Sơ lược về cà phê Brazil – Bản đồ cà phê Châu Mỹ | Primecoffee

Là nước đứng đầu về mặt diện tích cũng như sản lượng trên bản đồ cà phê thế giới trong 150 năm nay, cà phê nhân thô từ Brazil chiếm khoảng 60% lượng giao dịch toàn cầu, từ năm 2011 cà phê Brazil đã đứng ở vị trí lãnh đạo ngành cà phê thế giới, trong sản xuất cà phê xanh, cà phê Arabica và cà phê chế biến (cà phê hòa tan). Ngành cà phê Brazil thực sự là một đầu tàu mạnh mẽ trong nền kinh tế nước này.

  Xem thêm Hình ảnh và thông tin về Cà phê Brazil

Thông tin tổng quan về cà phê Brazil

Brazil là nước trồng cà phê lớn hàng đầu thế giới, những thông số sau đây được thống kê bởi ICO vào năm 2015:

  • Dãy độ cao : 400 – 1.600 mét so với mực nước biển
  • Các giống thông thường : Bourbon, Typica, Caturra, Catuai, Acaia, Mundo Novo, Icatu
  • Mùa hu hoạch : Tháng 5 – Tháng 9
  • Sản xuất : 3.324.793 tấn (2015)
  • Xuất khẩu: 2.436.433 tấn chiếm khoảng 66% ( 2015)
  • Sản lượng hàng năm : Khoảng 50 triệu bao (2015)
  • Phương pháp chế biến: Đa dạng, phổ biến là chế biến khô và chế biến theo phương pháp truyền thống Pulped Natural

Những loại cà phê Brazil được phân phối đia toàn cầu xuất phát từ 6 khu vực chính: Minas Gerais (1.22 Triệu ha); Espirito Santo (433,000 ha); Sao Paulo (216,000 ha); Bahia (171,000 ha); Rondonia (95,000 ha); cuối cùng là Parana (49,000 ha)

//embedr.flickr.com/assets/client-code.js

Khái quát lịch sử cà phê Brazil

Cây cà phê đầu tiên được trồng bởi người Mỹ bản xứ – Francisco de Melo Palheta, ở bang Pará, Brazil vào năm 1727. Từ đó diện tích trồng cà phê đã lan rộng từ Paras đến Rio de Janeiro năm 1770. Cà phê ban đầu được trồng chỉ để tiêu dùng trong nước, cho đến thế kỷ 19, khi nhu cầu Cà phê bắt đầu tăng ở Mỹ và Châu Âu nước này mới bắt đầu xuất khẩu. Đến năm 1820, các đồn điền cà phê bắt đầu mở rộng ở Rio de Janerio, Sao Paulo, và Minas Gerais, Brazil đã chiếm 20% sản lượng thế giới. Chỉ mười thập kỷ sau đó 1830, cà phê trở thành sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Braxin và chiếm 30% sản lượng thế giới.

//embedr.flickr.com/assets/client-code.js

Trở thành quốc gia dẫn đầu

Đến năm 1920, Brazil gần như độc quyền ngành cà phê thế giới khi cung cấp 80% lượng giao dịch. Mặc dù có một chút suy giảm vào năm 1960 nhưng vẫn chiếm tận 60%, và vẫn giữ vững vị trí hàng đầu thế giới trong 150 năm trở lại đây. Từ đây dữ liệu ngành cà phê Brazil đã được thống kê cụ thể và dễ dàng tìm kiếm, các bạn có thể tìm thấy thống kê gần nhất trên ICO.

Sản xuất cà phê Brazil

Brazil canh tác cả hai loại cà phê chính là Arabica và Robusta, trong đó giống cà phê Arabica vẫn chiếm ưu thế với khoảng 85% sản lượng còn lại là Robusta. Tại Brazil, canh tác Arabica tập trung trong cụm khu vực cà phê quốc gia và được dẫn đầu bởi Rio. Trong khi đó cà phê Robusta chủ yếu được trồng ở các bang nhỏ hơn như Espirito Santo (bang này hiện cung cấp cho 80% lượng cà phê robusta) và Rondonia – vùng màu cam ở phía Tây bắc.

//embedr.flickr.com/assets/client-code.js

Do có độ cao địa hình tương đối thấp. Trong khi đó giống Arabica thể hiện chất lượng tốt hơn khi đạt độ cao cần thiêt, nên cà phê Arabica từ Brazil hiếm có chất lượng cao (không phải là ‘xấu’, nhưng không được coi là ‘cà phê cao cấp’ – xem thêm ảnh hưởng của độ cao đến cây cà phê).

Các giống cà phê Arabica từ Brazil

Một trong những điều thú vị khác về ngành cà phê Brazil là sự đóng góp đáng kể cho tính đa dạng sinh học của giống loài cà phê trên thế giới. Rất nhiều các giống cà phê Arabica đột biến tự nhiên hoặc được lai tạo đã phổ biến bên ngoài biên giới Brazil và đến với các quốc gia Trung – Nam Mỹ rồi sau đó phổ biến toàn cầu. Điển hình như cây cà phê Caturra một dạng đột biến lùn của giống cà phê Boubon được thực hiện bởi Viện Nông nghiệp Brazil (Agronomic Institute of Campinas – IAC), hay giống Mundo Nouvo đang phổ biến tại khu vực Trung Mỹ cũng được lai tạo từ cà phê Brazil..

Thu hoạch bằng máy và chế biến

Pulpe

So với các quốc gia khác trong ngành cà phê và trog khu vực, ngành cà phê có tỷ lệ cơ giới hóa rất cao. Máy móc được sử dụng trong quá trình canh tác từ chăm sóc, đến thu hoạc chế biên. Riêng đối với khâu thu hoạch, máy móc tham gia khá nhiều công đoạn hoặc là máy cầm tay để tuốt quả, hoặc máy thu hái tự động trên những trang trại cà phê lớn. Điều này khá đối nghịch với các khu vực sản xuất cà phê Châu Phi như Ethiopia, Burundi, hay Tazania  – cà phê được thu hai thủ công, với sự chọ lựa nghiêm ngặt.

//embedr.flickr.com/assets/client-code.js

Có nhiều chỉ trích trong giới Special Coffee đối với các kỹ thuật, thu hoạch chế biên, cà phê Brazil, Song để đạt được sản lượng, thì đánh đổi một phần chất lượng là tất yếu

Hầu hết cà phê Brazil được chế biến khô, một số ích được chế biến theo phương pháp truyền thống  Pulpe – Một phương pháp khá tương đồng với phương pháp chế biến bán ướt khi mà cà phê được xát vỏ và phơi khô với một phần chất nhầy còn lại.

//embedr.flickr.com/assets/client-code.js

Sương muối – Vấn đề hàng đầu của cà phê Brazil

Cây cà phê có thể chịu được nhiệt độ thấp, nhưng không phải băng giá. Mưa băng giá, Theo các tài liệu của Việt Nam là “Sương muối” (thật không hiểu vì sao lại gọi vậy khi nguyên gốc của cụm từ này là White Frosts), là do trời mưa trong lúc nhiệt độ có thể xuống dưới -3oC.

//embedr.flickr.com/assets/client-code.js

Mưa băng giá – Sương muối hay White Frosts sẽ làm chết những bông hoa, chồi non trong giai đoạn phát triển. Vì vậy sương muối chỉ ảnh hưởng lớn đến vụ thu hoạch năm sau, song các đợt sương muối nghiêm trọng có thể giết chế toàn bộ cây cà phê trưởng thành. Khi cà phê được tái canh sau đợt sương muối nó phải mất nhiều năm sinh trưởng cho đến khi thu hoạch. Brazil từng là nước sản xuất cà phê lớn nhất bị tổn thất do sương muối.

Những đợt sương muối nặng nề trong lịch sử cà phê Brazil

Những đợt sương muối khắc nghiệt có thể đẩy giá cà phê thế giới tăng lên do thị phần lớn của Brazil. Vụ sương muối nghiệm trọng nhất trong lịch sử năm 1975 xảy ra vào ngày 18 tháng 7. Ngay sau vụ đó mùa thu hoạch năm 1975/76 đã không bị ảnh hưởng nặng nề vì 2/3 vụ thu hoạch đã hoàn thành, nhưng vụ mùa 1976/77 bị ảnh hưởng nặng hơn với 73,5% số cây bị ảnh hưởng. Giá cà phê tăng gấp đôi vào năm 1976-1977 và không giảm cho đến vụ thu hoạch thành công vào tháng 8 năm 1977.

Vụ sương muối lớn tiếp theo diễn ra năm 1994 khi hai đợt sương muối đặc biệt khắc nghiệt xảy ra vào tháng 6 và tháng 7 trong năm Khoảng thời gian hai tuần. Mặc dù không trầm trọng như năm 1975, các đợt sương giá đã làm giảm 50-80% vụ mùa thu hoạch.

Cà phê Brazil và tiêu thụ nội địa

Ngay từ buổi đầu lịch sử, trong giai đoạn thuộc địa của châu Âu, cà phê Brazil được trồng để cung cấp trong nước, và chỉ xuất khẩu từ đầu thế kỷ 19 do nhu cầu tăng cao từ Hoa Kỳ, và các quốc gia Châu Âu khác. Cà phê đã trở thành một sản phẩm tiêu dùng rất phổ biến với hàng triệu người Brazil, có thể đơn giản là người dân thích uống cà phê chăng hoặc do chính sách vững mạnh của giới đầu ngành Brazil).

Theo Hiệp hội Cà phê thế giới, Brazil là nước tiêu thụ cà phê nội địa cao thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ và là nước có lượng tiêu thụ nội địa cao nhất trong các nước sản xuất cà phê. Hiện nay Brazil tiêu thụ nội địa hằng năm khoảng 600.000 tấn cà phê, Lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người đạt tới 4,7 kg/năm.

Kết./.

Việt Nam vốn là nước sản xuất cà phê chỉ đứng sau Brazil và là nước đứng đầu về sản xuất cà phê vối. Với thời tiết thuận lợi hơn Brazil rất nhiều, nhưng sản lượng tiêu thu nội địa khi so sánh với Brazil hoàn toàn khập khễnh. Khi hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu thì thói quen thưởng thức cà phê của người Việt vẫn lục đục xoay quanh hai vấn đề Sạch – Bẩn. Chắn chắn là còn rất lâu để có một thị trường nội địa vững chắc cho cây cà phê Việt Nam.

Tham khảo

  • Coffee-Obsession Magazine by Anette Moldvaer ; Published in the United States by DK Publishing – 2014 : International Coffee Organization
  • http://www.cafeimports.com/ –  Coffee in Brazil
  • http://www.en.wikipedia.org/ – Coffee production in Brazil

Advertisement

Chia sẻ:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…