
Để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, bạn nên thường xuyên áp dụng các chính sách giảm giá niêm yết với một tỷ lệ phần trăm nhất định. Việc làm này sẽ thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng mới. Tuy nhiên, không nên làm dụng việc chiết khấu thường xuyên sẽ khiến khách hàng nhàm chán và nghi ngờ về chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
- Thường xuyên tổ chức các trò chơi, mini game
: Đây được xem là các chiến lược marketing hiệu quả giúp gia tăng số lượng khách hàng thông qua các trò chơi có phần thưởng đi kèm. Từ đây, thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng.
- Cung cấp các dịch vụ thú vị:
Bên cạnh việc bán hàng, bạn có thể áp dụng các dịch vụ đi kèm như miễn phí giao hàng, tặng kèm sản phẩm, tặng voucher cho lần mua kế tiếp,… Tuy nhiên, đừng quên đi kèm dịch vụ với điều kiện nhất định. Ví dụ: Mua sản phẩm trên 500 nghìn sẽ được miễn phí vận chuyển,… Biện pháp này sẽ thôi thúc khách hàng mua sắm nhiều hơn hoặc tiếp tục mua hàng vào lần sau.
- Tạo ra tính khan hiếm:
Đây là biện pháp đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ của khách hàng. Hãy cho khách hàng biết sản phẩm/dịch vụ chỉ được bán trong thời gian và số lượng hàng hóa nhất định. Việc này sẽ tạo sức ép, động lực để thôi thúc quyết tâm mua hàng.
Trên đây là những chia sẻ của FASTDO để giúp bạn hiểu rõ hơn về doanh số và doanh thu. Hy vọng đã giúp bạn có cách nhìn chính xác nhất về hai khái niệm nay, từ đó mang đến những giải pháp phù hợp giúp tăng doanh số cho doanh nghiệp trong thời gian đến.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: [email protected]
- Website: https://fastdo.vn/
>>> THAM KHẢO NGAY:
5/5 – (10 bình chọn)