So sánh chương trình giáo dục phổ thông mới với chương trình cũ

Nếu chúng ta theo dõi có thể thấy ở hai chương trình rất nhiều các điểm khác của chương trình GDPT mới so với chương trình cũ đó là phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 – lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 – lớp 12).

Đầu tiên điểm khác biệt thể hiện rõ rệt nhất trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đang được xây dựng theo định hướng mới đó là chú trọng xây dựng chương trình học về nội dung, không những vậy còn rất nặng về truyền thụ kiến thức tới học sinh thì sẽ khiến học sinh khó hình dung và ứng dụng trên thực tế, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân.

Hay cũng có thể hiểu giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức sách vở mà nó còn là những nền tảng nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học. Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.

Thứ hai, một điều nữa xuất hiện tại chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đó là chương trình có nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh và từ đó việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp trung học phổ thông chưa được xác định rõ ràng.

Chúng tôi nhận thấy một ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông mới đó là tại đây đã có thể nhận thấy phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Thứ ba, Một điểm khác biệt chúng ta có thể thấy trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đó chính là sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ đây cũng đượcj xem như là một ưu điểm và đối với một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông.

Để khắc phục những lỗi của chương trình cũ thì tại chương trình giáo dục phổ thông mới đã có những kế hoạch 0trieenr khai theo hướng chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học.Việc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.

Thứ tư, điểm khác biệt cuối cùng mà chúng ta thấy ở chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và cũng là một sự hạn chế đó là tại đây thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách giáo khoa và giáo viên.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần kể đến một trong những ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

2. Mục tiêu và chương trình của giáo dục phổ thông mới nhất:

Như chúng ta đã biết thì chương trình môn học, hoạt động giáo dục được hiểu là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt động giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học và hoạt động giáo dục.

Như ta đã biết thì đối với việc học chương trình môn học chính là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập cho môn học. Cùng với Chương trình tổng thể, Chương trình môn học còn là căn cứ để biên soạn nội dung giáo dục địa phương và xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Hiện nay đối với mỗi chương trình học đều có mục đích và mục đích chung của chương trình giáo dục phổ thông đó là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân và có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong đó mỗi cấp học đều có mục tiêu rất rõ ràng:

– Giáo dục tiểu học đây là cấp học của các em với nhứng đặc điểm về lưa tuổi mà tiến hành các chương trình giáo dục nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

– Giáo dục trung học cơ sở cũng như vậy, cũng dựa trên đặc điểm về cả thể chất lẫn tinh thần và trí tuện để nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

– Giáo dục trung học phổ thông là giai đoạn rất quan trọng và yêu cầu lượng kiến thức trang bị cho các em học sinh lớn hơn hai cấp học trước và đây cũng là tiếp nối của hai cấp học trước với mục đích nhằm trang bị kiến thức công dân và để bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp, để các em có thể có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và phát triển chính bản thân mình cúng như sống có ý nghĩa.

Trên đây là các thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc về nội dung ” So sánh chương trình giáo dục phổ thông mới với chương trình cũ” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.