So sánh biện pháp ngăn chặn và hình phạt
So sánh biện pháp ngăn chặn và hình phạt
Theo quy định hiện hành, tố tụng hình sự được hiểu là thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định của toà án. Quá trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn nhất định. Trong đó, biện pháp ngăn chặn và hình phạt là 02 vấn đề quan trọng và không thể thiếu xuyên suốt quá trình tố tụng. Điều này nhằm bảo đảm vụ án diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Giống nhau giữa biện pháp ngăn chặn và hình phạt:
- Đều là những biện pháp nhằm hạn chế một hoặc một số quyền, lợi ích của người nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự.
Khác nhau giữa biện pháp ngăn chặn và hình phạt:
Biện pháp ngăn chặn
Hình phạt
Khái niệm
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Đối tượng áp dụng
Người bị buộc tội
Người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
Căn cứ tiến hành
Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Khi người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội mà Nhà nước nhận thấy cần phải có biện pháp cưỡng chế ước nhằm nhằm trừng trị mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới đồng thời giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Thời điểm tiến hành
Sau khi có lệnh hoặc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền
Sau khi Tòa án có quyết định áp dụng hình phạt đối với với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.
Hình thức
– Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
– Bắt
– Tạm giữ
– Tạm giam
– Bảo lĩnh
– Đặt tiền để bảo đảm
– Cấm đi khỏi nơi cư trú
– Tạm hoãn xuất cảnh.
Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam có hệ thống hình phạt, được sắp xếp theo trật tự nhất định tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm khắc của mỗi loại hình phạt. Hình phạt được phân loại thành 2 nhóm: Hình phạt chính và hình phạt bổ sung
– Hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.
– Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về so sánh các biện pháp ngăn chặn và hình phạt. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: [email protected]